Huy động vốn ngắn hạn, cho vay dài hạn: đây là tình hình chung trên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) gỉai pháp hoàn thiện hoạt động tín dụng đầu tư của chi nhánh ngân hàng phát triển đồng nai (Trang 38 - 40)

Tăng trưởng vốn tự có của các ngân hàng năm

2.4.2.2Huy động vốn ngắn hạn, cho vay dài hạn: đây là tình hình chung trên

thị trường tiền tệ Việt Nam hiện nay. Nếu nhìn nhận thị trường chứng khoán là nơi để các doanh nghiệp huy động vốn trung và dài hạn phục vụ cho yêu cầu

sản xuất kinh doanh thì thị trường chứng khoán Việt Nam chưa làm được. Năm 2006 khép lại với sự phát triển nhanh chóng của TTCK trong đó góp phần đáng kể cho sự thành cơng cho các doanh nghiệp nhà nước IPO, chuyển đổi mơ hình hoạt động. Tuy nhiên sang đầu năm 2007, sự sụt dốc nhanh chóng của TTCK

đã đẩy các doanh nghiệp vào sự bế tắc trong việc huy động vốn, các kế hoạch

IPO bị trì hỗn vơ thời hạn nhằm hạn chế nguồn cung cổ phiếu vốn đã trở nên dồi dào. Đến thời điểm này cùng với điều kiện kinh tế của Việt Nam bị tác động mạnh mẽ từ kinh tế toàn cầu như: giá dầu liên tiếp phá kỷ lục, khủng

hoãng dưới tiêu chuẩn của Mỹ…kéo theo lạm phát của Việt Nam cao kỷ lục trong vòng một thập kỷ trở lại. Song song đó ngân hàng nhà nước tiến hành nhiều biện pháp để bình ổn thị trường tiền tệ như: đặt ra mức huy động trần lãi suất huy động và cho vay của các tổ chức tín dụng, phát hành tín phiếu bắt buộc, khống chế tốc độ tăng trưởng tín dụng ở mức 30% trong năm 2008 sau

Trước sự thay đổi liên tục trong các chính sách điều hành của Chính

phủ và tình hình biến động phức tạp của lạm phát, người gửi tiền hiện tại chỉ dám gửi vào các kỳ hạn ngắn nhằm thích nghi kịp thời với sự thay đổi bất ngờ từ các chính sách. Điều này đã đẩy các ngân hàng vào các cuộc đua huy động vốn chủ yếu ở các kỳ hạn ngắn. Trái ngược với người gửi tiền, các doanh

nghiệp đi vay nhận thấy rằng cần phải vay dài hạn để phòng ngừa rủi ro lãi

suất. Chính sự trái ngược này cộng với việc cho vay vốn ồ ạt vào cuối năm

2006 vào lĩnh vực bất động sản, lĩnh vực cần các nguồn vốn trung và dài hạn, nhằm “hợp thức hoá” tỷ lệ cho vay theo chỉ thị 03 về kiểm sốt cho vay chứng khốn của Chính phủ. Kết hợp các yếu tố trên đây đã dẫn đến hệ quả là các tổ chức tài chính huy động vốn ngắn hạn, sau đó cho vay dài hạn và khả nặng mất thanh khoản về kỳ hạn ở một số ngân hàng thương mại cổ phần nhỏ đã xảy ra. Lãi suất trên thị trường vốn liên ngân hàng lên đến 30%/năm cho kỳ hạn vay qua đêm (overnight) đã minh chứng cho việc quản lý vốn yếu kém của một số tố chức tín dụng ở Việt Nam thời gian qua.

(Nguồn: Thomson – Reuters)

Bảng 2.7: Các loại lãi suất cơ bản của Việt Nam Các loại Lãi suất chính (%)

Ngày tháng01/02/0922/12/0805/12/0821/11/0805/11/0821/10/0811/06/0819/05/0801/02/08 LSCB 7.0 8.5 10.0 11.0 12.0 13.0 14.0 12.0 8.75 LSCK 6.0 7.5 9.0 10.0 11.0 12.0 13.0 11.0 6.0 LSTCK 8.0 9.5 11.0 12.0 13.0 14.0 15.0 13.0 7.5

(Nguồn: Thomson – reuters ngày 23 tháng 01 năm 2009)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) gỉai pháp hoàn thiện hoạt động tín dụng đầu tư của chi nhánh ngân hàng phát triển đồng nai (Trang 38 - 40)