Xu hướng M&A trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp gia tăng quy mô vốn tực có của ngân hàng thông qua hoạt động sát nhập, mua lại (Trang 59 - 63)

2.2. Thực trạng gia tăng vốn tự có của NHTM Việt Nam thông qua hoạt động

2.2.2.3. Xu hướng M&A trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam

Có một số nhận định cho rằng Việt Nam hiện đang có q nhiều ngân hàng, hoạt động cịn yếu kém, quy mô vốn quá mỏng so với các ngân hàng trong khu vực và trên thế giới. Vì vậy, dịp tăng vốn điều lệ cuối năm 2008 và cuối năm 2010 là thời điểm thuận lợi để tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thông qua sáp nhập, hợp nhất, nhưng các cơ hội đã bị bỏ qua. Kết quả là, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã “vượt

sản, sáp nhập, hợp nhất hay giải thể, trong khi tại Mỹ có tới hàng trăm ngân hàng bị phá sản, trong đó có Lehman Brothers - một đại gia ngân hàng Mỹ.

Trong quá trình hình thành và phát triển của hệ thống tài chính Việt Nam, số lượng ngân hàng thương mại có sự biến động khá rõ nét và tất nhiên không phải lúc nào số lượng ngân hàng cũng tăng. Cụ thể, năm 1991, Việt Nam mới có 4 ngân hàng quốc doanh, 4 ngân hàng TMCP, 1 ngân hàng liên doanh và chưa hề có một chi nhánh hay văn phịng nào của ngân hàng nước ngoài. Từ năm 1991 đến 1993, số lượng ngân hàng TMCP đã nhảy vọt lên 41 và đạt tới 51 ngân hàng vào năm 1997.

Sau đó, con số này đã giảm, thấp nhất là thời điểm năm 2007, cả nước chỉ có 34

ngân hàng TMCP. Đó là một trong những cơ sở để tin tưởng, hồn tồn có thể giảm hợp lý số lượng ngân hàng thương mại hiện nay, với ý tưởng rằng, số lượng các ngân hàng được xem là đủ khi người dân, doanh nghiệp, nền kinh tế được đáp ứng

đủ nhu cầu vốn và các ngân hàng đều khỏe mạnh

Biểu đồ 2.3: Số lượng ngân hàng Việt Nam từ 1990 - nay

Số lượng ngân hàng Việt Nam từ 1991 - nay

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 1991 1993 1995 1997 199 9 2001 2004 200 5 2007 2008 20096/2011

Chi nhánh NH nước ngoài Ngân hàng liên doanh Ngân hàng TM cổ phần Ngân hàng TMNN

Nguồn: Báo cáo của NHNN Việt Nam

Hiện nay, hệ thống Ngân hàng Việt Nam đang đứng trước một áp lực cải cách rất lớn để để nâng cao năng lực và đảm bảo hệ thống phát triển bền vững. Bên cạnh

đó, thị trường tài chính cũng cho thấy những điều kiện chín muồi cho hoạt động

M&A trong thời gian tới.

Thứ nhất, thị trường đang tồn tại nhiều các ngân hàng có quy mơ nhỏ, vốn thấp,

hoạt động cầm chừng, kém hiệu quả. Hoạt động trong một môi trường có mức độ

cạnh tranh cao, tất yếu sẽ dẫn đến việc một số ngân hàng phải sáp nhập với nhau nhằm hình thành chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Hơn nữa, áp lực của hội nhập thị trường quốc tế càng khiến nhu cầu củng cố vị thế cạnh tranh của các ngân hàng trở nên bức thiết.

Thứ hai, một số ngân hàng nhỏ đã tập trung gia tăng tín dụng quá mức trong

các năm trước, vượt quá khả năng huy động vốn và phải lệ thuộc vào nguồn vốn trên thị trường liên ngân hàng. Trong điều kiện chính sách tiền tệ thắt chặt, nguồn vốn huy động khó khăn, thanh khoản của các ngân hàng này suy giảm mạnh đe doạ

đến an toàn hệ thống. NHNN sẽ phải xem xét cho phép các ngân hàng có tiềm lực

hơn mua lại các ngân hàng này, tránh nguy cơ phá sản và đổ vỡ dây chuyền.

Thứ ba, theo lộ trình tăng vốn dự kiến của NHNN, vốn điều lệ tối thiểu của các

ngân hàng thương mại cổ phần phải đạt 5.000 tỷ đồng vào năm 2012 và đến năm

2015 là 10.000 tỷ đồng. Trong tình hình khó khăn của thị trường, cộng với sự sụt

giảm mạnh của giá cổ phiếu ngân hàng, việc huy động thêm vốn chắc chắn sẽ gặp nhiều khó khăn. Điều này buộc các ngân hàng nhỏ sẽ tìm kiếm cơ hội sáp nhập với nhau hoặc với ngân hàng lớn hơn để có thể đáp ứng được yêu cầu về vốn. Những

ngân hàng yếu kém sẽ phải rời khỏi cuộc chơi, qua đó nâng cao tính ổn định của cả hệ thống.

