Cơ cấu vốn huy động theo hình thức tiền gửi 31 

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp mở rộng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần kiên long (Trang 40)

6. Kết cấu của đề tài

2.2. Thực trạng mở rộng tín dụng tại Ngân hàng Kiên Long 28 

2.2.1.2. Cơ cấu vốn huy động theo hình thức tiền gửi 31 

Tiền gửi tập trung chủ yếu là ở thị trường 1, chủ yếu là tiền gửi tiết kiệm dân cư (chiếm hơn 70% năm 2009), còn lại là huy động ở thị trường 2 và ít nhất là vốn tài trợ ủy thác. Tỉ lệ cơ cấu loại hình cho thấy khách hàng gửi tiết kiệm chủ yếu là dân cư, điều này phù hợp với đặc thù hoạt động của Ngân hàng khi địa bàn chính vẫn là ở khu vực các tỉnh miền Tây Nam Bộ, nên khách hàng chủ yếu là nông dân, hộ kinh doanh và các doanh nghiệp nhỏ.

Đồ thị 2.3. Cơ cấu huy động thị trường 1 năm 2006-2009

Tuy nhiên, việc huy động vốn ở thị trường 1 đôi khi chưa đủ đáp ứng nhu cầu cấp tín dụng nên Ngân hàng chủ động huy động ở thị trường 2, đây là kênh huy động mang tính nhất thời, ngắn hạn và chủ yếu bù đắp thanh khoản. Do đó đẩy mạnh huy động vốn từ các tầng lớp dân cư, các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp là một giải pháp khả dĩ nhất đối với hoạt động của ngân hàng, vừa tận dụng nguồn vốn giá rẻ, vừa phát triển được thêm khách hàng nhằm mở rộng tín dụng.

Bảng 2.5. Cơ cấu vốn huy động theo hình thức tiền gửi 2006-2009

Đơn vị tính: %

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

1. Thị trường 1 90,71% 62,30% 89,51% 75,30%

2. Thị trường 2 3,25% 33,06% 7,40% 22,65%

3. Vốn uỷ thác 6,04% 4,64% 3,09% 2,05%

Tổng cộng 100% 100% 100% 100%

Nguồn: Báo cáo thường niên Ngân hàng Kiên Long [9] 2.2.1.3. Cơ cấu vốn huy động theo theo kỳ hạn

Đi sâu vào phân tích cho thấy, đa số là tập trung vào kỳ hạn ngắn (từ 12 tháng trở xuống) và không kỳ hạn. Quan sát số liệu tiền gửi theo kỳ hạn, ta thấy rõ ràng có hai xu hướng trái chiều nhau, tiền gửi không kỳ hạn và kỳ hạn dưới 12 tháng có xu hướng tăng rõ rệt với tốc độ tăng hàng năm lên đến 193,57% và tỷ trọng từ 35,09% trong năm 2006 tăng lên 69,64% trong năm 2009. Trong khi đó tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên có xu hướng ngược lại, nếu như trong cơ cấu tiền gửi theo kỳ hạn năm 2006 là 64,91% thì đến năm 2009 tỷ lệ này chỉ cịn 30,36%, tốc độ tăng trưởng bình quân 81,36%/năm cũng thấp hơn rất nhiều so với tiền gửi không kỳ hạn và kỳ hạn dưới 12 tháng.

Bảng 2.6. Cơ cấu vốn huy động theo theo kỳ hạn 2006-2009

Đơn vị tính: %

Kỳ hạn Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

1. Không KH và KH<12 tháng 35.09% 68.00% 62.82% 69,64% 2. Kỳ hạn ≥ 12 tháng 64.91% 32.00% 37.18% 30,36%

Tổng cộng 100% 100% 100% 100%

Qua phân tích trên cho thấy những năm gần đây, khách hàng chủ yếu gửi tiền có kỳ hạn ngắn là hồn tồn hợp lý và đó cũng là xu hướng chủ đạo hiện nay khi NHNN cho phép các ngân hàng thỏa thuận lãi suất, các ngân hàng nói chung và Kiên Long nói riêng đều có sự điều chỉnh về lãi suất huy động, làm dấy lên hiện tượng kỳ lạ mà một số ngân hàng hiện nay đang niêm yết, đó là lãi suất huy động của tất cả kỳ hạn là như nhau nên tiền gửi ngắn hạn sẽ tiếp tục được khách hàng ưa chuộng.

