Thương vụ hợp nhất SCB, Việt Nam Tín Nghĩa và Đệ Nhất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp gia tăng quy mô vốn tực có của ngân hàng thông qua hoạt động sát nhập, mua lại (Trang 68 - 73)

2.2. Thực trạng gia tăng vốn tự có của NHTM Việt Nam thông qua hoạt động

2.2.3.2. Thương vụ hợp nhất SCB, Việt Nam Tín Nghĩa và Đệ Nhất

(i) Lịch sử các ngân hàng thành viên trước khi hợp nhất

Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn

Tên giao dịch: NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN Tên tiếng Anh: SAIGON COMMERCIAL BANK (SCB)

Tiền thân là Ngân hàng TMCP Quế Đô được thành lập năm 1992 theo Giấy

phép hoạt động số 00018/NH-GP ngày 06/06/1992 của Thống đốc Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam và giấy phép thành lập số 308/GP-UB ngày 26/06/1992 của UBND TP.HCM cấp, đến ngày 08/04/2003, chính thức đổi tên thành Ngân hàng TMCP Sài gòn (SCB).

SCB là một trong những Ngân hàng TMCP hoạt động có hiệu quả trong hệ

thống tài chính Việt nam. Cụ thể, từ 27/12/2010 Vốn điều lệ đạt 4.184.795.040.000 VNĐ; đến 30/09/2011 tổng tài sản của SCB đạt 77.985 tỷ đồng, tăng gần 30% so

với đầu năm. Mạng lưới hoạt động gồm 132 điểm giao dịch trải suốt từ Nam ra Bắc. Với các chính sách linh hoạt và các sản phẩm dịch vụ toàn diện, đáp ứng được yêu cầu đa dạng của khách hàng là cơ sở vững chắc để SCB đạt được kết quả và hiệu

quả kinh doanh ngày càng cao và luôn là người bạn đồng hành đáng tin cậy của các khách hàng, theo đúng phương châm “Hồn thiện vì khách hàng”.

Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam Tín Nghĩa

Tên giao dịch: NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM TÍN

NGHĨA

Tên tiếng Anh: VIETNAM TIN NGHIA COMMERCIAL JOINT STOCK BANK

(VIETNAM TIN NGHIA BANK)

Ngân hàng TMCP Việt Nam Tín Nghĩa tiền thân là Ngân hàng TMCP Tân Việt được thành lập theo Giấy phép hoạt động số 0164/NH–GP ngày 22 tháng 08

năm 1992 do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp. Ngày 18/01/2006, Ngân hàng TMCP Tân Việt được đổi tên thành Ngân hàng TMCP Thái Bình Dương theo

Quyết định số 75/QĐ-NHNN. Sau cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu từ năm

2008, một lần nữa vào tháng 01/2009 Ngân hàng TMCP Thái Bình Dương đã được đổi tên thành Ngân hàng TMCP Việt Nam Tín Nghĩa theo Quyết định số 162/QĐ-

NHNN nhằm cơ cấu lại tổ chức và phát triển theo kịp xu thế mới.

Tính đến cuối tháng 9/2011, TinNghiaBank có Vốn điều lệ đạt 3.399.000.000

VNĐ; tổng tài sản đạt 58.939 tỷ đồng, tăng 26% so với năm 2010, vượt 7,16 % kế hoạch. Mạng lưới hoạt động gồm 83 điểm giao dịch từ Nam ra Bắc.

Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, Ngân hàng TMCP Việt Nam Tín Nghĩa đã gặp khơng ít những khó khăn. Tuy nhiên với sự quan tâm giúp đỡ của các cấp lãnh đạo, của các ngân hàng thương mại, Hội đồng Quản trị, Ban Kiểm soát,

Ban Điều hành đã nỗ lực khơng ngừng và cùng tồn thể cán bộ nhân viên chung sức

đồn kết khắc phục những khó khăn và từng bước đưa Ngân hàng phát triển một

cách mạnh mẽ về lượng và chất trong những năm gần đây.

Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Đệ Nhất

Tên giao dịch: NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐỆ NHẤT Tên tiếng Anh: FIRST JOINT STOCK BANK (FICOMBANK)

Ngân hàng TMCP Đệ nhất được thành lập theo Giấy phép hoạt động số

0033/NH–GP ngày 27 tháng 04 năm 1993 do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp và giấy phép thành lập số 534/GP-UB do Uỷ ban nhân dân TP .HCM cấp ngày 13 tháng 5 năm 1993. Trong bối cảnh hoạt động theo khung pháp lý cho ngân hàng

thương mai tại Việt Nam, ngày 02/8/1993 Ngân hàng TMCP Đệ Nhất đã chính thức khai trương và đi vào hoạt động.

Tính đến 30/09/2011, Ficombank có Vốn điều lệ đạt 3.000.000.000 VNĐ. Kết

quả hoạt động kinh doanh đã “phá” chỉ tiêu về tổng tài sản khi đạt hơn 17.100 tỷ

đồng, vượt 128% so kế hoạch. Mạng lưới hoạt động gồm 26 điểm giao dịch tại

TP.Hồ Chí Minh, Hà Nội và một số thành phố lớn.

Suốt quá trình hình thành và phát triển FICOMBANK trải qua nhiều khó khăn nhưng vẫn nỗ lực phấn đấu khơng ngừng phát triển.

