Thực trạng phát triển vốn tự có của các NHTMCP VN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) gỉai pháp hoàn thiện hoạt động tín dụng đầu tư của chi nhánh ngân hàng phát triển đồng nai (Trang 30 - 33)

Hoạt động của các ngân hàng sau một năm gia nhập WTO vẫn diễn biến

bình thường, ngoại trừ sự tăng trưởng khá nhanh của mỗi ngân hàng. Điều này dường như khác so với dự báo về những thuận lợi và thách thức sau khi Việt Nam là thành viên chính thức của WTO. Nhưng trên thực tế, trong chiều sâu của sự biến chuyển nội tại, các ngân hàng đang có sự chuyển mình rất lớn.

Độ sâu tài chính của các ngân hàng thương mại (NHTM) đã tăng rất đáng

Nếu năm 2006 tổng tiền gửi/GDP là 78,4% so với mức 66,7% năm 2005 (tăng khoảng 12%), tín dụng/GDP tăng khoảng 5% thì năm 2007 tốc độ tăng này đã mạnh hơn nhiều, chỉ số tăng lần lượt là khoảng 92,4% và 84,6%.

Xét về năng lực tài chính thể hiện ở quy mơ vốn điều lệ, cũng có tốc độ

tăng nhanh hơn năm 2006 (năm 2006 vốn điều lệ của hệ thống ngân hàng tăng 44% so với năm 2005, thì năm 2007 tăng 54% so với 2006, nhất là khối NHTM nhà nước tăng 59%, vượt xa con số 2% của năm 2006 so với 2005). Các chi nhánh ngân hàng nước ngồi cũng có sự tăng trưởng nhanh về quy mơ vốn, tài sản có trong năm 2007, đưa thị phần tín dụng và huy động năm 2007 tăng khoảng 0,4% so với năm 2006, trong khi thời điểm trước năm 2006 thị phần

của khối này hầu như không thay đổi.

Bên cạnh các chỉ số tài chính thể hiện tốc độ phát triển và độ sâu tài chính

của hệ thống ngân hàng trong năm 2007, chúng ta cũng thấy rõ tính cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng ở khía cạnh khác như mức độ sôi động của thị

trường tiền tệ và thị trường vốn. Sự cạnh tranh để chiếm lĩnh thị trường của các NHTM cũng khá gay gắt, thể hiện ở việc các đơn vị đã mở thêm nhiều chi

nhánh, phòng giao dịch, điểm giao dịch. Mức độ mở tăng nhanh so với năm

2006 (riêng TP. HCM chỉ trong tháng 10 đã có hơn 20 chi nhánh ngân hàng, phòng và điểm giao dịch được mở). Đồng thời, các NHTM cũng đa dạng hoá

các sản phẩm dịch vụ, mở rộng thực hiện các nghiệp vụ phái sinh. Nhiều NHTMCP đã nới lỏng các điều kiện vay vốn để thu hút khách hàng và đa dạng hố các sản phẩm đầu tư tín dụng như mở rộng lĩnh vực cho vay tiêu dùng

(mua nhà đất, sửa chữa nhà ở, mua ô tô...).

Xu hướng hình thành tập đồn tài chính từ các NHTM đã có bước phát

triển trong năm 2007. Cùng với việc đa dạng hoá hoạt động ra nhiều lĩnh vực

như bảo hiểm, tài chính, thuê mua tài chính..., một số NHTM đang tích cực mở rộng thị trường ra nước ngoài.

Quay lại với đề tài tăng quy mơ vốn tự có, trong năm 2007 tất cả các ngân hàng thương mại đều xây dựng cho mình một kế hoạch tăng vốn cụ

thể và đã đạt được những thành công nhất định.

Sau đây là một bảng tổng hợp các thông số về tình hình tăng vốn tự có của một số ngân hàng tiêu biểu trong năm. Các số liệu trong bảng thống kê từ các báo cáo tài chính của các ngân hàng công bố.

Bảng 2.2 : Tổng hợp tình hình tăng vốn tự có: Đơn vị: nghìn tỷ đồng Tổng Tsản Vốn tự có Vốn TC/Tổng Ttản (%) Nợ phải trả Vốn TC/Nợ phải trả(%) Ngân hàng 12/06 12/07 12/0612/07 12/06 12/07 12/06 12/07 12/06 12/07 Agribank 238.5 321.5 2.56 10.45 1.07 3.25 235.94 311.1 1.08 3.36 Vietcombank 166.9 196.1 11.12 12.98 6.66 6.62 155.78 183.1 7.14 7.09 BIDV 161.2 204.5 7.55 11.63 4.68 5.69 153.65 192.8 4.91 6.03 Vietinbank 135.4 175 5.61 10.2 4.14 5.83 129.8 164.8 4.32 6.19 ACB 44.6 85.4 1.69 6.25 3.79 7.32 42.91 79.15 3.93 7.89 Sacombank 24.8 64.6 2.8 5.6 11.29 8.67 22 59 12.72 9.49 Eximbank 18.3 33.7 1.95 6.3 10.66 18.69 16.35 27.4 11.92 23 Techcombank 17.32 39.56 1.76 3.57 10.16 9.02 15.56 36 11.31 9.92 VIB 16.5 39.3 1.19 2.18 7.21 5.55 15.31 37.12 7.77 5.87

Từ bảng số liệu trên ta có các biểu đồ sau: Biểu đồ 2.3:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) gỉai pháp hoàn thiện hoạt động tín dụng đầu tư của chi nhánh ngân hàng phát triển đồng nai (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)