Nợ quá hạn của DNNVV tại chi nhánh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh lý thường kiệt (Trang 51)

ĐVT: tỷ đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 So sánh 2011/ 2010 So sánh 2012/ 2011 Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền % Tổng dƣ nợ 1000.8 955 1166 -45.8 -4.6 211.0 22.1 Dư nợ DNNVV 450.0 571 715.0 121.0 26.9 144.0 25.2 Tổng nợ xấu 8.3 24 17.6 15.7 189.2 -6.4 -26.7 Nợ xấu DNNVV 1.0 24 11.4 23.0 2300 -12.6 -52.5 Tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ (%) 0.8% 2.5% 1.5% 1.7% 203.0 -1.0% -39.9 Tỷ lệ nợ xấu DNNVV / tổng dư nợ (%) 0.1% 2.5% 1.0% 2.4% 2415.1 -1.5% -61.1 Tỷ lệ nợ xấu DNNVV/ Dư nợ DNNVV 0.2% 4.2% 1.6% 4.0% 1791.4 -2.6% -62.1

Nợ xấu của toàn Agribank Lý Thường Kiệt năm 2010 là 0,8%, năm 2011 là 2,5% và năm 2012 là 1,5%. Nợ xấu tăng cao trong năm 2011 toàn bộ đều do nợ xấu từ đối tượng khách hàng DNNVV, năm 2011 nợ xấu là 24 tỷ đồng, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế làm cho việc kinh doanh của DNNVV không hiệu quả, những dự án, phương án chậm so với tiến độ, nợ xấu chủ yếu tập trung từ doanh nghiệp có liên quan đến bất động sản. Năm 2012 tỷ lệ nợ xấu tại Agribank Lý Thường Kiệt có giảm xuống 39,9% so với năm 2011, đặc biệt giảm nợ xấu từ phía khách hàng DNNVV là khá cao. Nhìn chung tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ tại Agribank Lý Thường Kiệt khá thấp, đảm bảo theo quy định của NHNN, chất lượng tín dụng từ đối tượng DNNVV vẫn nằm trong tầm kiểm soát của Chi nhánh.

2.3 Đánh giá những hạn chế trong việc mở rộng hoạt động tín dụng đối với DNNVV tại Agribank Lý Thƣờng Kiệt DNNVV tại Agribank Lý Thƣờng Kiệt

- Số lượng DNNVV tiếp cận vay vốn tại Agribank Lý Thường Kiệt có tăng qua các năm tuy nhiên con số tăng này lại không đáng kể.

- Dư nợ cho vay DNNVV tại Agribank Lý Thường Kiệt chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng dư nợ cho vay tuy nhiên mức tăng trưởng vẫn chưa tương xứng với nhu cầu và tiềm năng phát triển của loại hình kinh tế này.

- Nặng tâm lý cho vay phải có đảm bảo, vì vậy đã tự giới hạn việc mở rộng cho vay một số đối tượng DNNVV có dự án kinh doanh tốt.

- Hoạt động cho vay tại Agribank Lý Thường Kiệt vẫn chưa linh hoạt cho vay đa dạng các ngành nghề, cho vay lĩnh vực thương mại dịch vụ chiếm tỷ trọng đáng kể, cịn bỏ sót các ngành nghề kinh doanh khác có nhiều tiềm năng.

- Một bộ phận không nhỏ trong cán bộ nhân viên cho rằng khách hàng phải tìm đến ngân hàng, nên có tâm lý thụ động trong việc tìm kiếm khách hàng, ảnh hưởng đến cơng tác mở rộng tín dụng.

2.4 Nguyên nhân của những hạn chế trong việc mở rộng hoạt động tín dụng đối với DNNVV tại Agribank Lý Thƣờng Kiệt với DNNVV tại Agribank Lý Thƣờng Kiệt

2.4.1 Nguyên nhân từ phía Agribank Lý Thƣờng Kiệt

2.4.1.1 Thương hiệu và vị trí địa lý

phạm trong cho vay, vì vậy có nhiều ấn tượng khơng tốt đến hình ảnh của Agribank gây tâm lý bất an khi khách hàng đến đặt quan hệ vay vốn, phần nào ảnh hưởng đến việc mở rộng tín dụng tại Agribank Lý Thường Kiệt và làm giảm khả năng cạnh tranh so với các NHTM khác trên địa bàn.

