Cơ cấu vốn huy động tại VCB VT:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả chi nhánh vũng tàu (Trang 55 - 66)

2.3.4.1 Cơ cấu vốn huy động theo thị trƣờng:

Bảng 2.4: Cơ cấu vốn huy động của VCB VT theo thị trƣờng.

Đơn vị: tỷ đồng

Đồ thị 2.4: Cơ cấu vốn huy động của VCB VT theo thị trƣờng.

Nguồn vốn huy động trên thị trường 1 bao gồm tiền gửi của TCKT và dân cư là nguồn vốn quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của NHTM. Các NHTM sử dụng phần lớn nguồn vốn này để cho vay kiếm lợi nhuận từ

Chỉ tiêu Năm 2008 (31/12/2008) Năm 2009 (31/12/2009) Năm 2010 (31/12/2010) Năm 2011 (30/06/2011) Số dƣ Tỉ trọng Số dƣ Tỉ trọng Số dƣ Tỉ trọng Số dƣ Tỉ trọng 1. Thị trƣờng 1 17.598 95,1% 5.470 70,3% 4.660 99,2% 6.488 95,1% 2. Thị trƣờng 2 906 4,9% 2.314 29,7% 39 0,8% 331 4,9% Tổng Vốn HĐ 18.504 100% 7.784 100% 4.699 100% 6.819 100%

KBNN tỉnh BR – VT và các tổ chức tín dụng khác, trong đó tiền gửi của KBNN là chủ yếu. Do đó, khi tiền gửi của KBNN tỉnh BR – VT biến động sẽ ảnh hưởng lớn đến nguồn vốn huy động từ thị trường 2. Qua bảng số liệu 2.4 ta thấy cơ cấu vốn huy động thị trường 1 và thị trường 2 giai đoạn năm 2008 đến tháng 6 năm 2011 biến động không theo một quy luật nào. Thông thường nguồn vốn huy động từ thị trường 2 chiếm tỉ trọng rất thấp, do tiền gửi của KBNN và của các TCTD chỉ mang tính tạm thời. Riêng thời điểm 31/12/2009 nguồn vốn huy động từ thị trường 2 chiếm tỷ trọng gần 30% tổng nguồn vốn huy động, chủ yếu là tiền gửi của KBNN (2.239 tỷ đồng) và khoản tiền này được KBNN chuyển vào đầu năm 2010.

2.3.4.2 Cơ cấu vốn huy động theo theo loại tiền:

Bảng 2.5: Cơ cấu vốn huy động của VCB VT theo loại tiền.

Đơn vị: tỷ đồng

Đồ thị 2.5: Cơ cấu vốn huy động của VCB VT theo loại tiền. Chỉ tiêu Năm 2008 (31/12/2008) Năm 2009 (31/12/2009) Năm 2010 (31/12/2010) Năm 2011 (30/06/2011) Số dƣ Tỉ trọng Số dƣ Tỉ trọng Số dƣ Tỉ trọng Số dƣ Tỉ trọng 1. VND 1.590 8,6% 1.971 25,3% 2.003 42,6% 2.102 30,8% 2. Ngoại tệ 16.914 91,4% 5.813 74,7% 2.696 57,4% 4.717 69,2% Tổng vốn huy động 18.504 100% 7.784 100% 4.699 100% 6.819 100%

Nhìn vào bảng số liệu 2.5 và đồ thị 2.5, ta thấy nguồn vốn huy động ngoại tệ của VCB VT chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu vốn huy động, thường chiếm trên 60% nguồn vốn huy động. Ngoại tệ huy động chủ yếu là USD, các loại ngoại tệ khác chiếm tỷ trọng rất nhỏ so với USD. Phần lớn vốn huy động ngoại tệ là nguồn tiền gửi của VSP và KBNN tỉnh BRVT. VSP chiếm khoảng 60 – 70% nguồn vốn huy động ngoại tệ tại VCB VT. Đây là đơn vị hoạt động trong lĩnh vực khai thác dầu khí, doanh thu của đơn vị chủ yếu từ việc xuất khẩu dầu thơ ra nước ngồi nên tiền gửi của đơn vị phần lớn là USD. Tỉ trọng vốn huy động VND ngày càng tăng trong cơ cấu vốn huy động (năm 2008 chiếm 8,6%, năm 2009 chiếm 25,3%, năm 2010 chiếm 42,6%, 6 tháng đầu năm 2011 chiếm 30,8%) làm giảm dần sự lệ thuộc vào vốn huy động ngoại tệ, từ đó giảm dần sự phụ thuộc vào VSP, KBNN tỉnh BR – VT.