Thứ tư, hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động sáp nhập, hợp nhất

doanh nghiệp hiện nay tương đối đồng bộ, hoàn chỉnh như Luật Doanh nghiệp, Luật

Đầu tư, Luật Cạnh tranh, Luật Chứng khoán. Trong lĩnh vực ngân hàng cịn có Luật

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Luật Các tổ chức tín dụng và cụ thể nhất là Thông tư số 04/2010/TT-NHNN quy định việc sáp nhập, hợp nhất và mua lại tổ chức tín dụng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động sáp nhập, hợp nhất, mua lại tổ

chức tín dụng. Ngồi ra, việc Ngân hàng Nhà nước sẵn sàng hỗ trợ kỹ thuật từ cho các ngân hàng có nguyện vọng sáp nhập, hợp nhất cũng là một thuận lợi.

Thêm vào đó, NHNN vừa ban hành Thơng tư số 40/2011/TT-NHNN quy định về việc cấp giấy phép và tổ chức, hoạt động của NHTM, chi nhánh NH nước ngoài, VPĐD của TCTD nước ngoài, tổ chức nước ngồi khác có hoạt động ngân hàng mà theo đó tiêu chí cấp phép thành lập ngân hàng mới đã được điều chỉnh cao hơn

trước nhằm đảm báo các ngân hàng mới được thành lập thực sự mạnh về tiềm lực

tài chính, có khả năng cạnh tranh cao hơn. Tiêu chí thành lập mới khó hơn sẽ thúc

đẩy các tổ chức đầu tư tiến hành hoạt động M&A thay vì thành lập ngân hàng mới;

do đó, các ngân hàng nước ngồi vẫn sẽ tích cực sử dụng M&A như một giải pháp

để xâm nhập thị trường tài chính ngân hàng Việt Nam.

Mặt khác, việc tìm kiếm và bán cổ phần cho cổ đơng chiến lược nước ngồi có thể nói là rất cần thiết đối với các ngân hàng Việt Nam để nâng cao năng lực tài

chính, hiện đại hóa ngân hàng cũng như phát triển các sản phẩm dịch vụ, cập nhật hệ thống rủi ro tác nghiệp, tối ưu hóa hoạt động kinh doanh của mình, quản trị điều hành tốt hơn theo hướng chuẩn mực quốc tế. Đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam thực hiện các cam kết mở cửa thị trường dịch vụ tài chính ngân hàng của mình và các ngân hàng trong nước phải cạnh tranh với các tổ chức tài chính nước ngồi. Vì vậy, sáp nhập, hợp nhất ngân hàng là xu hướng tất yếu khách quan hiện nay để gia tăng quy mơ vốn tự có, nâng cao khả năng cạnh tranh, đem lại giá trị gia tăng lớn hơn so với khi các ngân hàng đứng riêng rẽ nhờ đạt được lợi ích kinh tế theo quy mơ lớn

hơn, tăng uy tín, thương hiệu, giảm chi phí, khai thác tối đa lợi thế kinh doanh của các bên tham gia, phát triển cơ sở khách hàng, mạng lưới phân phối.

Đối với các ngân hàng hoạt động yếu kém, việc sáp nhập vào các ngân hàng

lớn có vẻ là giải pháp tối ưu hơn cả. Trong bối cảnh thị trường chứng khoán ảm

đạm, giá cổ phiếu của nhiều ngân hàng đang dưới mệnh giá thì việc tăng vốn để

tăng năng lực tài chính và khả năng cạnh tranh của các ngân hàng sẽ gặp nhiều khó khăn, nhất là các ngân hàng hoạt động yếu kém. Thêm vào đó, với các biện pháp

mạnh mẽ và quyết liệt của Ngân hàng Nhà nước thời gian gần đây, các yếu tố cạnh tranh thiếu lành mạnh đã bị triệt tiêu thì các ngân hàng chưa có uy tín, thương hiệu sẽ mất đi lợi thế cạnh tranh là điều khó tránh khỏi. Khi khơng thể tự tồn tại, thì việc sáp nhập, bán lại để phát triển là lựa chọn tối ưu hơn cả. Đối với các ngân hàng

mạnh, có uy tín, thương hiệu, việc liên kết, hợp nhất để tạo ra một thương hiệu mới sẽ là yếu tố cộng hưởng cho sự phát triển chung của các ngân hàng hợp nhất. Từ đó sẽ dẫn đến nhu cầu liên minh và sáp nhập các ngân hàng nhỏ và vừa với nhau, hoặc sáp nhập với các ngân hàng lớn nhằm tăng cường tiềm lực vốn, chiếm lĩnh thị phần, thu hút nhân tài và tối đa hóa lợi nhuận.

Vì vậy có thể nói rằng xu hướng sáp nhập, hợp nhất, mua lại ngân hàng là con đường tất yếu trong lộ trình phát triển ngân hàng Việt Nam hiện tại và tương lai.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp gia tăng quy mô vốn tực có của ngân hàng thông qua hoạt động sát nhập, mua lại (Trang 59 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)