Nhìn trên bản đồ, tỉnh Bến Tre có hình rẽ quạt, mà đầu nhọn nằm ở thượng nguồn, các nhánh sông lớn giống như nan quạt xịe rộng ra ở phía Đơng. Diện tích tự nhiên của tỉnh có 2.321,6 km2, phía Bắc giáp tỉnh Tiền Giang, có ranh giới chung là sông Tiền, phía Tây và Nam giáp tỉnh Vĩnh Long và tỉnh Trà Vinh, có ranh giới chung là sơng Cổ Chiên, phía Đơng giáp biển Đơng với chiều dài bờ biển 65 km. Bốn con sông lớn: Tiền Giang, Ba Lai, Hàm Luông, Cổ Chiên bao bọc và chia Bến Tre thành ba phần: cù lao An
Hóa, cù lao Bảo và cù lao Minh phù sa màu mỡ, cây trái sum suê... Tỉnh Bến Tre được chia thành 9 đơn vị hành chính gồm: thành phố Bến Tre và 8 huyện với 164 xã, phường và thị trấn. Diện tích đất nơng nghiệp gần 75.000ha (chiếm 32% tổng diện tích). Dân số tồn tỉnh có 1.354.589 người chủ yếu là dân tộc Kinh, mật độ 583 người/km2. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân trên 10%/năm, thu nhập bình quân đầu người năm 2010 là 17,2 triệu đồng, chỉ số năng lực cạnh tranh năm 2010 đứng thứ 10/63 tỉnh, thành cả nước. Khi dự án cầu Cổ Chiên nối liền Bến Tre và tỉnh Trà Vinh hoàn thành (đã khởi công trong năm 2011) kết hợp với Cầu Rạch Miễu và cầu Hàm Luông đã được khánh thành đưa vào sử dụng trong năm 2009 và 2010, đây sẽ là động lực phát triển kinh tế của vùng, là các trục giao thông quan trọng gắn kết kinh tế của tỉnh với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Bến Tre có thế mạnh về nơng nghiệp và ni trồng chế biến thuỷ sản như các sản phẩm chế biến từ dừa, các mặt hàng thủy sản phong phú: nhuyễn thể hai mảnh vỏ, tôm, cá... được tiêu thụ trong nước và xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới mang lại nguồn thu đáng kể cho tỉnh nhà và giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động có thu nhập ổn định. Bên cạnh đó, lực lượng thương nghiệp phát triển khá nhanh, toàn tỉnh hiện có 2.886 doanh nghiệp và 44.000 hộ kinh doanh cá thể đăng ký hoạt động trên các lĩnh vực, thu hút trên 100.000 ngàn lao động với thu nhập ổn định.
Hiện nay, hai khu công nghiệp là An Hiệp và Giao Long đã đi vào hoạt động thu hút được 25 dự án với tổng vốn đầu tư là 283,5 triệu USD, trong đó vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi có 14 dự án, vốn đầu tư trong nước có 11 dự án, đến nay đã có 13 dự án đã đi vào hoạt động ổn định. 2 Cụm cơng nghiệp mới hình thành là Cụm cơng nghiệp Phong Nẫm, huyện Giồng Trôm và Cụm công nghiệp Ba Tri, huyện Ba Tri. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ đạt 15.200 tỷ tăng 21,28% so với cùng kỳ.