2.3.4.3 Cơ cấu vốn huy động theo đối tƣợng:

Bảng 2.6: Cơ cấu vốn huy động của VCB VT theo đối tƣợng.

Đơn vị: tỷ đồng

(Nguồn: Phòng Vốn & Kinh doanh ngoại tệ - VCB VT và tính tốn của tác giả)

Chỉ tiêu Năm 2008 (31/12/2008) Năm 2009 (31/12/2009) Năm 2010 (31/12/2010) Năm 2011 (30/06/2011) Số dƣ Tỉ trọng Số dƣ Tỉ trọng Số dƣ Tỉ trọng Số dƣ Tỉ trọng 1. Cá nhân 1.186 6,4% 1.560 20,0% 1.824 38,8% 1.911 28,0% 2. TCKT 16.412 88,7% 3.910 50,2% 2.836 60,4% 4.577 67,1% Trong đó: - VSP 15.085 81,5% 2.398 30,8% 1.728 36,8% 2.932 43,0% 3. KBNN 876 4,7% 2.239 28,8% 17 0,36% 313 4,6% 4. TCTD 30 0,2% 75 1,0% 21 0,45% 18 0,3% Tổng vốn huy động 18.504 100% 7.784 100% 4.699 100% 6.819 100%

Đồ thị 2.6: Cơ cấu vốn huy động của VCB VT theo đối tƣợng.

Trong cơ cấu vốn huy động tại VCB VT, vốn huy động từ TCKT chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động (thông thường chiếm trên 60%). Trong đó, vốn huy động từ nhóm doanh nghiệp dầu khí rất lớn (chiếm khoảng 50% trên tổng nguồn vốn huy động). Đây là nhóm khách hàng lớn, truyền thống, gắn bó lâu dài với VCB VT; lớn nhất là VSP, chiếm khoảng 30-40% trên tổng nguồn vốn huy động và chiếm trên 60% nguồn vốn huy động từ tổ chức kinh tế. Đây là một trong những khách hàng có số dư tiền gửi lớn nhất tại VCB VT. Từ năm 2009, vốn huy động từ nhóm khách hàng dầu khí bị san sẻ nhiều do chính sách nội bộ của Petro VN và chính sách đồng hợp tác với nhiều ngân hàng để hưởng lợi ích cao nhất. Theo chỉ đạo của Petro VN, hầu hết tiền gửi ngoại tệ và các giao dịch ngân hàng của VSP và một số đơn vị thành viên thuộc Petro VN tại VCB VT chuyển dần sang Ocean bank và cơng ty tài chính dầu khí (PVFC) vì Petro VN là cổ đông sáng lập của PVFC, chiếm trên 70% vốn điều lệ và là cổ đông chiến lược (chiếm 20% vốn điều lệ) của Ocean bank từ 18/01/2009. Tháng 5 năm 2009, Ocean bank mở chi nhánh hoạt động tại Vũng Tàu, đã thu hút phần lớn lượng tiền gửi của VSP và một số đơn vị thuộc Petro VN từ VCB VT. Trong năm 2009, VSP chuyển hơn 700

triệu USD; năm 2010 chuyển gần 800 triệu USD sang gửi tại Ocean bank, PVFC và một số ngân hàng khác trên địa bàn. Vì vậy, từ năm 2009 đến nay tỉ trọng vốn huy động từ tổ chức kinh tế của VCB VT bị giảm đáng kể là do tiển gửi ngoại tệ của VSP giảm. Vốn huy động từ các doanh nghiệp cịn lại (ngồi khối doanh nghiệp dầu khí) chiếm khoảng 10% nhưng khá ổn định.

Vốn huy động từ cá nhân tăng trưởng đều và chiếm tỉ trọng tăng dần qua các năm nhưng còn chiếm tỉ trọng thấp trong tổng vốn huy động. Vốn huy động từ cá nhân năm 2008 chỉ chiếm 6,4% tổng nguồn vốn huy động, đến 2009 đã tăng lên 20.0%, năm 2010 chiếm 38,8% và đến cuối tháng 6/2011 chiếm 28,0% tổng vốn huy động của VCB VT.