- Agribank Lý Thường Kiệt tọa lạc tại số 162-164-166 Lý Thường Kiệt, thuộc quận 10. Quận 10 được biết đến là một trong những quận trung tâm của TPHCM và là một trọng điểm quan trọng giao dịch thương mại của thành phố, có ngành thương mại- dịch vụ phát triển với tốc độ nhanh với số lượng DNNVV rất lớn, vì vậy đây cũng là điểm thuận lợi khi Agribank Lý Thường Kiệt xác định đối tượng này là phân khúc khách hàng cần phát triển, tuy nhiên bên cạnh đó thì vị trí tọa lạc của Chi nhánh dày đặc nhiều Ngân hàng TMCP khác, chưa kể nhiều Chi nhánh và PGD trong cùng hệ thống Agribank nên sự cạnh tranh trên địa bàn cũng khá gây gắt.

2.4.1.2 Sản phẩm dịch vụ

- Sản phẩm cho DNNVV cịn rất hạn chế, chưa có chính sách dành riêng cho DNNVV như về lãi suất, phí dịch vụ, thanh tốn quốc tế. Hiện Agribank Lý Thường Kiệt mới chỉ có chính sách riêng cho đối tượng khách hàng xuất khẩu có bán ngọai tệ cho Chi nhánh, và đối tượng sản xuất-kinh doanh những mặt hàng liên quan đến nông-lâm-ngư nghiệp.

- Về chất lượng dịch vụ, các sản phẩm tiện ích của ngân hàng hiện đại còn kém hơn so với các ngân hàng TMCP khác như: Vietcom bank, ACB, Eximbank… nên việc mở rộng tín dụng đối với DNNVV là đối tượng ngày nay yêu cầu nhiều sản phẩm dịch vụ cung cấp từ ngân hàng, nên cũng gây áp lực cạnh tranh cao cho Chi nhánh Lý Thường Kiệt.

2.4.1.3 Định giá tài sản đảm bảo

Tại Agribank Lý Thường Kiệt việc định giá tài sản đảm bảo được cán bộ thẩm định trực tiếp xác định giá trị, vì vậy khơng tránh khỏi những ý kiến đánh giá chủ quan, có khi dẫn đến sai lệch trong định giá. Thơng thường để an tồn trong bảo đảm khoản vay, cán bộ thẩm định thường định giá thấp hơn so với giá thị trường điều nảy ảnh hưởng đến tỷ lệ cho vay trên giá trị tài sản đảm bảo thấp và không đáp ứng được nhu cầu vốn cho DNNVV. Đối với những tài sản có giá trị lớn việc định giá tại Agribank Lý Thường Kiệt còn hạn chế, việc định giá an toàn nên tỷ lệ cho vay thường thấp hơn các NHTM khác nên việc tiếp thị, lôi kéo khách hàng về Agribank

Lý Thường Kiệt cũng gặp khó khăn.

2.4.1.4 Chất lượng phục vụ của nhân viên

Agribank Lý Thường Kiệt chính thức tách ra thành Chi nhánh cấp 1 từ năm 2008, trước đây là PGD hoạt động với những nghiệp vụ đơn giản, từ khi thành lập chi nhanh cấp 1 Chi nhánh mới bắt đầu tuyển dụng thêm nhiều nhân sự cho các vị trí phịng ban mới thành lập, vì vậy đội ngũ nhân viên tại chi nhánh cịn rất trẻ, ít kinh nghiệm trong công tác tín dụng, chăm sóc và phục vụ cho khách hàng cịn chưa được hồn thiện. Chính điều này phần nào gây khó khăn đến việc giữ và mở rộng khách hàng trong xu thế cạnh tranh mạnh mẽ hiện nay giữa các NHTM trong và ngoài nước khi Việt Nam cho các ngân hàng nước ngồi mở chi nhánh và văn phịng đại diện tại Việt Nam.