Thực hiện Nghị quyết số 16/2009/NQ-HĐND ngày 09 tháng 12 năm 2009 của Hội đồng nhân dân tỉnh - khóa VII về nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội năm 2010, Bến Tre đã được được kết quả trên một số lĩnh vực chủ yếu như sau:
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2010 đạt 10,19 % (nghị quyết tăng trên 10%) - Giá trị sản xuất nông-lâm-ngư nghiệp tăng 5,08%, (nghị quyết tăng 3,8 %); - Giá trị sản xuất công nghiệp-xây dựng tăng 19,37 % (nghị quyết tăng 19,5 %);
- Giá trị các ngành dịch vụ tăng 15,73% (nghị quyết tăng 14,5 %); - Tổng kim ngạch xuất khẩu 230 triệu USD (nghị quyết 215 triệu USD); - Tổng vốn đầu tư toàn xã hội 9.340 tỷ đồng (nghị quyết 9.900 tỷ đồng);
- Thu ngân sách trên địa bàn 873 tỷ đồng (nghị quyết 787,53 tỷ đồng). Tổng chi ngân sách địa phương ước 2.528,8 tỷ đồng (nghị quyết 2.275,71 tỷ đồng);
- Thu nhập bình quân đầu người đạt 17,2 triệu đồng tăng 17,8% so năm 2009
Nguồn: Báo cáo tình hình thực hiện Nghị quyết HĐND tỉnh về phát triển kinh tế-xã
hội năm 2010 và nhiệm vụ, giải pháp thực hiện năm 2011
Tuy nhiên, nhìn một cách tổng thể thì Bến Tre vẫn cịn là tỉnh khó khăn. Xuất phát điểm nền kinh tế và nguồn thu ngân sách đạt còn thấp, mới chỉ đáp ứng 1/3 nhu cầu chi hợp lý; cơ cấu kinh tế nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong GDP; thu nhập bình quân đầu người trong tỉnh so với thu nhập bình quân đầu người trong cả nước mới chỉ đạt 76%; kết cấu hạ tầng phát triển ở mức trung bình. Tình trạng thiếu và mất cân đối về vốn, cơng nghệ, nguồn nhân lực có trình độ, kinh nghiệm quản lý và thị trường để khai thác một cách hiệu quả nhất những tiềm năng, thế mạnh của tỉnh đang là điều trăn trở nhất. Tình hình trên đã tác động một phần khơng nhỏ đến tình hình hoạt động kinh doanh của ngành tài chính ngân hàng trong tồn tỉnh. Thu nhập bình quân đầu người mặc dù đã được cải thiển tăng lên đáng kể nhưng nhìn chung chưa đồng đều và ở mức trung bình đã làm ảnh hưởng đến việc tham gia các dịch vụ ngân hàng như tình hình huy động vốn, sử dụng thẻ và các tiện ích của ngân hàng điện tử. Các doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả đã làm phát sinh nợ xấu tại ngân hàng, đã ảnh hưởng đến tình hình tín dụng của ngân hàng. 0 5 10 15 20
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 9,2
12,6 14,6
17,2 ĐVT: triệu đồng
Biểu đồ 2.1 : Thu nhập bình quân đầu người qua các năm của tỉnh Bến Tre
“Nguồn: Báo cáo thống kê hằng năm của Ngân hàng nhà nước Việt Nam – Chi nhánh Bến Tre các năm 2008, 2010” [13]
Về hoạt động của các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh trong năm 2010: hiện nay tại Bến Tre đã có 9 Ngân hàng Thương mại: Ngân hàng Đầu tư và Phát triển, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Ngân hàng Phát triển Nhà đồng bằng Sông Cửu Long, Ngân hàng TMCP Công thương, Ngân hàng TMCP Đông Á, NHTMCP Sài Gịn, NHTMCP Sài Gịn Thương Tín, NHTMCP Kiên Long, NHTMCP Đại Tín với 9 chi nhánh cấp tỉnh, 8 chi nhánh cấp huyện, 38 phòng giao dịch và 01 Quỹ tiết kiệm;
Mạng lưới hoạt động của các ngân hàng thương mại trong tỉnh như sau:
+ Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh tỉnh Bến Tre: 01 chi nhánh cấp 1 và 02 phòng giao dịch tại hai huyện Mỏ Cày Nam và Bình Đại.
+ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Bến Tre: quy mô hoạt động tương đối lớn, lao động 472 người, có 29 địa chỉ giao dịch (01 chi nhánh cấp 1, 9 chi nhánh cấp 2 và 19 phòng giao dịch), hoạt động khắp các huyện, thành phố nên có nhiều ưu thế trong hoạt động kinh doanh.
+ Ngân hàng CP Công thương Việt Nam chi nhánh Bến Tre: 1 chi nhánh cấp 1 và 08 phịng giao dịch và 01 Quỹ tiết kiệm, có ưu thế mạnh về công tác phát triển dịch vụ, huy động vốn, tăng trưởng tín dụng. Về lĩnh vực thẻ có ưu thế hơn Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bến Tre như miễn phí phát hành thẻ, kết nối Visa, Master..; Trong những năm tới kế hoạch phát triển của ngân hàng Công thương là mở rộng chi nhánh và lắp đặt thêm nhiều máy ATM, POS.