Vốn huy động từ KBNN tỉnh BR – VT có những thời điểm chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng nguồn vốn huy động tại VCB VT, tuy nhiên nguồn tiền gửi này thường xuyên biến động và chỉ mang tính tạm thời do tiền gửi của KBNN tỉnh BR – VT là nguồn vốn của ngân sách nhà nước, nên KBNN tỉnh không chủ động được khoản tiền gửi này mà phụ thuộc vào sự chỉ đạo của KBNN Trung ương. Do vậy, VCB VT chỉ có thể sử dụng nguồn vốn này để gửi tại VCB. Tiền gửi của KBNN tỉnh BR – VT biến động là do KBNN tỉnh phải chuyển số thuế thu được của tỉnh về KBNN Trung ương theo chỉ đạo từ KBNN Trung ương. Do đó, tiền gửi của KBNN thường xuyên biến động theo từng thời điểm (tại thời điểm 31/12/2008, tiền gửi của KBNN tỉnh BR – VT là 876 tỷ đồng, 31/12/2009 là 2.239 tỷ đồng, 31/12/2010 chỉ còn 17 tỷ đồng; 30/06/2011 là 313 tỷ đồng).

Vốn huy động từ các TCTD chiếm tỉ trọng không đáng kể trong tổng nguồn vốn huy động. VCB với vai trò là ngân hàng của mọi ngân hàng nên các TCTD thường mở tài khoản tiền gửi thanh toán tại VCB để hưởng các tiện ích trong việc thanh toán cho khách hàng của họ và điều vốn về hội sở chính. Nguồn tiền gửi này của các TCTD thường chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong

tổng nguồn vốn huy động của VCB VT do các TCTD chủ yếu để thanh toán trong ngày, cuối ngày các chi nhánh ngân hàng trên địa bàn chuyển số dư còn lại trên tài khoản thanh tốn về hội sở chính của họ.

2.3.4.4 Cơ cấu vốn huy động theo kỳ hạn:

Bảng 2.7: Cơ cấu vốn huy động của VCB VT theo kỳ hạn.

Đơn vị: tỷ đồng

Đồ thị 2.7 Cơ cấu vốn huy động của VCB VT theo kỳ hạn.

Cơ cấu vốn huy động theo kỳ hạn tại VCB VT giai đoạn 2008 – tháng 6/2011 cho thấy: nguồn vốn huy động không kỳ hạn (VHĐ KKH) chiếm tỉ trọng rất lớn trong tổng nguồn vốn huy động (thường chiếm trên 60%), chủ

Chỉ tiêu Năm 2008 (31/12/2008) Năm 2009 (31/12/2009) Năm 2010 (31/12/2010) Năm 2011 (30/06/2011) Số dƣ Tỉ trọng Số dƣ Tỉ trọng Số dƣ Tỉ trọng Số dƣ Tỉ trọng 1. VHĐ KKH 16.090 87,0% 4.592 59,0% 3.114 66,3% 4.775 70,0% 2. VHĐ CKH < 12T 1.284 6,9% 2.759 35,4% 1.278 27,2% 1.824 26,8% 3. VHĐ CKH ≥12 T 1.130 6,1% 433 5,6% 307 6,5% 220 3,2% Tổng vốn huy động 18.504 100% 7.784 100% 4.699 100% 6.819 100%

không kỳ hạn chiếm tỷ trọng cao nhất từ trước đến nay (chiếm 87%) tổng nguồn vốn huy động là do tại thời điểm 31/12/2008 VSP chưa trích chuyển lợi nhuận ra nước ngồi cho phía liên doanh ở Nga mà chuyển đi vào tháng 2 năm 2009. Với lợi thế về thương hiệu mạnh, nền tảng công nghệ tiên tiến, mạng lưới các ngân hàng đại lý rộng khắp ở các quốc gia trên thế giới nên VCB VT có số lượng lớn khách hàng là các doanh nghiệp dầu khí, doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp lớn và đông đảo khách hàng cá nhân trên địa bàn mở tài khoản tiền gửi thanh tốn tại VCB VT. Chính vì vậy mà nguồn tiền gửi không kỳ hạn chiếm tỷ trọng rất cao trong cơ cấu vốn huy động tại VCB VT.

