Nội dung kế toán thuế thu nhập doanhnghiệp tại Mỹ trong giai đoạn hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp nghiên cứu tại các doanh nghiệp trên địa bàn TPHCM luận văn thạc sĩ (Trang 41)

7. Kết cấu luận văn

1.6 Kế toán thuế thu nhập doanhnghiệp một số nước trên thế giới

1.6.2.3 Nội dung kế toán thuế thu nhập doanhnghiệp tại Mỹ trong giai đoạn hiện

hiện nay

Cho đến nay Mỹ vẫn áp dụng FAS 109 để thực hiện kế toán thuế TNDN. Trong dự án hội tụ kế toán giữa Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế và Mỹ được ký kết trong hiện định Norwalk vào 2002 nhằm loại bỏ các điểm chưa thống nhất thì việc sửa đổi kế tốn thuế TNDN cũng là một nội dung được đề cập đến và được tiến hành bắt đầu vào năm 2004. Tính đến năm 2009 nội dung của FAS 109 cơ bản thống nhất với IAS 12 sửa đổi. Cả hai đều áp dụng các nguyên tắc giống nhau và đều sử dụng phương pháp tiếp cận bảng CĐKT. Cả FAS 109 và IAS 12 đều xác định và ghi nhận thuế TNDN hiện hành dựa trên thu nhập chịu thuế hiện hành, xác định và ghi nhận thuế TNDN hoãn lại dựa trên chênh lệch tạm thời.

1.6.3 Bài học kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng và hồn thiện kế tốn thuế thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam

Từ việc nghiên cứu một cách khái quát về kế toán thuế TNDN theo chuẩn mực quốc tế và các quốc gia trên, Luận văn rút ra một số bài học kinh nghiệm nên được vận dụng trong q trình hồn thiện kế tốn thuế TNDN tại Việt Nam như sau:

Xác định mức độ vận dụng chuẩn mực kế tốn quốc tế khi xây dựng và hồn thiện chuẩn mực số 17

Khi xây dựng chuẩn mực kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp Bộ Tài Chính đã vận dụng có chọn lọc các nội dung trong chuẩn mực kế toán quốc tế về thuế thu nhập (IAS 12) nhằm phù hợp với đặc điểm riêng của một quốc gia có nền kinh tế chuyển đổi. Đây là một sự lựa chọn hợp lý và phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam

khi xây dựng VAS 17. Điều này đươc thể hiện ở chỗ IAS 12 được đầu tư xây dựng rất công phu bởi sự góp sức của nhiều chuyên gia đến từ các nước phát triển trên thế giới và IAS 12 được vận dụng thành cơng ở nhiều quốc gia. Với vị trí là một nước đang phát triển thì việc học hỏi những vấn đề đã thành thông lệ là hết sức cần thiết giúp chúng ta tiết kiệm được chi phí nghiên cứu cũng như rút ngắn thời gian trong việc xây dựng chuẩn mực kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp cho riêng mình. Tuy nhiên, vận dụng ở mức độ nào là câu hỏi rất khó có câu trả lời một cách chính xác bởi lẽ các quốc gia khác nhau thì sẽ vận dụng ở những mức độ khác nhau.

Tại Việt Nam khi xây dựng VAS 17, các nhà xây dựng chuẩn mực đã bỏ qua khá nhiều nội dung được đề cập đến trong VAS 12 vì khi đó thực tiễn hoạt động kinh doanh liên quan đến những vấn đề này chưa nhiều và các chuẩn mực kế tốn có liên quan chưa được xây dựng. Điều này dẫn đến khi thực tiễn phải đối mặt với các nghiệp vụ đó thì khơng có cơ sở lý luận chính thống để thực hiện. Trong khi đó mặc dù cũng vận dụng VAS 12 một cách có chọn lọc nhưng các nội dung này vẫn được chuẩn mực kế toán thuế thu nhập 18 tại Trung Quốc (ASBE 18) đề cập đến khá đầy đủ. Theo tác giả, trong giai đoạn hiện nay khi bổ sung chuẩn mực kế tốn cần phải tính đến khả năng đáp ứng yêu cầu của chuẩn mực đó trong dài hạn hơn nữa xu hướng toàn cầu trong hiện tại và tương lai là chuyển từ hòa hợp sang hội tụ về kế toán. Trước mắt đối với VAS 17, sự hội tụ không chỉ đề cập đến sự tương đồng về nội dung bởi vì các nội dung trong chuẩn mực này cơ bản được dịch từ IAS 12 nên gần như khơng có sự mâu thuẫn về nội dung mà cịn bao hàm cả các nội dung được đề cập đến trong chuẩn mực. Sau đó là sự phát triển nhanh chóng của các nghiệp vụ kinh tế trong thực tiễn dẫn đến cần phải hoàn thiện cơ sở pháp lý về kế toán thuế TNDN. Khi xây dựng VAS 17 thì chuẩn mực về hợp nhất kinh doanh chưa ra đời nên các vấn đề liên quan đến hợp nhất kinh doanh, lợi thế thương mại không được đề cập đến. Việt Nam hiện nay vẫn chưa ban hành chuẩn mực kế toán giao dịch thanh toán bằng cổ phiếu nên thuế TNDN liên quan đến nghiệp vụ thanh toán bằng cổ phiếu cũng chưa được đề cập đến.

