Khả năng hoàn trả vốn vay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh lý thường kiệt (Trang 74)

Trung bình thang đo Phương sai thang đo Tương quan

biến - tổng Giá trị anpha Doanh nghiệp có khả năng

hồn trả vốn vay 16.015 6.292 0.501 0.712

Doanh nghiệp có mục đích sử

dụng vốn vay 15.955 6.690 0.529 0.699

Doanh nghiệp có thái độ hợp

tác tốt với ngân hàng 16.242 6.617 0.440 0.735

Dự án đi vay của doanh

nghiệp là khả thi 15.758 7.448 0.613 0.694

Khoản tín dụng mà doanh

nghiệp vay là hợp lý 16.091 6.176 0.570 0.682

(Nguồn: Tác giả tính tốn từ bộ dữ liệu khảo sát)

Kết quả phân tích cho thấy, yếu tố quan trọng nhất trong nhân tố khả năng hồn trả vốn vay là tính khả thi của dự án đi vay. Yếu tố này có hệ số tương quan biến tổng với khả năng hoàn trả vốn vay là tương đối cao (0.613) so với các yếu tố cịn lại. Ngồi ra, các yếu tố khác quan trọng có liên quan đến khả năng hoàn trả vốn vay của DNNVV bao gồm: Tính hợp lý của khoản tín dụng đi vay, sự hợp tác tốt giữa DNNVV với ngân hàng, doanh nghiệp có khả năng hồn trả vốn vay (theo kinh nghiệm thẩm định của nhân viên tín dụng) và doanh nghiệp có mục đích sử dụng vốn vay. Bảng 3.16: Năng lực - uy tín; anpha = 0.710 Trung bình thang đo Phương sai thang đo Tương quan biến - tổng Giá trị anpha Năng lực hoạt động của doanh

nghiệp tốt 2.818 1.197 0.552 0.710

Lịch sử tín dụng của doanh

nghiệp tốt 3.197 1.453 0.552 0.710

Năng lực – uy tín của DNNVV cũng là một nhân tố quan trọng đến việc cấp tín dụng từ phía ngân hàng. Nhân tố này bao gồm hai thành phần cơ bản, đó là: Năng lực hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và lịch sử tín dụng tốt của doanh nghiệp. Kết quả phân tích này hồn tồn phù hợp với thực tiễn. Với những doanh nghiệp (doanh nghiệp lớn và DNNVV) có hoạt động kinh doanh tốt, tăng trưởng đều qua các năm thì sẽ có rất nhiều thuận lợi trong việc tiếp cận tín dụng ngân hàng. Điều này cũng đúng trong trường hợp doanh nghiệp có lịch sử tín dụng tốt về khả năng trả lãi, vốn đúng hạn với ngân hàng thì cũng rộng cửa tiếp cận lại tín dụng của ngân hàng.

Tất cả những kết quả phân tích nhân tố khám phá này cũng phù hợp với ý kiến khách quan của các nhân viên tín dụng khi được yêu cầu trả lời về những góp ý mà các DNNVV cần phải cải thiện để tăng khả năng tiếp cận tín dụng cho doanh nghiệp. Theo đó, hầu hết các nhân viên tín dụng cho rằng cần phải cải thiện năng lực hoạt động của doanh nghiệp (48%), thúc đẩy mối quan hệ hợp tác của chủ doanh nghiệp với ngân hàng (65%), tăng tính minh bạch trong sổ sách kế toán (68%), tăng quy mô vốn chủ sở hữu (78%), phải có chiến lược tài chính dài hạn (42%) và cần có tài sản đảm bảo (62%) [ Phụ lục 3.6].

Kết luận chƣơng 3:

Kết quả phân tích nhân tố khám phá các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng từ phía DNNVV lẫn phía ngân hàng đều cho thấy dữ liệu phù hợp mơ hình phân tích, các thang đo có độ tin cậy cao (thỏa mãn các kiểm định thang đo) và các nhân tố có khả năng giải thích cao. Theo đó, ở góc độ các DNNVV cho thấy có 3 nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng của các DNNVV đó là: Nhân tố về niềm tin – uy tín của doanh nghiệp, nhân tố về mối quan hệ giữa doanh nghiệp với ngân hàng (kể cả với nhân viên tín dụng) và nhân tố về tâm lý tiếp cận ngân hàng của chủ DNNVV. Ngồi ra, kết quả phân tích khả năng tiếp cận tín dụng của DNNVV cũng cho thấy các đặc điểm như số lao động, số năm hoạt động của doanh nghiệp, kinh nghiệm cũng như các mối quan hệ của chủ doanh nghiệp với nhân viên tín dụng hoặc mối quan hệ giữa chủ doanh nghiệp với ngân hàng cũng tác động đến khả năng được cho vay của doanh nghiệp.