Nguồn vốn huy động có kỳ hạn dưới 12 tháng (VHĐ CKH <12T) luôn chiếm tỉ trọng thấp hơn nguồn vốn huy động không kỳ hạn (thường chiếm khoảng 30% tổng nguồn vốn huy động) và tỉ trọng này thường xuyên biến động là do tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng của tổ chức kinh tế biến động mà phần lớn là do tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng của VSP biến động.

Vốn huy động có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên (VHĐ CKH ≥12T) chiếm tỷ trọng rất thấp trong tổng nguồn vốn huy động, chủ yếu là tiền gửi tiết kiệm của cá nhân. Trong thời gian gần đây xu hướng lãi suất huy động các kỳ hạn ngắn và kỳ hạn từ 12 tháng trở lên cũng tương đương nhau nên khách hàng có xu hướng gửi các kỳ hạn ngắn nhiều hơn, do đó vốn huy động có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên có xu hướng giảm dần.

Bảng 2.8: Cơ cấu vốn huy động của VCB VT theo sản phẩm.

Đơn vị: tỷ đồng

Đồ thị 2.7: Cơ cấu vốn huy động của VCB VT theo sản phẩm. Đồ thị 2.8: Cơ cấu vốn huy động của VCB VT theo sản phẩm

Đồ thị 2.8: Cơ cấu vốn huy động của VCB VT theo sản phẩm.

(

VCB với lợi thế trong các lĩnh vực tài trợ thương mại, thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại hối, thẻ,…đã thu hút đông đảo khách hàng cá nhân và tổ chức kinh tế mở tài khoản thanh toán tại VCB để hưởng các tiện ích thanh tốn. Vì vậy số lượng tài khoản thanh tốn tại VCB VT rất lớn. Qua bảng số liệu 2.8, ta thấy tiền gửi thanh toán chiếm tỉ trọng cao nhất (thường trên 60%)

Chỉ tiêu Năm 2008 (31/12/2008) Năm 2009 (31/12/2009) Năm 2010 (31/12/2010) Năm 2011 (30/06/2011) Số dƣ Tỉ trọng Số dƣ Tỉ trọng Số dƣ Tỉ trọng Số dƣ Tỉ trọng 1.Tiền gửi thanh toán 16.087 86,9% 4.590 59,0% 3.111 66,2% 4.775 70,0% 2. Tiền gửi có kỳ hạn 1.646 8,9% 2.270 29,2% 471 10,0% 772 11,3% 3. Tiền gửi tiết kiệm 733 4,0% 915 11,8% 1.102 23,5% 1.267 18,6% 4. Phát hành GTCG 38 0,2% 9 0,1% 15 0,3% 5 0,1%

Tổng vốn huy động 18.504 100% 7.784 100% 4.699 100% 6.819 100%

trong các hình thức huy động vốn, giúp cho VCB VT có nguồn giá vốn rẻ, kinh doanh vốn đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên, nguồn tiền gửi thanh toán tại VCB VT phụ thuộc rất lớn vào nguồn tiền gửi của tổ chức kinh tế, đặc biệt là VSP. Do vậy, khi tiền gửi thanh toán của VSP biến động sẽ ảnh hưởng lớn đến số dư tiền gửi thanh toán tại VCB VT.

Tiền gửi có kỳ hạn chiếm tỷ trọng thấp trong cơ cấu vốn huy động của VCB VT. Tiền gửi có kỳ hạn chính là tiền gửi có kỳ hạn của tổ chức kinh tế. Do nhu cầu thanh toán nên phần lớn các tổ chức kinh tế chỉ gửi các kỳ hạn ngắn khoảng 1 đến 3 tháng, rất ít đơn vị gửi kỳ hạn từ 12 tháng trở lên.

Tiền gửi tiết kiệm chủ yếu là tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn của khách hàng cá nhân. So với tổng nguồn vốn huy động thì tiền gửi tiết kiệm chiếm tỉ trọng khá thấp (thường dưới 20%) nhưng tốc độ tăng trưởng khá ổn định và chiếm tỉ trọng ngày càng tăng trong tổng nguồn vốn huy động. Điều này cho thấy VCB VT đã chú trọng đến việc khai thác nguồn vốn nhàn rỗi từ dân cư, phù hợp với mục tiêu phát triển sản phẩm bán lẻ của VCB.

