2.2 Thực trạng hoạt động kinh doanh của Sacombanktừ năm 2007-2010
2.2.4.1 Đánh giá cơ hội tác động đến hoạt động kinh doanh của
Thứ nhất, việc hội nhập kinh tế quốc tế đã giúp cho các ngân hàng trong nước
nói chung và Sacombank nói riêng có cơ hội tiếp cận với thị trường tài chính quốc tế, có điều kiện học hỏi, nâng cao trình độ quản trị, điều hành, và phát triển các sản phẩm, dịch vụ mới cũng như kỹ năng kinh doanh, đặc biệt là các hoạt động nghiệp vụ mà các ngân hàng trong nước có ít kinh nghiệm như: thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại hối, dịch vụ ngân hàng điện tử, quản lý quỹ, môi giới tiền tệ, quản lý rủi ro. Ngoài ra, việc tăng vốn của ngân hàng
thức, kinh nghiệm quản lý và công nghệ hiện đại thông qua các đối tác chiến lược là các ngân hàng danh tiếng trên thế giới.
Thứ hai, tầm nhận thức của người dân đã dần dần được nâng cao, nhu cầu về
chất lượng và việc sử dụng các tiện ích của ngân hàng càng lớn, nên cơ hội phát triển các sản phẩm mang tính cơng nghệ là có triển vọng.
Thứ ba, việc một số NHTM đã hoàn thành tăng vốn và đạt mức vốn tối thiểu 3
ngàn tỷ đồng vào cuối năm 2010 chắc chắn còn phải củng cố quản trị, quản lý tương ứng trong thời gian tới, vì vốn chưa phải là tất cả. Đối với các NHTM chưa đạt mức vốn điều lệ tối thiểu 3 ngàn tỷ sẽ có kế hoạch chuẩn mực và kiên quyết hơn để cán đích đúng hạn. Về tổng thể, việc cải thiện về vốn cùng những cải thiện quản trị thanh khoản, cải thiện về quản trị rủi ro nói chung(do rút kinh nghiệm từ thời gian qua cũng như bài học của riêng năm 2010 như tình trạng thiếu thanh khoản phải tăng lãi suất đột ngột, tình trạng bị tụt hạng tín nhiệm về khả năng thanh toán và sức mạnh tài chính...) chắc chắn sẽ đưa đến kết quả là các ngân hàng VN có sự cải thiện tín nhiệm(nói chung) trong thời gian tới. Với sự kiểm sốt chặt chẽ về lãi suất của NHNN, năm 2011 sẽ khơng có ngân hàng nào bị cuốn vào bất kỳ một cuộc đua lãi suất.
Thứ tư, Với định hướng ưu tiên ổn định vĩ mô, NHNN đã đưa ra mục tiêu
tăng trưởng tín dụng cho năm 2011 là 23%. Đây cũng là thông điệp cho thấy NHNN sẽ quản lý chặt tăng trưởng tín dụng. Cùng với các biện pháp đồng bộ nhằm nâng cao chất lượng hệ thống, kiểm sốt rủi ro, có thể kỳ vọng hệ thống ngân hàng sẽ dần tăng cường về chất lượng. Cùng mục tiêu kiểm soát lạm phát, kỳ vọng mặt bằng lãi suất sẽ được giữ ổn định và từng bước hạ trong năm 2011. Nhiều chuyên gia cũng nhận định lạm phát tại Việt Nam nằm nhiều ở yếu tố đầu tư công chưa hiệu quả, và nội tại cơ cấu nền kinh tế cịn bất hợp lý. Vì vậy, để tận dụng được những cơ hội phục hồi sau khủng hoảng chúng ta cần thiết phải có một chính sách tiền tệ cởi mở hơn nhằm hỗ trợ hoạt
động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, điều hành lãi suất sẽ diễn ra một cách thận trọng chứ khơng thể nhanh chóng nới lỏng.