2.4.2 Ngun nhân từ phía DNNVV

2.4.2.1 Quy mơ vốn kinh doanh

Quy mô vốn nhỏ, phần lớn các DNNVV hoạt động theo kiểu gia đình, nên các thành viên hay cổ đơng thường ít quan tâm đến việc tăng hay giảm vốn góp. Bên cạnh đó, các DNNVV đăng ký vốn điều lệ hoạt động nhưng nguồn vốn góp thực tế thường chưa đủ do thiếu vốn, nguồn vốn trên giấy phép kinh doanh chỉ mang tính tượng trưng. Chính những yếu tố đó làm cho ngân hàng chưa đánh giá đúng được năng lực về vốn của các DNNVV.

2.4.2.2 Chiến lược và phương án kinh doanh

Các DNNVV thường chú tâm vào lợi nhuận trước mắt chưa có tầm nhìn dài hạn. Khả năng quản lý xây dựng chiến lược kinh doanh, văn hóa kinh doanh, quảng bá thương hiệu còn hạn chế, phạm vi hoạt động mang tính vùng miền. Việc xây dựng phương án kinh doanh thường sơ sài, chưa làm nổi trổi được tính khả thi của dự án. Thêm nữa, các DNNVV chưa có sự liên kết mạnh mẽ với nhau để gia tăng khả năng cạnh tranh, hỗ trợ nhau trong quá trình sản xuất kinh doanh.

2.4.2.3 Sổ sách kế tốn và báo cáo tài chính

- Hiện nay phần lớn các DNNVV thường lập sổ sách mang tính sơ sài và đối phó nên hầu hết các số liệu trong báo cáo tài chính của DNNVV khơng phản ảnh trung thực, thiếu chính xác gây khó khăn cho ngân hàng trong việc xác định năng lực tài chính.

- Việc sử dụng báo cáo thuế của DNNVV nhiều khi khơng phản ảnh thực tế tài chính của doanh nghiệp, do các doanh nghiệp thường báo cáo lỗ hoặc lợi nhuận thấp để tiết kiệm thuế, nên việc ngân hàng sử dụng báo cáo này để phân tích và đánh giá nhu cầu vốn cho các doanh nghiệp thường khơng chính xác và tài trợ vốn cho doanh nghiệp này thường thấp hơn nhu cầu vay của họ.

2.4.2.4 Tài sản đảm bảo

- Vấn đề về tài sản đảm bảo là một trở ngại đối với các DNNVV do hầu như các DNNVV phát triển đi lên từ những cơ sở nhỏ lẻ, gia đình nên vốn góp thường nhỏ, và giá trị tài sản thường khơng nhiều. Vì vậy, khi các DNNVV tiếp cận vay vốn ngân hàng thì vấn đề tài sản đảm bảo gây khó khăn cho các DNNVV khi muốn mở rộng hay đẩy mạnh sản xuất kinh doanh.

- Đối với các DNNVV khi đã tiếp cận được nguồn vốn ngân hàng thì đơi khi gặp trở ngại do ngân hàng thường định giá tài sản ở mức thấp hơn giá trị thực để hạn chế rủi ro, việc định giá không đúng giá trị thực của tài sản làm cho tỷ lệ cho vay trên giá trị tài sản thường thấp nên dẫn đến việc đáp ứng nhu cầu vốn thường ít hơn nhu cầu của các DNNVV.

- Ngoài tài sản là bất động sản, thì hiện nay các tài sản có giá trị như: Hàng hóa, khoản phải thu,…ngân hàng thường hạn chế nhận làm tài sản đảm bảo do khả năng quản lý, kiểm tra giám sát đòi hỏi phải cao và chặt chẽ, chi phí quản lý nhiều, do đó gây ảnh hưởng cho DNNVV khi tiếp cận vay vốn ngân hàng.

