Một số khác biệt giữa thu nhập chịu thuế và lợi nhuận kế toán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp nghiên cứu tại các doanh nghiệp trên địa bàn TPHCM luận văn thạc sĩ (Trang 31 - 34)

7. Kết cấu luận văn

1.4 Một số khác biệt giữa thu nhập chịu thuế và lợi nhuận kế toán

1.4.1 Thu nhập chịu thuế

Theo VAS 17: “Thu nhập chịu thuế là thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp

của một kỳ, được xác định theo quy định của luật thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành và là cơ sở để tính thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp hoặc thu hồi được”[1].

1.4.2 Lợi nhuận kế toán

Theo VAS 17: “Lợi nhuận kế toán là lợi nhuận hoặc lỗ của một kỳ, trước khi trừ

thuế thu nhập doanh nghiệp, được xác định theo quy định của chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán”[1].

1.4.3 Sự khác biệt giữa thu nhập chịu thuế và lợi nhuận kế toán

Trong công tác kiểm tra quyết toán thuế TNDN của cơ quan thuế đối với doanh nghiệp thường có sự sai lệch về thu nhập chịu thuế trong kỳ do cơ quan thuế xác định và lợi nhuận kế toán của doanh nghiệp. Sự chênh lệch này phải chăng do sự thiếu nhất quán về cách xác định thu nhập chịu thuế giữa cơ quan thuế và doanh nghiệp, hay là có sự khác nhau giữa chuẩn mực kế toán và Luật thuế TNDN về cách xác định chịu thuế.

+ Theo Thông tư số 123/2012/TT-BTC ngày 27 tháng 12 năm 2012 hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp thì thu nhập chịu thuế được xác định theo công thức sau:

Thu nhâp chịu thuế = (Doanh thu - Chi phí được trừ) + Các khoản thu nhập khác

+ Theo chế độ tài chính doanh nghiệp và chế độ kế toán hiện hành: Lợi nhuận kế tốn = (Doanh thu - Chi phí kinh doanh) + Các khoản thu nhập khác

Theo các quy định trên, đối với thu nhập khác khơng có sự khác nhau về nội dung, do đó sẽ khơng ảnh hưởng lớn đến sự khác nhau giữa thu nhập chịu thuế và lợi nhuận kế toán. Trên thực tế cho thấy sự khác biệt chủ yếu thường ở các chỉ tiêu doanh thu và chi phí, do các nguyên nhân sau:

- Về doanh thu

+ Theo thông tư số 123/TT-BTC: “Thời điểm xác định doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là tồn bộ số tiền bán hàng hóa, tiền gia công, tiền cung cấp dịch vụ bao gồm cả khoản trợ giá, phụ thu, phụ trội mà doanh nghiệp được hưởng không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Đối với hoạt động bán hàng là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng hàng hóa cho người mua. Đối với hoạt động cung cấp dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ cho người mua hoặc thời điểm lập hóa đơn cung ứng dịch vụ”[3].

+ Theo VAS 14: “Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu”[1]. Đồng thời thỏa mãn 5 điều kiện, đó là: “Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn với quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hóa cho người mua; doanh nghiệp khơng cịn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữu hàng hóa hoặc kiểm sốt hàng hóa; doanh thu được xác định tương đối chắc chắn; doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng và xác định chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng”[1].

Do vậy các trường hợp điển hình dẫn đến doanh thu tính thu nhập chịu thuế bao gồm:

+ Các trường hợp được xác định là doanh thu tính thuế TNDN trong năm, nhưng chưa đủ điều kiện để ghi nhận doanh thu theo chế độ kế tốn. Ví dụ, như các trường hợp đã viết hóa đơn bán hàng nhưng chưa đủ điều kiện để ghi nhận doanh thu theo chuẩn mực kế toán.

+ Trường hợp cho thuê tài sản có nhận trước tiền cho thuê của nhiều năm; doanh thu trong năm ghi nhận theo kế toán là tổng số tiền cho thuê chia cho tổng số năm trả tiền trước, cịn doanh thu để tính thuế TNDN doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong hai cách tính doanh thu phân bổ cho số năm trả liền trước, hoặc xác định theo doanh thu trả tiền một lần.

+ Các khoản hàng hóa dịch vụ được trao đổi không được xác định là doanh thu theo chế độ kế toán nhưng là doanh thu để tính thu nhập chịu thuế theo quy định của luật thuế TNDN.

+ Các khoản được giảm trừ doanh thu bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ hoặc doanh thu hoạt động tài chính theo chuẩn mực kế tốn, nhưng khơng được loại trừ khỏi doanh thu để tính thu nhập chịu thuế. Ví dụ như các khoản chiết khấu được giảm trừ doanh thu theo chuẩn mực kế tốn, nhưng khơng đủ chứng từ hợp pháp để giảm trừ doanh thu tính thuế theo quy định của luật thuế TNDN trong trường hợp hạch toán bằng tiền mặt.

- Về chi phí:

Thực tế cho thấy sự khác nhau giữa chi phí hợp lý và chi phí kế tốn chủ yếu ở một số khoản là chi phí thực tế của doanh nghiệp theo chế độ kế toán được hạch tốn vào chi phí nhưng khơng được đưa vào chi phí hợp lý để tính thu nhập chịu thuế như:

+ Chi phí khấu hao tài sản cố định không đúng quy định, cụ thể, doanh nghiệp trích vượt mức khấu hao được tính vào chi phí theo các quy định tại chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ; số khấu hao của các TSCĐ dùng trong sản xuất kinh doanh nhưng khơng có hóa đơn chứng từ hợp pháp và các giấy tờ chứng minh tài sản thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp; số khấu hao của các TSCĐ đã khấu

hao hết giá trị, nhưng vẫn tiếp tục sử dụng cho sản xuất kinh doanh và số khấu hao không tham gia vào hoạt động kinh doanh.

+ Chi phí lãi vay vượt mức khống chế cụ thể doanh nghiệp vay vốn của các đối tượng khơng phải là các tổ chức tín dụng hoặc tổ chức kinh tế vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản do ngân hàng nhà nước công bố tại thời điểm vay.

+ Chi phí khơng có hóa đơn, chứng từ theo chế độ quy định.

+ Các khoản thuế bị truy thu và tiền phạt vi phạm hành chính và các chi phí khơng liên quan đến doanh thu và thu nhập chịu thuế đã tính vào chi phí.

+ Chi phí tiền lương, tiền công của chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh, tiền thù lao trả cho sáng lập viên, thành viên hội đồng quản trị của công ty cổ phần, công ty TNHH không trực tiếp tham gia điều hành sản xuất kinh doanh và tiền lương, tiền cơng khơng được tính vào chi phí hợp lý do vi phạm chế độ hợp đồng lao động.

+ Chi phí quảng cáo, tiếp thị, hội nghị, khánh tiết … vượt quá 10% theo quy định.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp nghiên cứu tại các doanh nghiệp trên địa bàn TPHCM luận văn thạc sĩ (Trang 31 - 34)