6. Kết cấu của đề tài
3.3. Những kiến nghị đối với cơ quan quản lý nhà nước 75
3.3.2.1. Hoàn thiện chính sách tiền tệ 78
Hiện nay, NHNN áp dụng cơ chế lãi suất thoả thuận có điều tiết mà theo đó các NHTM tự ấn định lãi suất cho vay dựa trên cơ sở cung cầu về vốn thị trường và uy tín của ngân hàng. Như vậy, lãi suất cơ bản khơng cịn là cơng cụ để kiểm soát trực tiếp lãi suất cho vay của các NHTM, mà có thể chỉ đóng vai trị định hướng lãi suất thị trường. Việc duy trì lãi suất cơ bản như hiện nay là khơng thực sự cần thiết, NHNN cần nghiên cứu ban hành chính thức lãi suất trên thị trường liên ngân hàng (VNIBOR), coi đây là lãi suất chủ đạo làm cơ sở điều hành lãi suất trên thị trường.
Ngân hàng Nhà nước cần điều hành các chính sách lãi suất, chính sách tỷ giá một cách linh hoạt để ổn định nền kinh tế vĩ mơ nhưng bên cạnh đó phải đảm bảo tính ổn định. Khơng nên thay đổi nhiều lần và liên tục như trong thời gian vừa qua, khiến các NHTM khó dự báo xu hướng để hoạch định chiến lược kinh doanh phù hợp, do đó ảnh hưởng đến mở rộng tín dụng.
3.3.2.2. Hồn thiện hệ thống thơng tin tín dụng
Trước xu hướng mở rộng cho vay thơng qua lịch sử tín dụng của khách hàng. Đặc biệt là các trường hợp vay tín chấp hoặc sử dụng thẻ tín dụng. Việc hồn thiện hệ thống thơng tin tín dụng là tiền đề để các ngân hàng mở rộng tín dụng.
Theo quy định hiện tại về hoạt động thơng tin tín dụng, tất cả tình hình quan hệ tín dụng giữa ngân hàng với khách hàng vay là cá nhân và doanh nghiệp đều phải báo cáo về kho dữ liệu thông tin của NHNN. Việc làm này nhằm giảm thiểu
rủi ro cho các ngân hàng, tránh tình trạng một khách hàng vay vốn ở nhiều ngân hàng hoặc ngân hàng tiếp tục cho vay với khách hàng có lý lịch tín dụng không tốt. Tuy nhiên các ngân hàng thực hiện chưa nghiêm túc quy định này như không cung cấp thông tin hoặc thông tin không đầy đủ (thường là thơng tin về nhóm nợ), chậm và thiếu chính xác làm ảnh hưởng đến việc ra quyết định tín dụng của tổ chức khác, do đó, đề tài kiến nghị một số điểm sau:
- Trung tâm thơng tin tín dụng (CIC) cần tăng cường chức năng kiểm tra tính chính xác, đầy đủ các thơng tin do ngân hàng cấp. Việc này thực hiện bằng cách tích hợp phần mềm quản lý thơng tin tín dụng vào hệ thống core banking các ngân hàng, hoặc phối hợp với thanh tra ngân hàng nhà nước kiểm tra thực tế
- NHNN cần có chế tài cụ thể đối với các ngân hàng trong trường hợp vi phạm quy định về cung cấp thơng tin tín dụng như phạt vi phạm hành chính, bồi thường cho các bên liên quan bị thiệt hại do sử dụng thông tin sai lệch. Ngược lại, nếu ngân hàng cung cấp thông tin chất lượng cao, kịp thời hạn chế rủi ro cho người sử dụng thì sẽ được giảm phí sử dụng.
3.3.2.3. Tăng cường vai trò quản lý nhà nước của NHNN địa phương
NHNN tỉnh, thành phố thực hiện cánh tay nối dài của Thống đốc trong việc thanh tra, giám sát nhằm phát hiện kịp thời các sai sót để ngăn chặn, uốn nắn và xử lý kịp thời các tiêu cực đảm bảo hoạt động của các NHTM đúng hướng và kịp thời; chỉ đạo các NHTM thực hiện tốt việc quản trị rủi ro theo các quy định của pháp luật và phù hợp các cam kết quốc tế.
Tăng cường chức năng trung gian trong việc triển khai các chính sách, quy định của Nhà nước và của ngành Ngân hàng đảm bảo kịp thời, đầy đủ.
Hỗ trợ các NHTM mở rộng mạng lưới hoạt động tại các địa điểm phù hợp, đảm bảo vừa tập trung vừa phát triển mở rộng.