Đồ thị 2.4. Cơ cấu huy động theo kỳ hạn năm 2006-2009

Đối với nghiệp vụ huy động vốn, việc xác định một cách chính xác, đầy đủ và trọng tâm các nguồn hình thành nên nguồn vốn là vơ cùng quan trọng, bởi vì nó liên quan đến hàng loạt các yếu tố, nội dung của việc hoạch định chính sách huy động vốn, sử dụng vốn và kế hoạch hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Xác định được yếu tố đầu vào từ đó sẽ điều tiết được luồng tiền sao cho hợp lý, đảm bảo được tính thanh khoản ở mức cao nhất.

2.2.2. Thực trạng cho vay

Trong điều kiện tình hình biến động trong nước và thế giới có nhiều diễn biến khơng thuận lợi, lãi suất đầu vào biến động theo xu hướng ngày càng tăng. Bên cạnh đó, sức cạnh tranh của các ngân hàng khác ngày càng mạnh mẽ, nên hoạt động

tín dụng của Kiên Long gặp nhiều thách thức. Nhưng với sự nỗ lực tìm kiếm thị trường trên cơ sở chọn lọc khách hàng, giảm dần dư nợ đối với những doanh nghiệp có tình hình tài chính yếu kém, nâng cao chất lượng thẩm định dự án, coi trọng hiệu quả kinh tế và thực hiện nghiêm túc các quy chế về tín dụng hiện hành.

Trong những năm vừa qua, Kiên Long luôn tập trung nâng cao chất lượng tín dụng đi đơi với việc tăng trưởng dư nợ lành mạnh nhằm đảm bảo an toàn vốn cho vay và hiệu quả vốn tín dụng. Tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng bình qn trong giai đoạn 2006-2009 bình quân đạt 100,79% và tỷ lệ nợ xấu luôn được khống chế ở mức thấp hơn 2% tổng dư nợ.

Bảng 2.7. Cơ cấu dư nợ tín dụng 2006 – 2009

Đơn vị tính: triệu đồng, %

Chỉ tiêu Năm 2006 2007 Năm Năm 2008 Năm 2009

Tăng trưởng BQ (%)

1. Theo loại tiền tệ 602.124 1.351.742 2.195.377 4.874.377 100,79%

- VNĐ 602.124 1.351.742 2.190.728 4.775.633 99,43%

- Ngoại tệ 0 0 4.649 98.744 -

2. Theo thời hạn vay 602.124 1.351.742 2.195.377 4.874.377 100,79%

- Ngắn hạn 466.646 1.003.376 1.699.350 3.553.697 96,74% - Trung, dài hạn 135.478 348.366 496.027 1.320.680 113,62% 3. Theo khu vực 602.124 1.351.742 2.195.377 4.874.377 100,79% - Hội sở 8.659 24.540 25.509 181.659 175,80% - Kiên Giang 593.465 1.139.882 1.503.224 2.286.076 56,76% - ĐBSCL 0 23.766 155.141 855.129 499,84% - TP.HCM, Miền Đông 0 124.705 322.083 806.934 154,38% - Miền Bắc 0 16.11 87.535 360.53 373,07%

Chỉ tiêu Năm 2006 2007 Năm Năm 2008 Năm 2009 Tăng trưởng BQ (%) - Miền Trung 0 22.74 101.885 384.049 310,97% 4. Theo mục đích vay 602.124 1.351.742 2.195.377 4.874.377 100,79% - Cho vay SXKD 315.959 620.825 982.382 1.507.947 68,36%

- Cho vay tiêu dùng 72.941 156.544 270.152 2.630.404 230,38%

- Cho vay nông nghiệp 213.224 574.373 942.843 736.026 51,13%

5. Theo chất lượng TD 602.124 1.351.742 2.195.377 4.874.377 100,79% - Nhóm 1 562.466 1.326.845 2.115.324 4.754.039 103,70% - Nhóm 2 28.102 7.696 43.676 63.521 31,24% - Nhóm 3 2.211 6.045 14.712 22.471 116,61% - Nhóm 4 5.456 5.314 8.687 17.453 47,34% - Nhóm 5 3.889 5.842 12.978 16.894 63,17%