Về phía ngân hàng, có 3 nhân tố chính tác động đến quyết định cho vay đối với các DNNVV bao gồm: Nhân tố về tài sản đảm bảo khoản vay, nhân tố về khả

năng hoàn trả vốn vay, nhân tố về năng lực – uy tín tín dụng của doanh nghiệp. Tất cả các nhân tố này sẽ được sử dụng để kiến nghị chính sách mở rộng tín dụng đối với các DNNVV ở chương sau.

CHƢƠNG 4: GIẢI PHÁP MỞ RỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DNNVV TẠI NGÂN HÀNG NƠNG NGHIỆP & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

VIỆT NAM – CHI NHÁNH LÝ THƢỜNG KIỆT 4.1 Định hướng phát triển DNNVV của Việt Nam trong thời gian tới.

Với vai trò hết sức quan trọng của DNNVV, ngày 7/9/2012 Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2011-2015, trong đó mục tiêu đưa số doanh nghiệp nhỏ và vừa thành lập mới giai đoạn 2011- 2015 dự kiến đạt 350.000 doanh nghiệp. Mục tiêu đặt ra đến thời điểm ngày 31/12/2015, cả nước có 600.000 doanh nghiệp đang hoạt động và dự kiến doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ tạo thêm khoảng 3,5 – 4 triệu việc làm mới trong giai đoạn trên. Phấn đấu tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm 25% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn quốc; đầu tư của khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm 35% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa đóng góp khoảng 40% GDP; 30% tổng thu ngân sách nhà nước.

Để thực hiện mục tiêu đề ra có 8 nhóm giải pháp phát triển DNNVV cần thực hiện như sau:

- Hoàn thiện khung pháp lý về gia nhập, hoạt động và rút lui khỏi thị trường của DN

- Hỗ trợ tiếp cận tài chính, tín dụng cho DNNVV

- Hỗ trợ đổi mới công nghệ và áp dụng công nghệ mới trong các DNNVV

- Phát triển nguồn nhân lực cho các DNNVV, tập trung vào nâng cao năng lực quản trị cho các DNNVV

- Đẩy mạnh hình thành các cụm liên kết, cụm ngành công nghiệp cho các DNNVV

- Cung cấp thông tin hỗ trợ DNNVV và xúc tiến mở rộng thị trường cho DNNVV

- Xây dựng hệ thống tổ chức trợ giúp phát triển DNNVV - Quản lý thực hiện Kế hoạch phát triển DNNVV

4.2 Định hƣớng hoạt động tín dụng của Agribank nói chung và Agribank Chi nhánh Lý Thƣờng Kiệt.

Cùng với mục tiêu phát triển tín dụng chung của toàn hệ thống năm 2013 và những năm tiếp theo, Agribank xác định mục tiêu ưu tiên đầu tư cho “tam nông”, trước tiên là các hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp, các doanh

nghiệp nhỏ và vừa nhằm đáp ứng được yêu cầu chuyển dịch cơ cấu đầu tư cho sản xuất nông nghiệp, nông thôn, tăng tỷ lệ dư nợ cho lĩnh vực này đạt 70%/tổng dư nợ. Xác định được vị thế của mình Agribank Lý Thường Kiệt ngồi cho vay nơng nghiệp nông thôn, tập trung chủ yếu cho vay đối tượng doanh nghiệp nhỏ và vừa, và ưu tiên cho vay ngắn hạn. Các khoản cho vay trung dài hạn được xem xét chặt chẽ, không cho vay các dự án lớn có độ rủi ro cao. Kể từ năm 2011, Agribank nói chung và Agribank Lý Thường Kiệt nói riêng đã chuyển mạnh sang bán lẻ, hướng ưu tiên vào kinh tế hộ nông thôn, cá nhân và đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Đây là một hướng đi an toàn và phù hợp với lợi thế của ngân hàng.

4.3 Nhóm giải pháp từ phía Ngân hàng

Kết quả phân tích nhân tố khám phá về khả năng tiếp cận tín dụng tại Agribank – chi nhánh Lý Thường Kiệt cho thấy 3 nhóm yếu tố quan trọng quyết định đến khả năng tiếp cận tín dụng của các DNNVV bao gồm (i) nhóm yếu tố về tâm lý tiếp cận; (ii) nhóm yếu tố về niềm tin – kiến thức; (iii) và nhóm yếu tố về các mối quan hệ với ngân hàng.

