Khi chính phủ hoặc NHNN có những chính sách thay đổi có liên quan đến hoạt động ngân hàng, VCB sớm ban hành hướng dẫn kịp thời, đồng bộ, tạo điều kiện cho các chi nhánh của VCB hoạt động nhịp nhàng, đúng qui định, tránh tâm lý không ổn định của khách hàng từ đó ảnh hưởng đến uy tín VCB.
Việc ban hành qui chế, xây dựng qui trình nghiệp vụ phải vừa đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh, vửa đảm bảo tính hiệu quả cho hoạt động ngân hàng. Tuy nhiên, khi áp dụng một số quy trình trên thực tế vẫn cịn nhiều bất cập. Vì vậy, VCB cần rà sốt lại, sửa đổi kịp thời những thủ tục, qui định không phù hợp với thực tế để khách hàng tiếp cận dịch vụ của VCB một cách dễ dàng, thuận tiện hơn và rút ngắn thời gian giao dịch. Qui trình nghiệp vụ khi đã được ban hành thì phải được áp dụng thống nhất trên tồn hệ thống nhằm tạo tính chuyên nghiệp, nhất quán khi cung ứng dịch vụ cho khách hàng.
Đầu tư thích đáng cho việc đổi mới cơng nghệ, phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan như viễn thông để đảm bảo hệ thống đường truyền, hệ thống online được ổn định hơn, giảm thiểu tối đa các sự cố bị rớt mạng giúp cho các giao dịch của khách hàng được thực hiện nhanh chóng, chính xác, an tồn và hiệu quả.
Nâng cao chất lượng, hiệu quả quản trị và điều hành: xây dựng qui trình, tiêu chí cụ thể để đánh giá năng lực điều hành, khả năng quản trị rủi ro, của từng chi nhánh, xác định mức ủy quyền hợp lý cho chi nhánh theo hướng nâng mức phán quyết tạo điều kiện cho chi nhánh tính chủ động, sáng tạo trong việc áp dụng các qui định về lãi suất, biểu phí, hạn mức tín dụng,…
Hiện đại hóa qui trình nghiệp vụ cũng như nghiên cứu, tìm hiểu các sản phẩm dịch vụ mới của ngân hàng trên thế giới nhanh chóng đưa vào triển khai
ứng dụng trong hệ thống VCB nhằm đa dạng hóa danh mục sản phẩm dịch vụ để tăng sức cạnh tranh, thu hút khách hàng.
Xúc tiến việc tìm kiếm đối tác chiến lược nước ngồi có uy tín và tiềm lực mạnh tham gia góp vốn cổ phần nhằm tận dụng những ưu thế về khả năng quản lý, điều hành mang phong cách hiện đại, chuyên nghiệp.
Kết luận chƣơng III
Từ những kết quả và hạn chế trong hiệu quả huy động vốn của VCB VT giai đoạn 2008 – 2011, chương 3 của luận văn đã đề ra những giải pháp đồng thời nêu lên những kiến nghị đối với Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và VCB nhằm nâng cao hiệu quả huy động của VCB VT trong thời gian tới.
KẾT LUẬN
Huy động vốn phục vụ sự nghiệp Cơng nghiệp hố - hiện đại hoá đất nước là biện pháp rất quan trọng góp phần quyết định cho sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Nó địi hỏi hệ thống ngân hàng Việt Nam nói chung và các ngân hàng thương mại nói riêng phải khơng ngừng đổi mới về hoạt động, đưa ra các giải pháp và biện pháp thích hợp với các vùng kinh tế, từng khu vực nhằm huy động tối đa nguồn vốn trong nước nhằm phát huy nội lực kinh tế, góp phần ổn định và thúc đẩy nền kinh tế phát triển, cải thiện phúc lợi xã hội, nâng cao đời sống nhân dân. Bên cạnh đó Nhà nước, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước phải có những biện pháp, chính sách hỗ trợ cho hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại tạo điều kiện để hệ thống ngân hàng phát triển.
Thời gian qua, hoạt động huy động vốn luôn được các ngân hàng quan tâm nhiều nhất vì nó quyết định sự tồn tại và phát triển của ngân hàng trước tình hình nguồn vốn khan hiếm và xu thế hội nhập hiện nay. Vietcombank Vũng Tàu trong những năm qua đã không ngừng đổi mới kinh doanh phù hợp với nền kinh tế thị trường. Đặc biệt trong hoạt động huy động vốn, VCB VT đã đưa ra những biện pháp tích cực nhằm huy động tối đa nguồn vốn huy động trong dân cư. Trong những năm vừa qua số lượng và quy mô các nguồn vốn huy động được luôn đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế địa phương, tạo cơng ăn việc làm, góp phần nâng cao đời sống của dân cư trên địa bàn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
----****-----
1. PGS. TS. Nguyễn Đăng Dờn chủ biên (2005), Tín dụng Ngân hàng, Nhà
xuất bản thống kê.
2. ThS. Huỳnh Thị Thúy Giang (2011), “Một số kiến nghị để điều hành lãi suất hiệu quả”, Thị trường tài chính tiền tệ, (11), trang 21 – 24.
3. PGS. TS. Trần Huy Hoàng chủ biên (2007), Quản trị Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản lao động xã hội.
4. TS. Nguyễn Minh Kiều (2009), Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, Nhà
xuất bản thống kê.
5. Long Nhi (2011), “Năm 2011 và những thách thức đối với các ngân hàng thương mại”, Thị trường Tài chính tiền tệ, (3), trang 42 – 45.
6. Peter S.Rose (2004), Quản trị Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản tài
chính Hà Nội. 7. Các Website: http://www.baobariavungtau.com.vn http://www.sbv.gov.vn http://www.vietcombank.com.vn http://www.wikipedia.org