2.3. THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG
2.3.2.7. Quy trình nhận diện, đánh giá và kiểm soát rủi ro tín dụng
Việc kiểm tra, giám sát tín dụng địi hỏi phải được thực hiện xuyên suốt quá trình KH quan hệ với NH để giảm thiểu rủi ro. Do vậy, SHB cũng đã ban hành và thực hiện việc quản trị rủi ro bằng quy trình nhận diện, đánh giá và kiểm sốt RRTD. Theo quy trình, CVQHKH chịu trách nhiệm theo dõi KH thường xuyên để phát hiện các rủi ro có thể xẩy ra, ảnh hưởng tới tình hình trả nợ của KH. Trong đó đặc biệt chú ý tới các dấu hiệu về tài chính; dấu hiệu phi tài chính; dấu hiệu từ việc đánh giá TSĐB của KH, dấu hiệu từ việc đánh giá thái độ của KH trong các giao dịch với NH và các dấu hiện thuộc yếu tố khách quan (cơ chế chính sách, tỷ giá, giá cả thị trường, thiên tai, …).
Kết quả triển khai áp dụng:
Thực tế, nếu triển khai một cách triệt để quy trình này sẽ giảm thiểu rất nhiều rủi ro cho SHB trong quá trình hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, một số đơn vị vẫn
chưa nhận thấy tầm quan trọng của việc này, việc kiểm tra, giám sát của CVQHKH thực
hiện một các qua loa, có lệ đảm bảo theo đúng quy trình, quy định về kiểm tra của SHB chứ không xét tới hiệu quả thực hiện hoặc khơng đủ trình độ, chuyên môn, khả năng quan sát để phát hiện dấu hiệu rủi ro (nếu có) hoặc do yếu tố tâm lý ngại gây phiền hà
cho KH, quản lý số lượng KH quá đông, đặc biệt KH cá nhân, không sắp xếp và phân bổ khoa học thời gian bán hàng và thời gian kiểm soát sau nên CVQHKH thường đưa mẫu KH ký trước khi thực hiện hồ sơ vay vốn và chỉ liên hệ khi KH chậm trả lãi/gốc
hay chuyển nợ quá hạn. Hoặc chỉ đi kiểm soát sau và lập biên bản khi biết có đồn kiểm
tra. Điều này dễ dẫn đến rủi ro KH cố tình tẩu tán tài sản, trốn nợ hoặc thái độ thiếu hợp
tác khi NH tiến hành thu hồi nợ. CVQHKH sẽ khó tìm được KH trong trường hợp
chuyển nơi cư trú, không xác định được địa điểm làm việc mới của KH, xấu hơn là
trường hợp KH thất nghiệp và mất nguồn trả nợ chính.
Hầu hết các khoản nợ quá hạn đã phát sinh hoặc những khoản nợ đã được
khoanh nợ, thì khi phát sinh hầu như NH khơng hay biết cho đến khi KH khơng thể trì hỗn thì đã q trễ. Cơng tác quản trị rủi ro tại SHB chỉ tập trung vào việc xử lý là
chính, chưa có cơng tác quản trị phịng ngừa rủi ro từ xa.