Thực trạng bảo toàn vốn tự có của các NHTMCP VN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) gỉai pháp hoàn thiện hoạt động tín dụng đầu tư của chi nhánh ngân hàng phát triển đồng nai (Trang 26 - 30)

Trong những năm đầu của thế kỷ mới, khi nhà nước vẫn đang từng bước thoả thuận với các nước trong tổ chức thương mại thế giới về việc Việt Nam ra nhập WTO, thì các doanh nghiệp trong nước cũng từng bước thay đổi mình để chuẩn bị cho quá trình Việt nam hội nhập_Cơ hội thì lớn nhưng thách thức cũng rất lớn.

Riêng trong lĩnh vực tài chính_ngân hàng, từ năm 1990, cơ chế đổi mới ngân hàng được hoàn thiện thông qua việc công bố hai Pháp lệnh ngân hàng vào ngày 24.5.1990 (Pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước VN và Pháp lệnh ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và cơng ty tài chính) đã chính thức chuyển cơ chế hoạt động của hệ thống NHVN từ “một cấp” sang “hai cấp”. Theo đó, Ngân

hàng Nhà nước (NHNN) thực thi nhiệm vụ quản lý nhà nước về tiền tệ, tín dụng, thanh tốn, ngoại hối và ngân hàng; là ngân hàng duy nhất được phát

hành tiền, là ngân hàng của các ngân hàng, là ngân hàng của Nhà nước… Còn hoạt động kinh doanh tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng do các tổ chức tín

dụng thực hiện. Các tổ chức tín dụng bao gồm: ngân hàng thương mại quốc doanh, ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngồi, hợp tác xã tín dụng, cơng ty tài chính. Tháng 12.1997 trước yêu cầu cao của thực tiễn hai Pháp lệnh ngân hàng đã được Quốc hội nâng lên thành hai luật về ngân hàng là luật Ngân hàng nhà nước và Luật các tổ chức tín dụng(có hiệu lực từ ngày 01.10.1998) và sau đó Luật NHNN và Luật các TCTD được sửa đổi và bổ sung vào năm 2003, năm 2004.

Trải qua chặng đường trên, hệ thống NHTMCP VN đã không ngừng phát

triển về quy mô (vốn điều lệ không ngừng gia tăng, mạng lưới chi nhánh…), chất lượng hoạt động và hiệu quả trong kinh doanh. Mạng lưới ngân hàng thương mại VN đến cuối năm 2005 đã có những bước phát triển mạnh phủ khắp các quận, huyện, tỉnh thành. Hệ thống NHTM ở nước ta bao gồm: 5 NHTM nhà nước (Ngân hàng chính sách xã hội, Ngân hàng đầu tư và phát triển VN, Ngân hàng phát triển VN, Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long), 39 NHTM cổ phần đô

thị và nơng thơn, 24 chi nhánh ngân hàng nước ngồi, 05 ngân hàng liên doanh, 05 ngân hàng 100% vốn tại VN và 01 Quỹ tín dụng nhân dân. Trong đó Ngân hàng nơng nghiệp và phát triển nơng thơn VN có mạng lưới rộng nhất với hơn 100 chi nhánh cấp 1 và 2.000 chi nhánh cấp 2-4 phủ khắp huyện và cả hệ thống ngân hàng lưu động. Hệ thống NHTMCP VN đã có những đóng góp quan

trọng cho sự ổn định và tăng trưởng kinh tế ở nước ta trong nhiều năm qua. Với nhiều hình thức huy động vốn tương đối đa dạng, NHTMCP VN đã huy động vốn hàng trăm tỷ đồng (năm 2005 tăng gấp 30 lần so với năm 1990-trên

600.000 tỷ đồng, tại TP.HCM các NHTMCP huy động đến cuối năm 2005 là

184.600 tỷ đồng gấp 2,8 lần so với năm 2001) từ các nguồn vốn trong xã hội. Tăng dư nợ cho vay với mọi thành phần kinh tế (dư nợ năm 2005 tăng 40 lần so với năm 1990, tại TP.HCM dư nợ cho vay cuối năm 2005 của các NHTMCP 170.200 tỷ đồng gấp 3 lần so với năm 2001). Tăng đầu tư vào những chương trình trọng điểm quốc gia, qua đó góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh

tế, thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, kiểm sốt lạm phát, thúc

đẩy kinh tế tăng trưởng liên tục với tốc độ cao (GDP tăng bình quân 7.5% trong

5 năm 2001-2005). Góp phần tạo cơng ăn việc làm cho xã hội (trong 5 năm 2001-2005 cả nước tạo việc làm cho 7,5 triệu lao động), góp phần xóa đói giảm nghèo (tỷ lệ hộ nghèo còn 7%) và làm giàu hợp pháp. Nhiều dịch vụ tiện ích (chi lương, thu chi hộ, thanh toán chuyển khoản, chuyển tiền tự động, dịch vụ ngân hàng điện tử, dịch vụ thẻ…) và nhiều sản phẩm mới xuất hiện đã đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của dân cư và sản xuất kinh doanh của mọi thành phần kinh tế.

Vốn điều lệ của các ngân hàng thương mại Việt Nam không ngừng gia

tăng, ngân hàng thương mại Nhà Nước (NHTMNN) sau nhiều lần bổ sung vốn

đã nâng tổng vốn chủ sở hữu của 05 NHTMNN lên trên 20.000 tỷ đồng tăng

gấp 3 lần so với thời điểm cuối năm 2000. Vốn điều lệ của NHTMCP được gia tăng đáng kể từ lợi nhuận giữ lại, sáp nhập, các quỹ bổ sung vốn điều lệ, phát hành thêm cổ phiếu… từ đó giúp tổng vốn điều lệ NHTMCP đến cuối năm

2005 tăng gấp 5 lần so với năm 2000, nhiều NHTMCP có vốn điều lệ trên 500 tỷ đồng-1.000 tỷ đồng.

Dựa trên các số liệu thống kê của cơ quan quản lý, ta có bảng số liệu tổng hợp sau về quy mô vốn tự có và tổng tài sản có của hệ thống ngân hàng thương mại VN trước khi ra nhập WTO như sau:

Bảng 2.1 : Tổng hợp quy mơ vốn tự có và tổng tài sản của NHTMVN

Đơn vị tính: nghìn tỷ đồng

Q4/2003 Q4/2004 Q4/2005 Q2/2006

Vốn tự có 26 32 43 49

Tổng tài sản 539.42 672.27 841.488 944.123

Biểu đồ 2.1:

Nguồn:www.div.gov.vn/Bulletin/ /2007/1/Ban_ve_tang_von_tu_co.pdf

Như vậy nhìn trực quan vào biểu đồ ta có thể thấy từ năm 2003 đến năm 2006, hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam đã có sự tăng trưởng khá và ổn định về quy mơ vốn tự có (Từ 26.000 tỷ đồng năm 2003 đã tăng thành

Biểu đồ 2.2:

Nguồn:www.div.gov.vn/Bulletin/ /2007/1/Ban_ve_tang_von_tu_co.pdf Tỷ trọng vốn tự có/tổng tài sản của các ngân hàng thương mại nhìn chung cịn thấp chỉ đạt trên dưới 5%. Để đảm bảo hiệu quả sử dụng các nguồn vốn và

đảm bảo phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh thì các ngân hàng thương mại nên

tăng tỷ lệ này nên khoảng từ 8% - 10 % là hợp lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) gỉai pháp hoàn thiện hoạt động tín dụng đầu tư của chi nhánh ngân hàng phát triển đồng nai (Trang 26 - 30)