Theo tác giả, khi ban hành VAS 17 chúng ta đã chưa đề cập đến những vần đề này, do đó cần sớm bổ sung vào VAS 17 nhằm đạt được hai mục tiêu nêu trên, đó là từng bước hội tụ với kế toán quốc tế và đáp ứng yêu cầu của thực tiễn.

Tăng cường cập nhật những thay đổi trong kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp Qua nghiên cứu chuẩn mực kế toán thuế TNDN của Mỹ, Trung Quốc cho thấy các quốc gia này đều thưòng xuyên cập nhật các nội dung mới và hiện nay các nội dung này đã được cập nhật trong chuẩn mực kế tốn thuế TNDN của họ. Trong khi đó kể từ khi VAS 17 được ban hành đến nay vẫn chưa có một sự cập nhật tương ứng nào. Vì vậy, theo tác giả, Việt Nam cần thiết tăng cường cập nhật những thay đổi trong kế toán thuế TNDN nhằm đạt được hai mục tiêu đó là hội tụ với kế tốn quốc tế và đáp ứng yêu cầu của thực tiễn. Để cập nhật những thay đổi trong kế tốn thuế TNDN thì với lợi thế của các nước đi sau, Việt Nam nên học hỏi và nghiên cứu những thay đổi được đưa ra từ IASB và FASB trên các cơng bố chính thức của các hội đồng về nội dung sửa đổi của chuẩn mực kế toán thuế TNDN. Bên cạnh việc bổ sung nội dung trong VAS 17 thì một số vấn đề hết sức cần thiết là ban hành các chuẩn mực kế tốn có liên quan như cơng cụ tài chính, giao dịch thanh tốn bằng cổ phiếu …

Áp dụng chuẩn mực kế toán thuế TNDN vào thực tiễn

Nghiên cứu chuẩn mực quốc tế về kế toán thuế TNDN, kế toán thuế TNDN theo kế toán Mỹ đều thấy rằng các nội dung được đề cập trong chuẩn mực thì đều được làm rõ cả về lý luận cũng như đưa ra ví dụ minh hoạ giúp người đọc dễ hiểu hơn. Các nội dung được làm rõ theo từng nhân tố có ảnh hưởng đến thuế TNDN và xác định mức độ ảnh hưởng đó như thế nào. Như trong bản hướng dẫn IAS 12 khi đề cập đến khái niệm chênh lệch tạm thời chịu thuế ngoài việc làm rõ khái niệm, bản hướng dẫn cịn mở rộng giải thích và làm rõ chênh lệch tạm thời chịu thuế phát sinh trong hợp nhất kinh doanh, trong ghi nhận ban đầu của tài sản và nợ phải trả, lợi thế thương mại, tài sản ghi nhận theo giá trị hợp lý. Cách giải thích và trình bày như vậy rất logic và khoa học, các nội dung được giải thích hồn tồn nhất qn với vấn đề được nêu ra trong chuẩn mực.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Thuế TNDN là một trong những sắc thuế chủ yếu, góp phần đảm bảo nguồn thu quan trọng cho NSNN cũng như có tác động lớn đến doanh nghiệp. Vì thế kế tốn thuế thu nhập doanh nghiệp là một vấn đề cần được hoàn thiện.

Nền kinh tế nước ta ngày càng hội nhập sâu rộng, để có thể tạo được uy tín trên trường quốc tế, địi hỏi báo cáo tài chính của các doanh nghiệp phải minh bạch. Nên VAS 17 càng có vai trị quan trọng trong yêu cầu thực tế.