Chú trọng hơn nữa công tác đào tạo, chuyển giao các nghiệp vụ ngân hàng hiện đại đến các NHTM nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường.
Làm cầu nối và trung tâm hoà giải các tranh chấp phát sinh giữa các NHTM, đồng thời thực hiện vai trò trung gian trong việc điều tiết thị trường phát triển hiệu quả và an toàn.
3.3.2.4. Phát triển thanh tốn khơng dùng tiền mặt
Thanh tốn khơng dùng tiền mặt hiện nay vấp phải rất nhiều vấn đề khó. Bên cạnh thói quen của người sử dụng, lực cản lớn đối với việc triển khai thanh tốn khơng dùng tiền mặt tại Việt Nam còn nằm ở hành lang pháp lý, chi phí triển khai cũng như sự thiếu đồng bộ của hệ thống thiết bị.
Đối với hệ thống thanh tốn khơng dùng tiền mặt, các ngân hàng thương mại thanh toán qua hệ thống CITAD do NHNN triển khai. Trong khi đó, thanh tốn bằng các máy tự động như POS và ATM lại thông qua hệ thống kết nối và thanh toán độc lập, hệ thống này lại không phải NHNN xây dựng mà do các công ty Banknetvn (thành lập năm 2004, có vốn góp của NHNN), VNBC (thành lập năm 2005) và Smartlink (thành lập năm 2007) quản lý.
Do vậy, để phát triển thanh tốn khơng dùng tiền mặt, cần thiết nâng cấp và tích hợp hệ thống CITAD với các hệ thống thanh toán tự động của các Ngân hàng thương mại. Ngân hàng nhà nước chủ động đẩy nhanh tiến độ phát triển thanh tốn khơng dùng tiền mặt, góp phần tiết kiệm tiền bạc của xã hội.
3.3.2.5. Nâng cao vai trị cơng cụ thị trường mở
Lãi suất cho vay phụ thuộc nhiều vào giá vốn huy động và khả năng mở rộng tín dụng của ngân hàng. Do đó, để các NHTM giảm lãi suất cho vay, NHNN cần sử dụng đồng bộ các cơng cụ chính sách của mình, cụ thể là thông qua nghiệp vụ thị trường mở (OMO) để tác động trực tiếp đến nguồn vốn khả dụng của các NHTM, từ đó điều tiết lượng tiền tệ cung ứng và tác động gián tiếp đến lãi suất thị trường.
Trong thời gian sắp tới, để phát huy hơn nữa vai trị của cơng cụ nghiệp vụ thị trường mở, NHNN nên triển khai một số biện pháp cơ bản, trước mắt sau:
- Đa dạng loại hàng hoá giao dịch trên thị trường: Thực tế cho thấy hàng hóa
của thị trường mở hiện cịn khá nghèo nàn, chủ yếu là tín phiếu ngân hàng nhưng với khối lượng nhỏ so với quy mô vốn của ngân hàng. Các phương tiện giao dịch như các loại trái phiếu ngắn hạn, chứng khoán do bản thân các ngân hàng phát hành vẫn chưa giao dịch trên thị trường này. Việc tăng khối lượng hàng hóa giao dịch cũng thu hút thêm các ngân hàng tham gia thị trường.
- Tiếp tục hiện đại hố cơng nghệ ngân hàng và hệ thống thanh toán: NHNN
cần cải tiến các chương trình phần mềm ứng dụng về lưu ký giấy tờ có giá tại Sở Giao dịch NHNN nhằm theo dõi và thanh tốn giấy tờ có giá của NHNN và của các tổ chức tín dụng.
- Hồn thiện các quy trình liên quan: Song song với cải tiến, nâng cấp công
nghệ ngân hàng, NHNN cần khơng ngừng bổ sung, sửa đổi để hồn thiện các quy trình liên quan đến OMO như đặt thầu, xét thầu; các thủ tục về đăng ký, lưu ký giấy tờ có giá; thủ tục về lập hợp đồng, quy trình giao dịch qua mạng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức tín dụng khi tham gia giao dịch, rút ngắn thời gian và tiết kiệm chi phí giao dịch.
- Tăng thêm số phiên giao dịch: NHNN nên nghiên cứu tăng thêm số phiên
giao dịch. Hiện số phiên giao dịch mỗi ngày là 2, với kỳ hạn giao dịch 14 ngày và 28 ngày. Tăng phiên giao dịch đồng nghĩa với việc tăng thời gian tiếp xúc của các tổ chức tín dụng với NHNN. Nhờ đó, sự hỗ trợ của NHNN với tư cách là người cho vay cuối cùng sẽ tốt hơn.