Vốn huy động từ việc phát hành giấy tờ có giá chiếm tỷ trọng không đáng kể. Giấy tờ có giá (GTCG) của VCB là chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn và trung hạn được phát hành theo các chương trình huy động vốn của VCB. Đối tượng của nguồn vốn huy động này là khách hàng cá nhân, thời gian của đợt phát hành thường kéo dài khoảng 2 đến 3 tháng. Thông thường khách hàng rút tiền khi chứng chỉ tiền gửi đáo hạn hoặc chuyển sang hình thức gửi tiết kiệm thông thường. Do đó, số dư vốn huy động từ phát hành giấy tờ có giá của VCB VT chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng nguồn vốn huy động.

2.3.5 Chi phí vốn huy động:

Bảng 2.9 : Chi phí vốn huy động của VCB VT năm 2008 – 2011.

Đơn vị : tỷ đồng

Có thể nói, đối với hầu hết các ngân hàng và TCTD, chi phí trả lãi cho nguồn vốn huy động chiếm tỉ trọng lớn nhất trong tổng chi phí và rất nhạy cảm trước sự biến động của thị trường. Và nguồn thu nhập chính của ngân hàng thương mại cũng đến từ việc kinh doanh nguồn vốn mà họ huy động được. Tại VCB VT chi phí trả lãi tiền gửi thường chiếm trên 70% tổng chi phí. Qua bảng số liệu chi phí huy động 2.9, ta thấy tổng chi phí huy động vốn của VCB VT giảm dần qua các năm do qui mô nguồn vốn huy động giảm dần. Cụ thể năm 2008, chi phí trả lãi tiền gửi là 231,34 tỉ đồng thì năm 2009 chỉ còn 158,24 tỉ đồng, năm 2010 còn 143,8 tỉ đồng, 6 tháng năm 2011 là 99,68 tỷ đồng. Trong đó, tỉ trọng chi phí vốn huy động VND (CP VHĐ VND) có xu hướng tăng lên do qui mô nguồn vốn VND chiếm tỉ trọng ngày càng tăng trong cơ cấu vốn huy động của VCB VT và lãi suất huy động VND cao hơn lãi suất huy động USD. Riêng năm 2008, chi phí vốn huy động ngoại tệ chiếm trên 55,6% tổng chi chi phí huy động vốn do trong năm 2008 nguồn vốn huy động ngoại tệ chiếm trên 80% mặc dù lãi suất huy động USD vẫn

Chỉ tiêu

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 6 tháng /2011 Số tiền Tỉ trọng Số tiền Tỉ trọng Số tiền Tỉ trọng Số tiền Tỉ trọng CP VHĐ VND 102,73 44,4% 93,37 59,0% 110,57 76,9% 81,64 81,9% CP VHĐ ngoại tệ 128,61 55,6% 64,87 41,0% 33,23 23,1% 18,04 18,1% Tổng CP VHĐ 231,34 100% 158,24 100% 143,80 100% 99,68 100% Tổng chi phí 321,86 - 204,06 - 204,20 - 125,36 -

(Nguồn: Báo cáo thu nhập - chi phí của VCB VT các năm 2008 – 2011)

thấp hơn lãi suất huy động VND. Từ năm 2009, chi phí vốn huy động VND chiếm tỉ trọng tăng dần trong cơ cấu chi phí vốn huy động và cao hơn chi phí vốn huy động ngoại tệ. Cụ thể, năm 2009 chi phí vốn huy động VND chiếm 59% tổng chi phí vốn huy động, năm 2010 chiếm 76,9%; 6 tháng đầu năm 2011 chiếm 81,9%.

Bảng 2.10: Lãi suất đầu vào – đầu ra bình quân năm 2008 – 2011

Đơn vị: %/năm

Trong đó:

Lãi suất đầu vào bình quân là tỷ lệ phần trăm giữa tổng tổng chi phí trả lãi tiền gửi và tổng nguồn vốn huy động bình quân.

Lãi suất đầu ra bình quân là tỷ lệ phần trăm giữa tổng thu lãi (thu lãi cho

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả chi nhánh vũng tàu (Trang 55 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)