Đánh giá những mặt hạn chế 45 

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp mở rộng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần kiên long (Trang 54 - 56)

6. Kết cấu của đề tài

2.3. Đánh giá thực trạng mở rộng tín dụng tại Ngân hàng Kiên Long 44 

2.3.2. Đánh giá những mặt hạn chế 45 

Bên cạnh những kết quả đạt được trong hoạt động mở rộng tín dụng tại Ngân hàng Kiên Long, vẫn còn tồn tại song song những mặt hạn chế.

- Về huy động vốn:

Các sản phẩm huy động tiền gửi tiết kiệm của Ngân hàng chưa thực sự đa dạng nên chưa tạo được nhiều tiện ích cho khách hàng. Điều này cũng làm hạn chế các khách hàng tiềm năng tìm đến giao dịch.

Nguồn vốn huy động chủ yếu tại Ngân hàng vẫn là tiền gửi tiết kiệm (bình quân 58% tổng vốn huy động), nguồn này tuy có tính ổn định nhưng giá vốn cao hơn các nguồn khác. Trong khi đó nguồn vốn giá rẻ như tiền gửi thanh toán của các tổ chức kinh tế hay vốn tài trợ ủy thác lại chiếm tỷ trọng chưa tương xứng với quy mô Ngân hàng.

Cơ cấu vốn huy động phân theo loại tiền tệ trong thời gian qua vẫn chủ yếu là VNĐ (chiếm đến 99% tổng vốn huy động). Trong khi đó vốn huy động bằng ngoại tệ không đáng kể, ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động cho vay bằng ngoại tệ vì Ngân hàng khó chủ động được nguồn, ngồi ra có thể gánh chịu thêm rủi ro tỷ giá nếu khơng có phương pháp quản lý hữu hiệu.

Thời gian gần đây, để đảm bảo khả năng thanh khoản nhất thời, Ngân hàng Kiên Long thường xuyên nhận tiền gửi từ các tổ chức tín dụng khác thơng qua thị trường liên ngân hàng. Về bản chất, nguồn vốn này phụ thuộc nhiều vào cung cầu thị trường, quan hệ tín nhiệm với các TCTD khác và tuân thủ các quy định liên quan của NHNN nên nguồn này không ổn định.

Tỷ lệ vốn huy động trung, dài hạn có xu hướng giảm (năm 2006 là 65%, năm 2009 chỉ còn 30% tổng huy động), trong khi tỷ lệ cho vay vốn trung, dài hạn chiếm tỷ trọng ổn định ở mức 22-27% tổng dư nợ. Trong thời gian tới, khi Kiên Long mở rộng địa bàn ra các thành phố lớn chắc chắn sẽ mở rộng đối tượng khách hàng, vì thế tỷ trọng cho vay trung dài hạn sẽ nâng lên. Nếu vốn huy động trung dài hạn không tăng lên cân đối sẽ làm hạn chế khả năng mở rộng tín dụng.

Tỷ lệ cho vay so với huy động (LDR) tại Kiên Long có xu hướng giảm (năm 2006 là 122,13%, năm 2009 là 77,54%), ngược lại với xu hướng tăng của ngành (năm 2006 là 91%, năm 2009 là 105%) nhưng nguồn vốn vẫn phụ thuộc nhiều vào thị trường 2 nên Ngân hàng khó tăng dư nợ.

Hoạt động cho vay tại Ngân hàng Kiên Long hầu hết là cho vay ngắn hạn (bình quân 74,5%), chưa đẩy mạnh cho vay trung và dài hạn để mở rộng đầu tư chiều sâu, tăng năng lực sản suất kinh doanh cho đơn vị, ổn định dư nợ cho phía Ngân hàng.

Các sản phẩm tín dụng doanh nghiệp chưa thực sự đa dạng (5 sản phẩm), trong khi sản phẩm tín dụng cá nhân (13 sản phẩm) chủ yếu vẫn là cho vay tiêu dùng và cho vay trả góp ngày.

Dư nợ tín dụng chủ yếu vẫn phụ thuộc địa bàn Kiên Giang (46,9%), nơi đóng góp đến hơn 70% vào lợi nhuận toàn Ngân hàng trong giai đoạn 2006-2009. Trong khi đó mặc dù mạng lưới giao dịch bắt đầu bùng nổ từ năm 2007, nhưng đến cuối năm 2009 tại hầu hết các địa bàn ngoài Kiên Giang thu nhập từ tín dụng vẫn chưa đóng góp nhiều vào lợi nhuận, thậm chí có nơi tỷ lệ nợ xấu phát sinh cao.

Dư nợ cho vay bằng ngoại tệ phát sinh từ năm 2008 và chiếm tỷ trọng khơng đáng kể trong cơ cấu tín dụng.

Tỷ lệ nợ xấu tuy được kiểm soát ở mức dưới 2% tổng dư nợ, nhưng về mặt tuyệt đối thì nợ xấu vẫn tăng 5 lần (năm 2009 là 56,8 tỷ đồng so với năm 2006 là 11,5 tỷ đồng).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp mở rộng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần kiên long (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)