Đánh giá chung chất lượng tín dụng Ngân hàng tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Nam Định

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tạiNgân hàng đầu tư và phát triển Nam Định (Trang 35 - 36)

triển Nam Định

2.4.1. Thành tựu:

Nét nổi bật của hoạt động kinh doanh tín dụng trong những năm gần đây là Ngân hàng đầu tư và phát triển Nam Định đã tạo cho mình được uy tín cũng như thị trường hoạt động của mình trong lĩnh vực kinh doanh và đầu tư phát triển. Khối lượng tín dụng tăng bảo đảm cung cấp khối lượng lớn cho nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội. Tỷ trọng vốn cho vay đã tạo được bước khởi sắc ban đầu tạo thêm nhiều nghành nghề mới, đồng thời phát triển nghành nghề truyền thống… tạo công ăn việc làm góp phần chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp sang phát triển hàng hoá công nghiệp, dịch vụ trong đó đặc biệt chú trọng tới nghành công nghiệp Dệt của Nam Định.

Đầu tư và phát triển gắn liền với “hiệu quả, an toàn” .Với những thông số về doanh số cho vay, doanh số thu nợ và dư nợ tín dụng 3 năm gần đây đã thực sự khẳng định khả năng đáp ứng của Ngân hàng về nhu cầu tín dụng và hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng đầu tư và phát triển Nam Định trong lĩnh vực kinh doanh tín dụng. Tỷ lệ doanh số

thu nợ/ Doanh số cho vay năm 2003 - 2004 là 96 % thực sự là chỉ tiêu an toàn và hiệu quả.

Ngân hàng đầu tư và phát triển Nam Định luôn chú trọng tới việc đảm bảo chất lượng tín dụng. Mặc dù tỷ lệ NQH còn cao song lỗ lực của Ngân hàng trong việc giảm NQH, nợ xấu trong năm 2003 là rất đáng khích lệ ( các khoản nợ tồn đọng giảm 100% so với năm 2002 )

Có được kết quả trên là do:

Thứ nhất: Trong quan hệ tín dụng, Ngân hàng luôn đáp ứng nhu cầu về vốn một cách nhanh chóng và hiệu quả, nhưng vẫn tuân theo quy trình tín dụng.

Thứ hai: Ngân hàng có những chính sách ưu đãi với những khách hàng có uy tín và quan hệ lâu dài . Do đó ngày càng thu hút khách hàng đến với Ngân hàng.

Thứ ba: Công tác huy động vốn được đẩy mạnh và đã đạt được kết quả cao đáp ứng nhu cầu của khách hàng ngày càng tốt hơn.

Thứ tư: Vơí chủ trương chủ động tìm kiến khách hàng, Ngân hàng tăng cường công tác marketing đến mọi đối tượng nên số khách hàng của Ngân hàng ngày càng tăng. Thứ năm: Ngân hàng rất quan tâm tới việc xây dựng biện pháp nhằm đổi mới và nâng cao chất lượng các mặt nghiệp vụ, đặc biệt là nghiệp vụ tín dụng, trong đó có việc chú trọng bồi dưỡng và đào tạo đội ngũ cán bộ tín dụng. Ngân hàng rất coi trọng việc đầu tư áp dụng công nghệ tin học hiện đại trong công tác tín dụng góp phần cung cấp thông tin tín dụng chất lượng cao làm cho khách hàng tin tưởng hơn đồng thời nâng cao chất lượng tín dụng. Ví dụ như: Khi có một chương trình mới liên quan tới mảng tin học có thể ứng dụng vào Ngân hàng thì tất cả các phòng ban sẽ được chọn một người đi để tìm hiểu học tập, sau đó về hướng dẫn cho các thành viên còn lại. Thứ sáu: Ngân hàng cũng chú trọng tới công tác kiểm tra quản lý nợ vay. Nhờ đó mà tín dụng được mở rộng về qui mô và hạn chế những khoản tín dụng xấu.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tạiNgân hàng đầu tư và phát triển Nam Định (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(56 trang)
w