Thực hiện nghiêm túc quy trình thẩm định

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tạiNgân hàng đầu tư và phát triển Nam Định (Trang 49 - 51)

Quy trình thẩm định là một khâu quan trọng để quyết định cho vay. Vì vậy để mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng thì quy trình thẩm định càng phải được thực hiện nghiêm túc cẩn thận. Khi thẩm định cần dựa trên các yếu tố sau:

- -

-

Khả năng cho vay của Ngân hàng.

Dự án đầu tư - đối tượng cho vay, có thích hợp với hoàn cảnh kinh tế và phù hợp với chính sách phát triển kinh tế của chính phủ hay không.

Khả năng hoàn trả của khách hàng.

Dựa trên các yếu tố này, thẩm định sẽ xem xét các điểm chính:

Thứ nhất: Tính cách. Cán bộ tín dụng phải có được những bằng chứng cho thấy rằng khách hàng có mục tiêu rõ ràng khi xin vay và có kế hoạch trả nợ nghiêm túc. Nếu không biết chắc chắn lý do khách hàng xin vay thì cán bộ tín dụng cần phải tiến hành điều tra để được câu trả lời xác đáng. Khi mục tiêu xin vay đã được làm rõ, cán bộ tín dụng phải quyết định xem nó có phù hợp với chính sách cho vay hiện tại của Ngân hàng hay không? Trách nhiệm tính trung thực, mục đích vay vốn nghiêm túc, kế hoạch trả nợ rõ ràng là những tiêu chuẩn tạo dựng nên tính cách của khách hàng trong cách nhìn nhận của cán bộ tín dụng.

Thứ hai: Năng lực. Cán bộ tín dụng phải chắc chắn rằng khách hàng có đủ năng lực vay vốn và có đủ tư cách pháp lý trong việc kí kết hợp đồng vay vốn.

Thứ ba: Dòng tiền mặt. Đây là nội dung có ý nghĩa quan trọng đối với yêu cầu xin vay và thường tập trung vào câu hỏi: Liệu người vay có khả năng tạo tạo ra một dòng tiền mặt đủ lớn để đáp ứng yêu cầu hoàn trả cho Ngân hàng món vay không? Nhìn chung khách hàng vay vốn chỉ có ba nguồn có thể được sử dụng để hoàn trả khoản vay. Dòng tiền huy động bằng cách phát hành nợ hay chứng khoán vốn. Tuy nhiên, Ngân hàng nên quan tâm nhiều hơn tới dòng tiền tạo ra từ doanh thu bán hàng và xem đây là một nguồn chính để thanh toán nợ.

Thứ tư: TSTC. Trong việc đánh giá TSTC dành cho khoản vay, cán bộ tín dụng phải đặt ra câu hỏi: người vay có sở hữu một tài sản nào với giá trị dòng tương xứng với khoản vay hay không? Cán bộ tín dụng phải đăc biệt nhạy cảm với những đặc điểm như : Thời gian sử dụng, tình trạng hiện tại và mức độ chuyên môn hoá thể hiện ở tài sản của khách hàng.

Thứ năm: Các điều kiện môi trường. Cán bộ tín dụng phải nhận biết được những xu hướng tiến triển gần đây của hãng cũng như của nghành mà hãng hoạt động, thấy được mức độ tác động của những thay đổi trong nền kinh tế với khoản cho vay.

Thứ sáu: Khả năng cho vay của Ngân hàng. Sau khi xem xét các vấn đề trên và quyết định cho vay. Nếu lượng tín dụng vượt mức phán quyết của Ngân hàng thì có thể làm đầu mối cho một dự án đồng tài trợ.

Như vậy, làm tốt quá trình thẩm định không những giảm được rủi ro tín dụng mà còn tạo được cơ hội cho Ngân hàng mở rộng quy mô tín dụng một cách an toàn.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tạiNgân hàng đầu tư và phát triển Nam Định (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(56 trang)
w