4.3.1 Nâng cao phong cách phục vụ và thực hiện tốt chính sách khách hàng

Trong nhóm yếu tố tâm lý tiếp cận, kết quả phân tích cho thấy việc các đại diện DNNVV thường xuyên tặng quà cho nhân viên tín dụng vào những sự kiện quan trọng; hoặc nhân viên tín dụng nhiệt tình q mức trong việc đề nghị hỗ trợ giải quyết khó khăn của doanh nghiệp đều tạo nên những tâm lý né tránh hoặc cảm giác bất an khi giao dịch với ngân hàng (thông qua nhân viên tín dụng). Đây sẽ là vấn đề rất đáng ghi nhận cho hoạt động của chi nhánh nói riêng và hoạt động của Agribank nói chung trong thái độ và cung ứng ứng xử, giao dịch với khách hàng.

Trong công việc, các ngân hàng cần hướng dẫn cho cán bộ công nhân viên của mình làm việc với phương châm làm hết việc, khi giao dịch với khách hàng cần nhiệt tình hướng dẫn cho khách hàng những thủ tục cần thiết, nhiệt tình với nụ cười ln nở trên mơi, để làm sao cho khách hàng đến với ngân hàng luôn cảm thấy an tâm, thoải mái và coi ngân hàng như là người bạn đồng hành đáng tin cậy. Đối với cán bộ giao dịch trực tiếp với khách hàng cần phân cơng những cán bộ có đủ năng lực, trình độ, có phẩm chất đạo đức tốt, có kỹ năng giao tiếp tốt để giải phóng nhanh các giao dịch và tạo cảm giác thích thú, gần gũi và an tâm cho khách hàng đến giao dịch.

Khơng ngừng rà sốt, bổ sung, chỉnh sửa và hoàn thiện các thủ tục, quy trình cho vay theo hướng linh hoạt, gọn nhẹ, đáp ứng nhanh chóng cho mọi đối tượng khách hàng, phù hợp với đặc thù hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Muốn vậy, Agribank nói chung và chi nhánh Lý Thường Kiệt nói riêng cần xây dựng một hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế nhưng vẫn mang những đặc thù riêng có của hệ thống.

Quy trình tín dụng của hội sở Agribank cần phải được điều chỉnh một cách hợp lý trong tình hình mới và trong từng giai đoạn nhất định. Đồng thời, quy trình tín dụng này tại chi nhánh cũng cần áp dụng linh hoạt phù hợp với hoạt động thực tiễn theo nguyên tắc ban hành từ hội sở ngân hàng. Theo đó, quy trình này phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn của từng cán bộ có liên quan đến cơng tác tín dụng, đảm bảo quản trị được rủi ro ở khâu tác nghiệp, đáp ứng nhanh chóng nhu cầu về vốn, phát huy tính chủ động, sáng tạo trong việc cải tạo quy trình, thủ tục cho vay.

Chính sách khách hàng tại chi nhánh tơn trọng sự bình đẳng thực sự giữa các khách hàng. Điều này cần thực hiện trên cơ sở pháp luật, hiệu quả kinh doanh của khách hàng chứ khơng phải căn cứ vào hình thức sở hữu. Mặt khác, chi nhánh cũng cần thực hiện một chiến lược khách hàng, nghĩa là áp dụng những hình thức ưu đãi về lãi suất, về thời hạn nợ, về tài sản đảm bảo,... đối với các DNNVV làm ăn có uy tín nhằm khuyến khích các các doanh nghiệp nói chung cạnh tranh lành mạnh trong quan hệ với ngân hàng để tranh thủ nguồn vốn từ phía nhà tài trợ.

Về dịch vụ tín dụng: Chi nhánh cũng cần đa dạng và nâng cao chất lượng dịch vụ đến các DNNVV. Điều này vừa tạo sự tiện ích cho các doanh nghiệp khi quan hệ với ngân hàng, giúp ngân hàng thu hút khách hàng cũng như tạo mối dây liên hệ bảo đảm tài chính an tồn cho ngân hàng. Mặt khác, như đã phân tích ở trên các DNNVV ở khu vực ngoài quốc doanh do khả năng quản lý hạn chế nên hầu hết họ không tự xây dựng được phương án kinh doanh khả thi. Vì vậy, mở rộng và nâng cao hiệu quả của hoạt động tư vấn trong chi nhánh để hỗ trợ các DNNVV xây dựng phương án kinh doanh là điều hết sức cần thiết.

4.3.2 Xây dựng đội ngũ nhân viên tín dụng chuyên nghiệp, có kiến thức

Sự tin tưởng hay niềm tin trong những lời tư vấn của các nhân viên tín dụng là một trong những nhân tố quan trọng quyết định trực tiếp đến khả năng sử dụng dịch vụ tín dụng của các chủ DNNVV. Các chủ doanh nghiệp khi tiếp cận tín dụng

đa phần đều tin rằng ngân hàng (nhân viên tín dụng) hiểu rõ hoạt động, cũng như khó khăn của doanh nghiệp. Các chủ doanh nghiệp này cũng tin rằng nhân viên tín dụng hoặc ngân hàng sẽ hỗ trợ giải quyết tốt các khó khăn mà doanh nghiệp gặp phải. Kì vọng về hiệu quả tư vấn, hỗ trợ giải quyết khó khăn của doanh nghiệp từ phía ngân hàng được đánh giá là khá cao.