Nguồn: Báo cáo thường niên Ngân hàng Kiên Long [9] 2.2.2.1. Cơ cấu dư nợ theo loại tiền tệ

Do đặc thù khách hàng chủ yếu là hộ nông dân và doanh nghiệp vừa và nhỏ nên loại tiền cho vay chủ yếu là VNĐ. Từ năm 2007 trở về trước tất cả loại tiền giải ngân đều là VNĐ, hai năm trở lại đây Ngân hàng phát triển thêm một số sản phẩm mới nhằm phục vụ khách hàng là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu nên trong cơ cấu dư nợ theo loại tiền tệ tồn tại trạng thái ngoại tệ.

Theo số liệu thống kê, tỷ trọng ngoại tệ trong cơ cấu dư nợ tín dụng khơng đáng kể nhưng tốc độ tăng trưởng nhanh và tiềm năng phát triển lớn, ngoài thu nhập từ lãi cho vay Ngân hàng còn thu được lãi từ kinh doanh chênh lệch tỷ giá và phí thanh tốn quốc tế.

Bảng 2.8. Cơ cấu dư nợ theo loại tiền tệ 2006 – 2009

Đơn vị tính: %

Loại tiền Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

1. VNĐ 100% 100% 99,79% 97,97%

2. Ngoại tệ 0 0 0,21% 2,03%

Tổng cộng 100% 100% 100% 100%

Nguồn: Báo cáo thường niên Ngân hàng Kiên Long [9] 2.2.2.2. Cơ cấu dư nợ theo thời hạn

Nếu xét theo thời hạn cho vay thì chủ yếu là cho vay ngắn hạn vì ở những khu vực này, khách hàng chủ yếu là cá nhân, hộ gia đình, bn bán nhỏ với mục đích vay chủ yếu là tiêu dùng, phục vụ sản xuất nông nghiệp. Thật vậy, cho vay tiêu dùng năm 2009 đạt 2.630 tỷ đồng chiếm gần 54% dư nợ, tiếp đến là cho vay sản xuất kinh doanh chiếm gần 31%, còn lại 15% là cho vay sản xuất nông nghiệp.

2.2.2.3. Cơ cấu dư nợ theo khu vực

Xem xét dư nợ tín dụng được phân chia theo khu vực, rõ ràng địa bàn Kiên Giang do yếu tố lịch sử ln đóng vai trị quan trọng trong hoạt động cho vay của Ngân hàng Kiên Long.

Bảng 2.9. Cơ cấu dư nợ theo khu vực 2006 – 2009

Đơn vị tính: %

Địa bàn Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

1. Hội sở 1,44% 1,82% 1,16% 3,73% 2. Kiên Giang (2 CN) 98,56% 84,33% 68,47% 46,90% 3. ĐBSCL (8 CN) 0 1,76% 7,07% 17,54% 4. TP. HCM, Miền Đông (2 CN) 0 9,23% 14,67% 16,55% 5. Miền Bắc (2 CN) 0 1,19% 3,99% 7,40% 6. Miền Trung (3 CN) 0 1,68% 4,64% 7,88% Tổng cộng 100% 100% 100% 100%

Nguồn: Báo cáo thường niên Ngân hàng Kiên Long [9]

Năm 2006, địa bàn Kiên Giang chiếm 98,56% dư nợ toàn hệ thống, các năm tiếp theo tỷ trọng này có xu hướng giảm dần vì mạng lưới hoạt động của ngân hàng đã bắt đầu mở rộng, năm 2009 tỷ trọng là 46,9% tương ứng dư nợ là 2.286 tỷ đồng.

Khu vực miền Bắc với hai chi nhánh thành lập giai đoạn cuối năm 2007, đầu năm 2008 cùng khoảng thời gian với khu vực TP. HCM và Miền Đông (cũng với 2 chi nhánh) nhưng hoạt động mở rộng tín dụng phát triển chậm hơn, thể hiện qua tỷ trọng năm 2007 của khu vực này chỉ chiếm 1,19% so với 9,23%, đến năm 2009 tỷ trọng 7,4% chưa bằng một nửa so với tỷ trọng khu vực so sánh.

Khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long (trừ Kiên Giang) và khu vực miền Trung đa phần bắt đầu hoạt động từ năm 2008 với quy mơ phịng giao dịch và nâng cấp lên chi nhánh trong năm 2009, nên tốc độ phát triển nhanh nhưng vẫn còn thiếu

ổn định và chất lượng tín dụng chưa cao, cụ thể tỷ lệ nợ xấu năm 2009 của khu vực miền Trung là 4,65% cao hơn so với tỷ lệ toàn Ngân hàng là 1,17%.Cơ cấu dư nợ theo địa bàn trên cho thấy được đối tượng khách hàng và cơ cấu cho vay của Kiên Long vẫn chủ yếu ở khu vực nông thôn.

2.2.2.4. Cơ cấu dư nợ theo mục đích vay

Trong năm 2009 dư nợ cho vay tiêu dùng tăng đột biến hơn 8,7 lần so với năm 2008, chiếm tỷ trọng hơn 50% trong tổng dư nợ trong khi các năm trước tỷ lệ này chỉ giao động khoảng 11-12%.

Ngược lại, cho vay nông nghiệp năm 2009 giảm 21,94% so với năm 2008, tỷ trọng giảm chỉ cịn 15,1% so với mức bình qn 35-43% trong các năm trước đó. Tốc độ tăng trưởng bình qn hàng năm chỉ đạt 51,13% thấp hơn nhiều nếu so với mức tăng trưởng tổng dư nợ bình quân 100,79%.

Bên cạnh đó, tỷ trọng cho vay sản xuất kinh doanh cũng có xu hướng giảm, một phần là do tỷ trọng cho vay tiêu dùng cao, hơn nữa hình thức cho vay này cũng chỉ tăng trưởng bình quân hàng năm là 68,36%.

Bảng 2.10. Cơ cấu dư nợ theo mục đích vay 2006 – 2009

Đơn vị tính: %

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

1. Cho vay SXKD 52,47% 45,93% 44,75% 30,94%

2. Cho vay tiêu dùng 12,11% 11,58% 12,31% 53,96% 3. Cho vay nông nghiệp 35,41% 42,49% 42,95% 15,10%

Tổng cộng 100% 100% 100% 100%

Nguồn: Báo cáo thường niên Ngân hàng Kiên Long [9]

Qua phân tích trên, cho thấy trong thời gian qua Kiên Long đẩy mạnh cho vay tiêu dùng do đối tượng khách hàng chủ yếu là cá nhân và hộ sản xuất, số tiền vay khơng lớn, bên cạnh đó Ngân hàng có thể chủ động thương lượng lãi suất cho vay.

Cho vay sản xuất nông nghiệp năm 2009 giảm mạnh là do thị phần bị thu hẹp bởi sự cạnh tranh của các NHTM khác, thủ tục vay hỗ trợ lãi suất và vay vốn dự án RDF, MLF phức tạp nên cả ngân hàng và khách hàng không mặn mà với khoản vay này nên chuyển sang hình thức cho vay tiêu dùng.

2.2.2.5. Cơ cấu dư nợ theo chất lượng tín dụng

Theo số liệu ở bảng trên, chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Kiên Long được kiểm soát tương đối tốt. Mặc dù dư nợ cho vay tăng trưởng rất nhanh nhưng tỉ lệ nợ xấu giảm đi rất đáng kể, đây là tín hiệu đáng mừng. Nếu như năm 2006, tỉ lệ nợ xấu là 1,92% thì đến năm 2009 chỉ cịn 1,17%, một con số nhỏ và hầu như ít rủi ro trong hoạt động cho vay.

Bảng 2.11. Cơ cấu dư nợ theo chất lượng tín dụng 2006 – 2009

Đơn vị tính: %

Nhóm nợ Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

1. Nhóm 1 93,41% 98,16% 96,35% 97,53% 2. Nhóm 2 4,67% 0,57% 1,99% 1,30% 3. Nhóm 3 0,37% 0,45% 0,67% 0,46% 4. Nhóm 4 0,91% 0,39% 0,40% 0,36% 5. Nhóm 5 0,65% 0,43% 0,59% 0,35% Tổng cộng 100% 100% 100% 100%

Nguồn: Báo cáo thường niên Ngân hàng Kiên Long [9]

Thời gian qua Ngân hàng chú trọng nâng cao hiệu quả công tác thẩm định khách hàng, thông qua triển khai áp dụng thí điểm cơng cụ đánh giá, xếp loại khách hàng và đào tạo nâng cao trình độ nhân viên. Kết quả cho thấy tỷ lệ nợ xấu giảm, trong đó nợ nhóm 5 giảm từ 0,65% xuống cịn 0,35%, nợ nhóm 4 giảm từ 0,91% xuống cịn 0,36% tương ứng các năm 2006 và 2009.