2.4.2.5 Năng lực quản trị doanh nghiệp, chất lượng lao động và khoa học công nghệ

- Các DNNVV Việt Nam có trình độ và năng lực tiếp cận tiêu chuẩn quốc tế trong quản trị còn hạn chế lớn, nhiều doanh nghiệp chưa có chiến lược quản trị, chủ yếu kinh doanh dựa trên kinh nghiệm, kinh doanh theo phi vụ. Các chiến lược phân phối, truyền thơng và xúc tiến thương mại cịn yếu, tầm hoạt động và mạng lưới phân phối sản phẩm hẹp, đơn giản, các DNNVV thường chi tiêu cho hoạt động xúc tiến thương mại chỉ dưới 1% doanh thu.

- Chất lượng lao động: Đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp còn thiếu kiến thức quản trị và kỹ năng, kinh nghiệm quản lý. Đa số các chủ doanh nghiệp và giám đốc tư nhân chưa được đào tạo bài bản về kiến thức kinh doanh, quản lý, luật pháp…đặc biệt là kỹ năng quản trị trong thời kỳ hội nhập quốc tế.

- Tình trạng máy móc, thiết bị, cơng nghệ của các DNNVV còn lạc hậu, do hạn chế về vốn nên DNNVV chậm đổi mới cơng nghệ, do đó gây thách thức lớn cho DNNVV trong việc cạnh tranh, hội nhập sâu rộng với thị trường quốc tế.

2.4.2.6 Năng lực cạnh tranh, uy tín của DNNVV

Do hạn chế về vốn, cơng nghệ, cũng như trình độ quản trị cịn thấp, vì vậy năng lực cạnh tranh của DNNVV còn hạn chế. Ngoài ra, DNNVV chưa mạnh tay trong việc chi phí đẩy mạnh xây dựng quảng bá hình ảnh cũng như uy tín của doanh nghiệp, điều này phần nào gây ảnh hưởng đến việc tiếp cận vốn tín dụng từ ngân hàng.

Kết luận chƣơng 2:

Việt Nam có tỷ lệ nợ là thấp và phần lớn có tỷ lệ đầu tư từ lợi nhuận giữ lại, do hạn chế về thanh khoản và tiếp cận tín dụng. Hiện nay, chỉ có 30% các DNNVV tiếp cận được vốn từ ngân hàng, 70% còn lại phải sử dụng vốn tự có hoặc vay từ nguồn khác. Kết quả khảo sát của CIEM (2011) cũng cho thấy điều kiện vay vốn hiện nay chưa phù hợp với DNNVV, rất ít các doanh nghiệp đáp ứng được điều kiện không được nợ thuế quá hạn, không nợ lãi suất quá hạn…

Về phía Agribank Lý Thường Kiệt, hơn 90% doanh thu của chi nhánh được hình thành từ hoạt động tín dụng. Hiệu quả hoạt động của chi nhánh được duy trì ổn định qua các năm, các chỉ số an toàn vốn của ngân hàng được đảm bảo. Mặc dù số lượng DNNVV qua các năm tăng trưởng chậm, tuy nhiên về dư nợ cho vay nhóm khách hàng này thì tỷ lệ tăng trưởng khá cao. Tỷ trọng tín dụng cho các DNNVV tập trung chủ yếu vào các ngành thương mại – dịch vụ, ngành xây dựng và công nghiệp. Ngành nông nghiệp chỉ chiếm tỉ trọng rất nhỏ trong tổng tín dụng cho vay của các DNNVV. Đối tượng khách hàng chủ yếu của chi nhánh là các công ty trách nhiệm hữu hạn và các công ty cổ phần trên địa bàn. Tỷ lệ cho vay có tài sản đảm bảo luôn chiếm tỷ trọng cao trong các năm qua, tuy nhiên tỷ lệ cho vay khơng có đảm bảo bằng tài sản ngày càng tăng dần giúp DNNVV dễ dàng tiếp cận tín dụng hơn.