Trước khi VAS 17 ra đời, thực tế xảy ra chênh lệch do khác biệt giữa chính sách thuế và chế độ kế tốn nhưng khơng có hướng dẫn xử lý chênh lệch này nên các doanh nghiêp có xu hướng lập báo cáo tài chính dựa vào nguyên tắc của thuế để không phát sinh chênh lệch. Sau khi VAS 17 ra đời giúp giải quyết được sự khác biệt đó, giúp cho doanh nghiệp đưa ra báo cáo tài chính trung thực và hợp lý hơn. Từ những cơ sở lý luận về kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp đã được trình bày trong chương 1 sẽ là cơ sở để đánh giá, nghiên cứu, phân tích tình hình áp dụng kế tốn thuế thu nhập doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. Qua đó đưa ra những giải pháp và kiến nghị cho những vấn đề còn hạn chế.

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TẠI CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM 2.1 Tình hình thực hiện thuế thu nhập doanh nghiệp tại Việt Nam hiện nay

Năm 1997, Quốc hội Khóa IX đã thơng qua Luật thuế TNDN để thay thế thuế lợi tức và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 1999. Thuế TNDN ban hành đã khắc phục được cơ bản những điểm yếu của thuế lợi tức. Phạm vi điều chỉnh của Luật thuế TNDN đã được mở rộng áp dụng chung cho tất cả các tổ chức, cá nhân kinh doanh trong và ngồi nước. Các khoản chi phí hợp lý được quy định một cách rõ ràng và phù hợp hơn với điều kiện của nền kinh tế thị trường theo thông lệ quốc tế. Một số khoản phát sinh trong nền kinh tế thị trường được bổ sung vào đối tượng chịu thuế, xóa bỏ sự phân biệt thuế suất không phù hợp giữa các lĩnh vực ngành nghề, thống nhất áp dụng một mức thuế suất và điều chỉnh sát với mặt bằng thuế suất chung của thuế thu nhập doanh nghiệp trên thế giới, quy định chi tiết và áp dụng nhiều hình thức ưu đãi về thuế suất, miễn thuế giảm thuế, từng bước thu hẹp sự phân biệt giữa doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với doanh nghiệp trong nước, giữa doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp tư nhân.

Trong những năm qua Luật thuế TNDN đã được nhiều lần sửa đổi bổ sung cho phù hợp với thực tiễn, đảm bảo chính sách ngày càng công khai, minh bạch đồng bộ hơn phù hợp hơn với thông lệ quốc tế và các cam kết quốc tế mà Việt Nam ký kết và tham gia.

Thực tế cho thấy, số thu từ thuế TNDN đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm gần đây. Từ năm 2009 đến năm 2012, mặc dù nền kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính và suy thối kinh tế tồn cầu và trong điều kiện thuế suất thuế TNDN giảm từ 28% xuống 25% nhưng số thu NSNN về thuế TNDN vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu NSNN. Trong giai đoạn 2009-2012, thu từ thuế TNDN (không kể thu từ dầu thơ) đạt mức bình qn hàng năm khoảng trên 20%.

Bảng 2.1: Thu thuế TNDN ở Việt Nam giai đoạn 2009-2012

Năm Số thu thuế TNDN

(tỷ đồng)

Thuế TNDN (trừ dầu thô)/Tổng thu NSNN (trừ dầu

thô) (%) Thuế TNDN so với GDP (%) 2009 52.191 19,3 3,15 2010 82.297 22,5 4,15 2011 96.600 22,4 3,81 2012 129.391 19,1 4,83 Nguồn: Bộ Tài Chính Tuy thuế suất được điều chỉnh giảm và áp dụng nhiều chính sách ưu đãi thuế, song qua bảng thu thuế TNDN trên cho thấy tỷ lệ động viên từ thuế theo GDP lại có xu hướng tăng.

2.2 Các quy định pháp lý về kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp 2.2.1 Kế tốn thuế TNDN khi có luật thuế TNDN

Kế tốn Việt Nam một phần phục vụ cho mục đích thuế. Vì vậy chế độ kế tốn liên kết chặt chẽ với các quy định về thuế.

Luật thuế TNDN sửa đổi được Quốc hội khóa XI thơng qua ngày 17/06/2003 và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2004 cùng hàng loạt các văn bản hướng dẫn thực hiện kèm theo để điều chỉnh thuế TNDN. Tại thời điểm này, thuế TNDN ở nước ta không được ghi nhận là “chi phí” mà được coi là “lợi nhuận được chia”. Vì vậy, thuế TNDN được hạch toán như một khoản phải trả, chứ không phải một khoản “phân bổ thuế”. Theo cách hạch toán “thuế phải trả”, doanh nghiệp phải mở trong hệ thống tài khoản của mình, tài khoản thuế thu nhập để hạch tốn thuế phải trả (tài khoản 3334) và cách hạch toán thuế thu nhập theo Thông tư số 100/1998/TT-BTC ngày 15/07/1998 như sau:

Nợ TK 421 - Lợi nhuận chưa phân phối Có TK 3334 – Thuế TNDN phải trả

Theo phương pháp phải trả, thuế TNDN phải trả chỉ bao gồm chi phí thuế trong kỳ mà khơng bao gồm chi phí thuế giữ lại. Khoản thuế phải trả được tính dựa trên sổ sách sau khi đã được điều chỉnh theo quy định của Luật thuế và kế toán.