- Gia tăng số lượng thành viên: Thực tế cho thấy, thành viên tham gia thị
trường mở thời gian qua chủ yếu là các NHTM nhà nước và một số các chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, ngân hàng liên doanh, NHTM cổ phần. Trong khi các NHTM cổ phần nhỏ chưa tham gia thị trường mở, do quy mơ vốn bé, trình độ nghiệp vụ chưa đáp ứng cũng như chưa quen nên chưa tham gia hoặc còn lúng túng trong việc tham gia đấu thầu.
3.4. Những giải pháp cần thực hiện đối với khách hàng
Trình độ sử dụng vả khả năng tiếp cận các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, đặc biệt là sản phẩm tín dụng của đa số người dân chưa cao. Nguyên nhân chủ yếu là do thông tin bất cân xứng giữa khách hàng và ngân hàng, mức độ tự tài trợ thấp, thiếu tài sản bảo đảm nợ.
Theo quy định của hiện hành, các tổ chức tín dụng có thể cấp tín dụng một khách hàng thơng thường theo các hình thức đảm bảo gồm: Cầm cố, thế chấp bằng tài sản của khách hàng vay; bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba; bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay; cho vay khơng có tài sản đảm bảo.
Để có được điều kiện được cấp tín dụng khơng có tài sản đảm bảo, khách hàng phải có tình hình tài chính lành mạnh, chứng minh được khả năng trả nợ của mình.
Để có được điều kiện cấp tín dụng có đảm bảo bằng tài sản hình thành từ vốn vay, khách hàng phải có vốn tự có tham gia vào dự án cộng với tài sảm đảm bảo tối thiểu là 15% tổng mức đầu tư của dự án.
Do đó, để tiếp cận vốn tín dụng, phía khách hàng cần thiết nâng cao trình độ và khả năng tiếp cận sản phẩm dịch vụ ngân hàng.
3.4.1. Nâng cao uy tín trong quan hệ tín dụng
Trong hoạt động tín dụng, các ngân hàng ln là người có ít thơng tin về dự án, về mục đích sử dụng khoản tín dụng được cấp hơn khách hàng. Để đảm bảo an tồn trong hoạt động của mình, bản thân các ngân hàng phải xử lý thông tin bất cân xứng để hạn chế lựa chọn bất lợi và tâm lý ỷ lại nhằm cho vay đúng người đúng đối tượng và giám sát chặt chẽ để khách hàng vay vốn có hành vi đúng đắn nhằm đảm việc thu hồi cả gốc và lãi khoản tín dụng đã cấp ra.
Do đó, trong quan hệ tín dụng, phía khách hàng cần tạo uy tín với ngân hàng thơng qua cung cấp thông tin đầy đủ, xác thực về mục đích vay, về phương án trả
nợ, về tài sản đảm bảo cũng như nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay, đảm bảo trả nợ đúng hạn.
3.4.2. Minh bạch hóa thơng tin tài chính
Muốn tiếp cận các nguồn vốn vay, trước tiên khách hàng nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ phải minh bạch thơng tin tài chính.
Để giải quyết vấn đề này, khách hàng cần thực hiện nghiêm chế độ hạch toán kế tốn, báo cáo tài chính cơng khai và đặc biệt là kiểm tốn báo cáo tài chính, dù luật có u cầu hay khơng thì vẫn nên làm. Kiểm tốn phát hiện các sai sót để điều chỉnh, thu hồi, xử lý; phát hiện các lãng phí, yếu kém để chấn chỉnh; tư vấn quản lý tài chính, kế toán, thuế, quản lý tài sản, nợ cũng như xác nhận sự trung thực và hợp lý của báo cáo tài chính, tăng độ tin cậy của người sử dụng thơng tin trong báo cáo tài chính.
3.4.3. Nâng cao khả năng lập phương án kinh doanh, dự án đầu tư
Để nâng cao khả năng tiếp cận sản phẩm dịch vụ ngân hàng nhất là trong trường hợp khơng có hoặc thiếu tài sản đảm bảo, khách hàng phải có tình hình tài chính lành mạnh cũng như chứng minh được khả năng trả nợ của mình. Do đó phía khách hàng cần nâng cao hơn nữa khả năng lập phương án kinh doanh (ngắn hạn), dự án đầu tư (dài hạn). Phương thức hiệu quả là học qua các tài liệu, sách báo, các khoá đào tạo ngắn ngày hoặc gần hơn hết là thông qua sự tư vấn của các ngân hàng phục vụ.