Nhìn chung hoạt động mở rộng tín dụng đối với DNNVV chịu ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố khách quan bao gồm thông tin về nhu cầu vốn của DNNVV, môi trường kinh doanh, điều kiện khả thi để có thể tiếp cận vốn của ngân hàng, các chính sách và vướng mắc về pháp lý… và các nhân tố chủ quan như qui trình thủ

tục cho vay, lãi suất, chất lượng cung ứng dịch vụ…Để thấy được nguyên nhân ảnh hưởng đến việc mở rộng tín dụng đối với DNNVV, tác giả đã tiến hành khảo sát đánh giá của khách hàng là DNNVV trên địa bàn TPHCM và khảo sát một số cán bộ Agribank có liên quan đến cơng tác tín dụng, khảo sát này được trình bày ở chương 3.

CHƢƠNG 3: MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU TIẾP CẬN TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DNNVV VÀ HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NƠNG NGHIỆP & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM –

CHI NHÁNH LÝ THƢỜNG KIỆT

Dựa trên cơ sở lý thuyết ở chương 1, chương này sẽ đi sâu trình bày mơ hình phân tích thực nghiệm về vấn đề mở rộng tín dụng cho các DNNVV. Có 3 mơ hình thực nghiệm được nghiên cứu trong đề tài. Bằng phương pháp phân tích nhân tố khám phá, hai mơ hình sẽ xác định các nhân tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng ở các DNNVV, các nhân tố ảnh hưởng đến việc mở rộng tín dụng cho các DNNVV ở phía ngân hàng. Mơ hình thứ 3 trong đề tài là mơ hình logit để xác định các yếu tố về đặc điểm của DNNVV ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng của ngân hàng.

3.1 Thiết kế nghiên cứu và xây dựng mơ hình 3.1.1 Thiết kế nghiên cứu 3.1.1 Thiết kế nghiên cứu

Tham khảo các bảng hỏi cho các DNNVV của Lê Thị Bích Ngọc (2013), từ đó điều chỉnh và thiết kế phục vụ cho mục tiêu của đề tài. Theo đó, đề tài thực hiện phỏng vấn cho 50 DNNVV trên địa bàn, trong đó có 15 DNNVV có sử dụng dịch vụ của Agribank - chi nhánh Lý Thường Kiệt.

Tập hợp các biến trong đề tài được tổng hợp như sau:

Biến độc lập bao gồm 2 biến đánh giá mối quan hệ với ngân hàng: Mối quan hệ cấp doanh nghiệp và mối quan hệ cá nhân. Theo Uzzi (2003) biến mối quan hệ doanh nghiệp được thể hiện qua số dịch vụ mà doanh nghiệp đã sử dụng của ngân hàng. Và biến mối quan hệ cá nhân, theo Lê Thị Bích Ngọc (2013) sẽ được đánh giá qua thang điểm về mối quan hệ rất tốt trong công việc giữa chủ doanh nghiệp với nhân viên tín dụng (1: Hồn tồn khơng đồng ý; 2: Khơng đồng ý; 3: Phân vân; 4: Đồng ý; và 5: Hoàn toàn đồng ý.).

Biến phụ thuộc: Trong nghiên cứu này biến phụ thuộc được đo lường là khả năng được vay của DNNVV, sẽ nhận giá trị là 1 nếu DNNVV đó tiếp cận được vốn vay và sẽ nhận giá trị 0 nếu DNNVV tiếp cận tín dụng ngân hàng nhưng chưa được vay.

Biến kiểm soát. Theo các kết quả từ các nghiên cứu trước (Lê Nữ Minh Phương, 2012; Lê Thị Bích Ngọc, 2013), nghiên cứu sử dụng các biến kiểm soát

như sau: Quy mơ, số năm hoạt động, loại hình sở hữu doanh nghiệp, học vấn, kinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh lý thường kiệt (Trang 51)