Căn cứ trên các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh được phản ánh ghi chép kịp thời, chính xác, việc hạch tốn đúng quy định kết hợp thực hiện nghiêm các chuẩn mực kế toán đã ban hành và các quy định về thuế TNDN. Kế toán thực hiện lập báo cáo tình hình lãi lỗ của doanh nghiệp và tờ khai thuế TNDN. Trên cơ sở đó xác định thuế TNDN phải nộp trong kỳ và hạch toán vào tài khoản 3334 “Thuế TNDN phải nộp” đồng thời kế tốn xác định số thuế TNDN cịn phải nộp.

Từ năm 2003 trở về trước, doanh nghiệp cũng như cơ quan quản lý Nhà nước chưa có sự phân biệt rõ ràng sự sai biệt giữa thuế và kế tốn do chưa có quy định cụ thể. Từ năm 2004 đến nay, Nhà nước đã cụ thể hóa sự khác biệt giữa lợi nhuận kế toán và lợi nhuận chịu thuế, đảm bảo phản ánh các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh tuân thủ đúng quy định của chế độ kế toán và quy định của Luật thuế. Hiện nay, Bộ Tài Chính đã ban hành thông tư 123/2012/TT-BTC ban hành ngày 27/02/2012. Thông tư hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế TNDN số 14/2008/QH12 và hướng dẫn thi hành Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008, Nghị định số 122/2011/NĐ-CP ngày 27/12/2011 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thuế TNDN. Thông tư 123/2012/TT-BTC thay thế Thông tư 130/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008, Thông tư số 177/2009.TT-BTC ngày 10/9/2009, Thông tư số 40/2010/TT-BTC ngày 23/3/2010, Thông tư số 18/2011/TT-BTC ngày 10/2/2011. Như vậy căn cứ vào thông tư 123/2012/TT-BTC và các văn bản hướng dẫn, khi lập báo cáo quyết toán thuế, doanh nghiệp sẽ tự điều chỉnh các khoản mục theo quy định của Luật thuế để tính ra thu nhập chịu thuế TNDN.

Nhìn chung phương pháp kế toán thuế TNDN tuân thủ theo các nguyên tắc chung được quy định trong chế độ kế toán Việt Nam và đáp ứng yêu cầu kiểm soát của Nhà nước và yêu cầu quản lý kinh tế của doanh nghiệp. Tuy nhiên, do có sự khác biệt giữa chính sách thuế và chế độ kế tốn tạo ra các khoản chênh lệch trong việc ghi nhận doanh thu và chi phí cho một kỳ kế tốn nhất định, dẫn tới chênh lệch giữa

số thuế thu nhập phải nộp trong kỳ với chi phí thuế thu nhập của doanh nghiệp theo chế độ kế toán áp dụng.

2.2.2 Kế tốn thuế TNDN từ khi có VAS 17 và thông tƣ hƣớng dẫn

Trước khi ban hành VAS 17, các khoản chênh lệch tạm thời và chênh lệch vĩnh viễn khi phát sinh được ghi nhận tăng hoặc giảm lợi nhuận chưa phân phối và ghi tăng hoặc giảm thuế thu nhập phải nộp một cách tương ứng. Như vậy, trong kỳ kế toán sẽ làm sai lệch bản chất các khoản chênh lệch tạm thời và chênh lệch vĩnh viễn dẫn đến sai lệch báo cáo tài chính, khơng phản ánh đúng tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Chuẩn mực kế toán số 17 – Thuế thu nhập doanh nghiệp được Bộ Tài Chính ban hành theo Quyết định 12/2005/QĐ-BTC ngày 15/02/2005, sau đó hạch tốn theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Tài Chính quy định chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam và Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006 của Bộ Tài Chính quy định chế độ kế tốn doanh nghiệp vừa và nhỏ. Chuẩn mực và các Quyết định này là cơ sở để các doanh nghiệp hiểu và ứng xử phù hợp nhất đối với các chênh lệch phát sinh giữa số liệu ghi nhận theo chính sách kế toán do doanh nghiệp lựa chọn và số liệu quy định của các chính sách thuế hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp nghiên cứu tại các doanh nghiệp trên địa bàn TPHCM luận văn thạc sĩ (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)