Hoạt động mua cổ phần giữa nhà ĐTNN và NHTMCP Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hoạt động sáp nhập và mua lại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 58 - 63)

2.2 Thực trạng hoạt động M&A NHTM tại Việt Nam

2.2.2.1 Hoạt động mua cổ phần giữa nhà ĐTNN và NHTMCP Việt Nam

Giới hạn sở hữu cổ phần của nhà ĐTNN của một NHTM tại Việt Nam được quy định tại Nghị định số 69/2007/NĐ-CP của Chính phủ ngày 20/4/2007 thì: “Mức sở hữu cổ phần của nhà đầu tư chiến lược nước ngồi và người có liên quan của nhà

đầu tư chiến lược nước ngồi đó khơng vượt q 15% vốn điều lệ của một NH Việt

Nam. Trường hợp đặc biệt, Thủ tướng Chính phủ căn cứ đề nghị của NH Nhà nước Việt Nam, quyết định mức sở hữu cổ phần của một nhà đầu tư chiến lược nước

ngồi và người có liên quan của nhà đầu tư chiến lược nước ngồi đó vượt q 15%, nhưng không được vượt quá 20% vốn điều lệ của một NH Việt Nam”.

Quy định về pháp lý đã có nên phần lớn những vụ sáp nhập mua lại từ năm 2005 đến nay các thương vụ mua lại sáp nhập điển hình là các NHTMCP Việt Nam bán cổ phần cho các tập đồn tài chính nước ngồi với mục đích có được sự hỗ trợ về vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý…

Bảng 2.6: Một số thương vụ mua cổ phần giữa nhà ĐTNN và NHTMCP Việt Nam

NH mục tiêu Đối tác nước ngoài

Tỷ lệ CP hiện nắm giữ

NHTMCP Phương Đông NH BNP Paribas 20%

NHTMCP Á Châu

Standard Chartered APR Ltd. 8,77% Connaught Investor Ltd 7,26% Dragon Financial Holdings Ltd 6,81% Standard Chartered Bank (Hong Kong ) Ltd. 6,23% NHTMCP Xuất nhập khẩu

Việt Nam

Sumitomo Mitsui Banking Corporation 15% NHTMCP Quốc tế Commonwealth Bank of Australia 20% NHTMCP Công Thương Việt

Nam

Cơng ty tài chính quốc tế IFC 10% NHTMCP Ngoại thương Việt

Nam

NH Mizuho 15%

NHTMCP Kỹ thương NH Hồng Kông Thượng Hải (HSBC) 19,6% NHTMCP An Bình NH Maybank 20% NHTMCP Phương Nam United Overseas Bank Ltd (UOB). 20% NHTMCP Việt Nam Thịnh

Vượng

Oversea Chinese Banking Corporation Ltd. 14,88% NHTMCP Sài Gịn Thương

Tín

NH ANZ (hiện đã thối vốn)

Cơng ty Tài chính quốc tế IFC (hiện đã

thoái vốn)

(Nguồn: tổng hợp từ báo cáo thường niên của các NH)

Trong đó các thương vụ điển hình về mua cổ phần giữa NHNNg và NHTMCP Việt Nam như:

NH HSBC và Techcombank

Ngày 29/12/2005, Sau khi đã được NHNN phê chuyển, HSBC đã hoàn thành giao dịch mua 10% cổ phần của Techcombank với giá trị giao dịch là 17,3triệu USD. Đầu tư của HSBC vào Techcombank cho phép HSBC tham gia sâu hơn nữa vào thị trường tài chính Việt Nam đang phát triển rất nhanh. Tại thời điểm này,

HSBC là một trong những NH nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư 30 triệu đơ la Mỹ, và cung cấp nhiều loại hình dịch vụ tài chính cơng ty và cá nhân đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng.