Kết luận chương 3
Trong chương 3 luận văn đã đề cập đến những nội dung chủ yếu sau:
Khái quát toàn bộ định hướng hoạt động của Ngân hàng trong giai đoạn 2010-2012, trong đó định hướng tăng năng lực tài chính, phát triển nghiệp vụ tín dụng và hiện đại hóa cơng nghệ chiếm vai trị chủ đạo.
Kết hợp với cơ sở lý luận về mở rộng tín dụng trong chương 1 và phân tích, đánh giá thực trạng từ chương 2, đề tài chủ động đề ra các giải pháp phù hợp định
hướng phát triển của ngành ngân hàng và của Kiên Long nhằm mở rộng tín dụng có chọn lọc trong thời kỳ tới. Giải pháp được chia thành các nhóm ở ba góc độ là Ngân hàng Kiên Long, khách hàng và kiến nghị đối với các cơ quan quản lý nhà nước.
Nhóm giải pháp nhằm mở rộng tín dụng đối với Ngân hàng Kiên Long là phải thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao năng lực tài chính, mở rộng thị phần, tăng trưởng nguồn vốn, mở rộng cho vay và nhóm giải pháp hỗ trợ.
Nhóm giải pháp nhằm mở rộng tín dụng đối với khách hàng chủ yếu là nâng cao khả năng tiếp cận sản phẩm dịch vụ ngân hàng như nâng cao năng lực tài chính, nâng cao uy tín trong quan hệ tín dụng, hạn chế thông tin bất cân xứng.
Những kiến nghị đối với chính phủ tập trung vào ổn định kinh tế vĩ mô, vận hành hiệu quả môi trường kinh doanh, ổn định mơi trường pháp lý phù hợp lộ trình thực hiện các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế. Kiến nghị Ngân hàng Nhà nước trong việc hoàn thiện chính sách tiền tệ và sử dụng hữu hiệu các cơng cụ điều tiết thị trường tài chính, tiền tệ bảo đảm an toàn hệ thống ngân hàng và phục vụ đắc lực phát triển kinh tế - xã hội.
Kết luận
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đề xuất và kiến nghị các giải pháp, biện pháp hiệu quả, khả thi và phù hợp nhằm mở rộng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Kiên Long. Với mục tiêu đó, đề tài đã thực hiện được những nội dung chủ yếu sau:
- Một là, hệ thống hóa cơ sở khoa học đối với hoạt động mở rộng tín dụng:
Trong đó nêu khái niệm, ý nghĩa và các nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến hoạt động mở rộng tín dụng (huy động vốn và sử dụng vốn) tại ngân hàng thương mại trong nền kinh tế; xây dựng hệ thống các chỉ tiêu định lượng nhằm đánh giá hoạt động mở rộng tín dụng. Luận văn cũng rút ra bài học kinh nghiệm từ việc nghiên cứu hoạt động mở rộng tín dụng ngân hàng tại một số nước trong thời gian qua, làm cơ sở đề xuất các giải pháp mở rộng tín dụng hiệu quả tại Ngân hàng Kiên Long.
- Hai là, phân tích thực trạng và đánh giá hiệu quả mở rộng tín dụng tại Ngân hàng Kiên Long: Luận văn tập trung phân tích, đánh giá thực trạng mở rộng
tín dụng qua các số liệu thống kê, qua đó đánh giá hiệu quả hoạt động mở rộng tín dụng tại Kiên Long trong thời gian qua là hiệu quả và an toàn. Luận văn phân tích những điểm mạnh đan xen những điểm hạn chế, đồng thời tìm hiểu nguyên nhân cả chủ quan và khách quan tác động đến mở rộng tín dụng trong thời gian qua.
- Ba là, chủ động đề ra các giải pháp hữu hiệu nhằm mở rộng tín dụng tại
Kiên Long trong thời gian tới: Kết hợp cơ sở khoa học và thực tiễn, Luận văn đã hệ
thống hóa các giải pháp ở các góc độ khác nhau, từ nội bộ Ngân hàng Kiên Long, đến các cơ quan quản lý nhà nước và từ phía khách hàng.
Những giải pháp và kiến nghị bám sát với thực tiễn và đặc điểm của Ngân hàng Kiên Long, tạo thành một thể thống nhất đòi hỏi được thực hiện một cách đồng bộ và theo những lộ trình thích hợp, từ đó thúc đẩy được việc mở rộng tín dụng theo chiến lược đã hoạch định.
Tuy đã có nhiều cố gắng trong nghiên cứu thực hiện đề tài, song khó tránh khỏi những hạn chế nhất định, tác giả rất mong nhận được sự góp ý của các nhà khoa học và những người quan tâm.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS.TS. Trần Huy Hoàng (2008), Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Lao