Nếu phân tích theo số dư nợ thì chỉ có nợ nhóm 4 và 5 là có quy mơ tăng chậm hơn so với tổng dư nợ, trong khi nợ nhóm 3 có xu hướng ngược lại. Cụ thể giai đoạn 2006-2009 quy mơ tín dụng tăng hơn 8 lần thì nợ nghi ngờ tăng 3,2 lần, nợ có khả năng mất vốn tăng 4,34 lần và nợ dưới tiêu chuẩn tăng đến hơn 10 lần.

Trong năm 2009 công tác thu hồi và xử lý nợ diễn ra quyết liệt hơn, không những tác động trực tiếp đến nâng cao chất lượng tín dụng mà cịn góp phần tăng lợi nhuận thơng qua việc giảm trích lập dự phịng theo Quyết định 493 của NHNN.

2.2.3. Đánh giá mở rộng tín dụng theo các chỉ tiêu định lượng

2.2.3.1. Chỉ tiêu tăng trưởng

Tốc độ tăng trưởng huy động và cho vay giai đoạn là cân đối trong giai đoạn 2006-2008. Tuy nhiên đến năm 2009 trong khi huy động tăng đến 240,64% so với năm 2008 thì cho vay tăng 117,99%, do đó tốc độ tăng trưởng huy động cao hơn so với cho vay trong cả thời kỳ (133,62% so với 100,79%).

Bảng 2.12. Chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng 2006 – 2009

Đơn vị tính: %

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

1. Tăng trưởng huy động NHKL 73,06% 210,01% 20,74% 240,64% 2. Tăng trưởng cho vay NHKL 81,63% 124,50% 62,41% 122,03%

3. Tăng trưởng huy động ngành 37% 50% 20% 27%

4. Tăng trưởng cho vay ngành 25% 54% 25% 38%

Nguồn: Báo cáo thường niên Ngân hàng Kiên Long [9], NHNN [11]

Nếu phân tích cụ thể thì các năm 2007 và 2009 tại Kiên Long thì tốc độ tăng trưởng huy động đều cao hơn cho vay. Nếu so với tồn ngành thì tốc độ tăng trưởng tín dụng và huy động tại Ngân hàng ln cao hơn rất nhiều. Qua đó cho thấy thực trạng mở rộng tín dụng tại Ngân hàng Kiên Long là rất nhanh.

2.2.3.2. Chỉ tiêu nợ xấu

Tỷ lệ nợ xấu tại Ngân hàng các năm qua ln ở giới hạn an tồn, tỷ lệ dưới 2% tổng dư nợ, con số này thấp hơn đáng kể nếu so với tỷ lệ nợ xấu toàn ngành. Tuy nhiên số tuyệt đối vẫn tăng lên 5 lần (11,5 tỷ đồng năm 2006, 56,8 tỷ đồng năm 2009) làm ảnh hưởng đáng kể đến lợi nhuận ngân hàng.

Riêng trong năm 2008, dưới tác động của khủng hoảng tài chính và sau đó là sự suy giảm kinh tế tác động làm tốc độ tăng trưởng tín dụng tại Ngân hàng giảm chỉ còn 62,41%, trong khi tỷ lệ nợ xấu tăng lên mức 1,66% tổng dư nợ.

Đến năm 2009 Ngân hàng đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng tín dụng, đồng thời chú trọng cơng tác xử lý nợ, tăng cường giám sát chất lượng tín dụng một cách chặt chẽ từ Hội sở đến các chi nhánh. Kết quả đến thời điểm cuối năm dư nợ cho vay đạt trên 4.874 tỷ đồng, tăng 122,03% so với năm 2008, đồng thời tỷ lệ nợ xấu giảm còn 1,17%, tương ứng số dư 56,8 tỷ đồng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp mở rộng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần kiên long (Trang 40)