Chất lượng trong sự tư vấn, tính đúng đắn và hiệu quả sử dụng vốn vay của doanh nghiệp phải đặt lên hàng đầu, trên cả mục tiêu cá nhân của mỗi nhân viên tín dụng. Do vậy, sự am hiểu cùng với kiến thức sâu rộng và đạo đức của mỗi nhân viên tín dụng là điều tối quan trọng để mở rộng cơng tác tín dụng tại chi nhánh.

Ngồi ra, cán bộ tín dụng phải trực tiếp tìm hiểu doanh nghiệp, thu thập thường xuyên các báo cáo tài chính, tình hình kinh doanh trên thị trường… để từ đó có những đánh giá một cách khách quan về những thị trường giúp doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro có thể xảy ra và có biện pháp phịng ngừa một cách có hiệu quả nhất. Đồng thời thơng qua đó tạo dựng mối quan hệ tốt với doanh nghiệp và nâng cao uy tín của ngân hàng.

Việc quản lý tín dụng tốt sẽ đảm bảo kiểm sốt được rủi ro và an tồn hoạt động tín dụng, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động cho vay. Không những thế, việc kiểm sốt nội bộ có chất lượng, có hiệu quả góp phần làm nâng cao hiệu quả hoạt động ngân hàng, trong đó bao gồm hoạt động tín dụng.

4.3.3 Xây dựng và mở rộng các mối quan hệ với các DNNVV

Tại Agribank – Chi nhánh Lý Thường Kiệt, vào các ngày sinh nhật của khách hàng lớn, khách hàng truyền thống và khách hàng tiềm năng ngoài hoa, thiệp mừng chi nhánh cịn tặng một số món quà cho khách hàng như áo sơ mi đối với khách hàng nam, phiếu mua hàng đối với khách hàng nữ. Đối với những khách hàng là các pháp nhân, thường xuyên tổ chức các buổi giao lưu văn nghệ, thể thao… qua các buổi giao lưu đó, hai bên đã trao đổi những tâm tư, nguyện vọng, hay nói ra những khó khăn, vướng mắc trong q trình giao dịch từ đó sẽ các bên sẽ hiểu rõ nhau hơn, qua đó các ngân hàng sẽ củng cố, hồn thiện các chính sách của mình cho phù hợp với từng đối tượng khách hàng.

Đồng thời, chi nhánh còn tổ chức các buổi họp mặt khách hàng cuối năm, du lịch kết hợp với các chương trình từ thiện. Tuy nhiên, để hoàn thiện hơn nữa các chương trình này, chi nhánh cần kết hợp với các khách hàng của mình (nhất là các

khách hàng có đóng góp lớn) để tại các chương trình này, các khách hàng tiêu biểu có thể giới thiệu với các khách hàng khác về tình hình hoạt động của mình, về sản phẩm và nhu cầu cần hợp tác với các đơn vị khác. Khi thực hiện tốt được cơng việc này thì chính sách khách hàng tại chi nhánh mới mang lại hiệu quả cao nhất.

Việc phát triển, duy trì các mối quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng là một yếu tố khơng thể thiếu trong q trình hoạt động của ngân hàng. Chính vì thế, để có thể xây dựng và xác định những đối tượng khách hàng (trong đó có các DNNVV) mà ngân hàng cần hướng tới trong từng giai đoạn cụ thể thì nhất thiết chi nhánh phải xây dựng cho mình một bộ phận chuyên nghiên cứu về khách hàng. Bộ phận này có nhiệm vụ tư vấn, hỗ trợ khách hàng các vấn đề về doanh nghiệp, ngành nghề, pháp lý, tài chính, kế tốn… nhằm thiết lập mối quan hệ lâu dài với doanh nghiệp này, ln coi tiêu chí chất lượng tín dụng, chất lượng dịch vụ làm hàng đầu trên cơ sở bình đẳng, tin cậy, đơi bên cùng có lợi.

Một thực tế hiện nay đối với các doanh nghiệp này là còn nhiều hạn chế, khơng những về vốn mà cịn cả về phương thức quản lý, sổ sách kế tốn, tài chính, con người… Vì thế khi xem xét cho vay, chi nhánh khơng có một tiêu chuẩn phù hợp để cho vay đối với đối tượng này, để có thể khắc phục tình trạng này, chi nhánh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh lý thường kiệt (Trang 74)