Ngày 02/10/2007, Techcombank đã chính thức nhận được phần vốn mua

thêm 5% cổ phần từ HSBC để tăng tỷ lệ sở hữu của HSBC tại Techcombank lên 15%. Như vậy, với 15% cổ phần do đối tác chiến lược nước ngoài HSBC nắm giữ, Techcombank là NH đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam có tỷ lệ sở hữu của cổ đơng nước ngồi đạt mức tối đa là 15%. Việc tăng tỷ lệ sở hữu của HSBC lên 15% nằm

trong kế hoạch tăng vốn điều lệ của Techcombank từ 1.500 tỷ đồng lên 2.524 tỷ đồng. Cùng với việc tăng tỷ lệ sở hữu tại Techcombank, HSBC cũng cam kết hỗ trợ Techcombank thực hiện định hướng trở thành NH cổ phần hàng đầu và được ưa thích nhất tại Việt Nam. Cam kết này được cụ thể hóa bằng sự hỗ trợ kỹ thuật HSBC dành cho Techcombank, bao gồm cử các quản lý cao cấp, có trình độ quốc tế tham gia vào bộ máy quản trị điều hành và một số lĩnh vực hoạt động của

Techcombank với vai trò tư vấn cao cấp. Đặc biệt, các lĩnh vực Quản trị điều hành, Marketing, NH bán lẻ, Dịch vụ thẻ,Quản trị rủi ro được hai bên coi là các lĩnh vực trọng yếu và được ưu tiên nhằm phục vụ chiến lược phát triển NH bán lẻ của

Techcombank.

Và đến tháng 9/2008, HSBC đã hoàn tất việc nâng cổ phần sở hữu tại

Techcombank từ 15% lên 20%, trở thành NHNNg đầu tiên tại Việt Nam sở hữu 20% CHÍNH PHỦ tại một NH trong nước. Sự hợp tác giữa Techcombank và HSBC là hợp tác mang tính dài hạn, chặt chẽ và cùng có lợi cho sự phát triển của cả hai tại thị trường Việt Nam

NH Maybank và ABBank

Tháng 9/2008, NH Maybank – NH lớn nhất của Malaysia đã hồn thành các thủ tục thanh tốn để trở thành Cổ đơng chiến lược nước ngồi của ABBank. Tổng số cổ phần mà NH Maybank sở hữu là 40.588.536 CP tương đương với 15% vốn điều lệ của ABBank với giá trị giao dịch tương đương 2.138 tỷ đồng.

Là cổ đông chiến lược của ABBank, Maybank cho biết sẽ tham gia công tác quản trị và hỗ trợ ABBank về nghiệp vụ lẫn kỹ thuật NHTM. Đây là một trong những thuận lợi nhất cho phía ABBank bởi vì Maybank vốn dĩ là một “đại gia” đầy kinh nghiệm trong hoạt động kinh doanh tài chính - NH tại khu vực Châu Á Thái

Bình Dương. Cụ thể, Maybank sẽ cùng với ABBank xây dựng kế hoạch kinh doanh, phát triển và quản lý hệ thống khách hàng; phát triển mạng lưới trong nước; nghiên cứu khả năng kết nối các máy ATM của ABBank và các máy ATM của Maybank; phát triển hoạt động kinh doanh ngoại tệ và nguồn vốn; các hoạt động thương mại

như thiết lập hoạt động tài trợ thương mại, tài trợ xuất nhập khẩu…

Ngồi ra Maybank cịn hỗ trợ ABBank trong công tác quản lý rủi ro; chia sẻ kinh nghiệm và xây dựng chiến lược nhân sự; tư vấn và cung cấp các giải pháp công nghệ thơng tin… Chọn được Maybank, ABBank đã tìm “được” một đối tác

chiến lược thực thụ theo “chiều dọc”, không chỉ mang lại thặng dư vốn lớn, tăng lợi ích của cổ đơng mà cịn tăng cả năng lực, giá trị cho NH.

NH UOB và PNB

Từ tháng 12/2007, United Overseas Bank Ltd – Singapore chính thức trở thành cổ đông chiến lược của PNB. Trở thành cổ đông chiến lược, UOB cam kết hỗ trợ Southern Bank phát triển các giá trị, hoàn thiện các quy trình nội bộ (bao gồm quản trị doanh nghiệp và quản trị rủi ro), qua đó sẽ có các lợi thế về công nghệ nhằm đưa Southern Bank trở thành NH vững mạnh hàng đầu, chuyên cung cấp các sản phẩm và dịch vụ tài chính có chất lượng cao nhất cho khách hàng. Theo đánh giá của các chuyên gia tài chính, thoả thuận hợp tác chiến lược giữa Southern Bank và UOB là thành công nhất về mặt hỗ trợ kỹ thuật, cũng như mang lại giá trị thặng dư cao nhất cho cổ đông trong hệ thống các NH TMCP Việt Nam.