(ii) Lịch sử hình thành và phát triển SCB hợp nhất

Ngày 26/12/2011, Thống đốc NHNN chính thức cấp Giấy phép số 238/GP-

NHNN về việc thành lập và hoạt động Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) trên cơ sở hợp nhất tự nguyện 3 ngân hàng: Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB), Ngân hàng TMCP Đệ Nhất (Ficombank), Ngân hàng TMCP Việt Nam Tín Nghĩa

(TinNghiaBank). Ngân hàng TMCP Sài Gòn (Ngân hàng hợp nhất) chính thức đi

Đây là bước ngoặt trong lịch sử phát triển của cả ba ngân hàng, đánh dấu sự

thay đổi về quy mô tổng tài sản lớn hơn, phát triển vượt bậc về công nghệ, mạng lưới chi nhánh phát triển rộng khắp cả nước và trình độ chuyên môn vượt bậc của tập thể CB-CNV.

Trên cơ sở thừa kế những thế mạnh vốn có của 3 ngân hàng, Ngân hàng hợp nhất đã có ngay lợi thế mạnh trong lĩnh vực ngân hàng và nằm trong nhóm 5 ngân hàng cổ phần lớn nhất tại Việt Nam. Cụ thể: Vốn điều lệ đạt 10.584 tỷ đồng, Tổng tài sản ngân hàng đã đạt khoảng 154.000 tỷ đồng, Nguồn vốn huy động từ tổ chức tín dụng, kinh tế và dân cư của ngân hàng đạt hơn 110.000 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế lũy kế đạt trên 1.300 tỷ đồng. Hiện hệ thống của ngân hàng tính trên tổng số

lượng trụ sở chính, sở giao dịch, chi nhánh, phòng giao dịch, quỹ tiết kiệm, và điểm giao dịch ước khoảng 230 đơn vị trên cả nước sẽ giúp khách hàng giao dịch một

cách thuận lợi và tiết kiệm nhất.

Từ những thế mạnh sẵn có cùng sự quyết tâm của Hội đồng Quản trị, Ban điều hành và toàn thể CBNV, sự hỗ trợ của Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển (BIDV), đặc biệt là sự tin tưởng và ủng hộ của Khách hàng, Cổ đông,

Ngân hàng TMCP Sài Gòn (Ngân hàng hợp nhất) chắc chắn sẽ phát huy được thế mạnh về năng lực tài chính, quy mơ hoạt động và khả năng quản lý điều hành để

nhanh chóng trở thành một trong những tập đồn tài chính ngân hàng hàng đầu Việt Nam và mang tầm vóc quốc tế, đủ sức cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường trong và ngồi nước. Qua đó, cung cấp giải pháp tài chính linh hoạt, chất lượng cao nhằm

đáp ứng nhu cầu của mọi đối tượng Khách hàng cũng như nâng cao giá trị và quyền

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trong khi các thương vụ M&A ngân hàng trong giai đoạn 1990 – 2004 ở Việt Nam phần lớn mang tính bị động và xuất phát từ mệnh lệnh hành chính để tránh

nguy cơ đổ vỡ hệ thống thì các thương vụ trong giai đoạn 2005 đến nay mang tính chủ động hơn. Thứ nhất là do nhu cầu gia tăng năng lực cạnh tranh, các ngân hàng Việt Nam đã tìm kiếm các đối tác chiến lược thông qua các thương vụ bán cổ phần cho các ngân hàng nước ngoài. Lý do thứ hai cũng là lý do quan trọng hơn đó là đáp

ứng nhu cầu tăng vốn điều lệ tối thiểu của NHNN trong thời gian qua.

Đa số các thương thương vụ M&A trong lĩnh vực ngân hàng có giá trị cao đều

có yếu tố nước ngồi. Tuy nhiên, các hoạt động M&A ngân hàng ở Việt Nam còn sơ khai và chủ yếu là là chủ yếu là đầu tư tài chính, góp vốn, mua cổ phần của nhà

đầu tư trong và ngoài nước để trở thành cổ đơng chiến lược. Hình thức hoạt động

M&A ngân hàng tại Việt Nam mang tính “thân thiện” nhiều hơn. Các thương vụ M&A thể hiện rõ sự hợp tác và ở một góc độ nào đó có thể nói, vẫn mang hơi hướng của hình thức liên doanh giữa nhà đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài trước đây. Các hoạt động mua bán cổ phần diễn ra trong tinh thần hợp tác, hai bên

cùng đạt được những thỏa thuận nhất định.

Mặc dù hoạt động M&A trong lĩnh vực ngân hàng vẫn vẫn còn khá mới mẻ ở Việt Nam nhưng chúng ta cũng đã xây dựng được một khuôn khổ pháp lý tương đối

đầy đủ để hỗ trợ cho các hoạt động này. Tuy nhiên, các văn bản này còn nằm rải rác ở nhiều luật khác nhau, vì vậy cần hồn thiện khung pháp lý để góp phần thúc đẩy

hơn nữa hoạt động M&A ngân hàng tại Việt Nam.

Như vậy, cùng với lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế và theo cam kết về mở cửa thị trường tài chính khi Việt Nam gia nhập WTO, hoạt động M&A trong lĩnh vực tài chính nói chung và ngành ngân hàng nói riêng, là một xu hướng tất yếu cho sự phát triển hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện tại và tương lai để hình thành những tập đồn ngân hàng với quy mơ vốn lớn và có khả năng cạnh tranh với khu vực và thế giới.

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG M&A NHTM VIỆT NAM NHẰM GIA TĂNG QUY MƠ VỐN TỰ CĨ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp gia tăng quy mô vốn tực có của ngân hàng thông qua hoạt động sát nhập, mua lại (Trang 68 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)