Qua 4 năm đồng hành hợp tác, United Overseas Bank Limited (UOB) đã tiếp tục tăng tỷ lệ cổ phần tại NH TMCP Phương Nam (Southern Bank) lên 20% trong tháng 7/2011 để tiếp tục cùng NH phát triển.

Commonwealth Bank of Australia và VIB

Tháng 9/2010, Commonwealth Bank of Australia (CBA) chính thức trở thành cổ đơng chiến lược và sở hữu 15% CP của VIB. Với sự tham gia của CBA

trong vai trị là cổ đơng chiến lược, VIB đã nâng vốn điều lệ từ 3.400tỷ đồng lên

4.000tỷ đồng.

Ngày 20/10/2011, VIB và CBA công bố chính thức tăng vốn của cổ đơng

chiến lược CBA tại VIB. CBA đã hoàn thành việc đầu tư thêm 1.150 tỷ đồng vào VIB nhằm tăng cường cơ sở vốn, hệ số an toàn vốn, mở rộng cơ hội kinh doanh và quy mô hoạt động cho VIB. Theo đó, tỷ lệ sở hữu cổ phần của CBA tại VIB đã tăng từ 15% lên 20% vốn điều lệ của VIB. Hiện nay, VIB cũng đã nâng vốn chủ sở hữu lên trên 8.200 tỷ đồng.

Trong thời gian qua, không chỉ đầu tư vốn vào VIB, CBA đã thực hiện

chương trình “Chuyển giao năng lực” nhằm giúp VIB nâng cao hơn nữa năng lực

điều hành và kinh doanh, quản lý rủi ro và tăng cường sức mạnh cạnh tranh. Hiện

CBA có 2 thành viên cao cấp của Ban điều hành là đại diện tại HĐQT VIB là ông Garry Lynton Mackrell - Giám đốc Bank West, Giám đốc NH Hàng Châu, Giám

đốc NH ASB LTD kiêm giám đốc tập đoàn (Life) ASB LTD – là một NH thuộc

Tập đồn Commonwealth Bank và ơng Wayne Hoy - Giám đốc Dịch vụ Tài chính quốc tế, CBA Sydney. CBA hiện có 1 đại diện trong Ban Kiểm soát VIB và trên 20 chuyên gia đang làm việc tại VIB trong các lĩnh vực then chốt bao gồm: NH bán lẻ, quản lý rủi ro, phát triển nhân sự, công nghệ thông tin, hoạt động nguồn vốn và tài chính. Số lượng chuyên gia CBA làm việc tại VIB sẽ tăng lên 40 người trong năm 2012 và sẽ tiếp tục tăng dần trong các năm tiếp theo. CBA và VIB cũng sẽ tăng cường hoạt động trao đổi nhân sự giữa 2 bên nhằm đáp ứng cho việc triển khai các mục tiêu chiến lược nhằm đưa VIB trở thành tổ chức tài chính hàng đầu tại Việt

Hoạt động M&A NH diễn ra giữa nhà ĐTNN và NHTM Việt Nam trong thời gian qua đã mang lại lợi ích cho cả hai bên. Đối với nhà ĐTNN thì họ tận dụng

được cơ sở vật chất kỹ thuật và nguồn nhân lực, tận dụng được mạng lưới sẵn có

cùng số lượng khách hàng đông đảo của NH, là con đường ngắn nhất để thâm nhập vào thị trường tài chính Việt Nam. Đối với các NHTMCP trong nước thì ngồi việc nâng cao được năng lực tài chính, cịn được đối tác chiến lược nước ngoài hỗ trợ về công nghê, nâng cao năng lực điều hành và kinh doanh…nhằm tăng năng lực cạnh tranh và mở rộng hoạt động của mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hoạt động sáp nhập và mua lại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 58 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)