+ Ngân hàng Phát triển Nhà Đồng bằng sông Cửu Long chi nhánh Bến Tre (MHB Bến Tre) mạng lưới hoạt động với 01 chi nhánh cấp 1 và 02 phòng giao dịch tại huyện Mỏ Cày Nam và huyện Ba Tri.
+ Ngân hàng TMCP Sài gịn Thương tín (Sacombank) chi nhánh Bến Tre: được thành lập năm 2008 đến nay có 1 chi nhánh cấp 1 và 01 phòng giao dịch tại huyện Mỏ Cày Nam. Mặc dù mới thành lập nhưng Sacombank với nhiều chương trình khuyến mãi, lãi suất huy động cao đặc biệt là huy động bằng vàng và chính sách miễn giảm phí khi thanh tốn trong hệ thống Sacombank nên đã thu hút được nhiều khách đến giao dịch tại ngân hàng này.
+ Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) chi nhánh Bến Tre, Ngân hàng CP Kiên Long chi nhánh Bến Tre, Ngân hàng TMCP Đông Á chi nhánh Bến Tre, Ngân hàng TMCP
Đại Tín chi nhánh Bến Tre: lập từ năm 2008 (riêng Ngân hàng CP Kiên Long chi nhánh Bến Tre được thành lập năm 2009, Ngân hàng cổ phần Đại Tín chi nhánh Bến Tre được thành lập tháng 01/2010), có 4 chi nhánh cấp 1 tại Thành phố Bến Tre và 05 phòng giao dịch. Mặc dù thành lập sau nhưng đây là những Ngân hàng rất năng động và hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực ngân hàng bán lẻ.
Đầu năm 2011, Chi nhánh ngân hàng TMCP Phương Nam và Ngân hàng TMCP Á Châu chính thức khai trương đi vào hoạt động tại địa bàn Thành phố Bến Tre, một số NHTMCP khác đã khai trương phòng giao dịch và quỹ tiết kiệm: Ngân hàng CP Kiên Long chi nhánh Bến Tre (01 phịng giao dịch), Ngân hàng TMCP Đại Tín chi nhánh Bến Tre (02 phòng giao dịch, 02 quỹ tiết kiệm), Ngân hàng TMCP Đơng Á chi nhánh Bến Tre (01 phịng giao dịch).
Với mạng lưới hoạt động của các ngân hàng thương mại trong tỉnh như trên đã gây khơng ít khó khăn cho hoạt động của BIDV chi nhánh Bến Tre. Vì vậy, để hồn thành các chỉ tiêu kế hoạch của BIDV giao đòi hỏi chi nhánh phải nỗ lực không ngừng với những mục tiêu, biện pháp, giải pháp phù hợp để đạt và vượt kế hoạch mà cấp trên giao phó, trong đó có các chỉ tiêu bán lẻ được xem là trọng tâm trong hoạt động của chi nhánh và của tồn hệ thống.
2.2.2.2-Q trình triển khai và hoạt động dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Chi nhánh Bến Tre:
Với quyết tâm việc đẩy mạnh chiến lược dịch vụ ngân hàng bán lẻ trong toàn ngành, BIDV đã đưa ra các sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán lẻ đến với khách hàng trong nước với mục đích nâng cao khả năng cạnh tranh về dịch vụ đối với các ngân hàng thương mại, góp phần đa dạng hố sản phẩm dịch vụ làm cho khách hàng ngày càng dễ dàng hơn khi tiếp cận các dịch vụ ngân hàng hiện đại. Đối với Chi nhánh Bến Tre, để góp phần vào việc hồn thành kế hoạch kinh doanh của BIDV và định hướng phát triển Chi nhánh Bến Tre thành một ngân hàng thương mại bán lẻ trong toàn tỉnh, Chi nhánh Bến Tre đã từng bước xây dựng cho mình chiến lược kinh doanh ngân hàng bán lẻ. Hiện nay Chi nhánh Bến Tre đã có 9 nhóm sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán lẻ đang được triển khai tại Bến Tre.
Bảng sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán lẻ đang triển khai tại Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam – Chi nhánh Bến Tre [Phụ lục 03]
Để thực hiện chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ, trong hoạt động tín dụng, Chi nhánh Bến Tre đã hướng dần về đối tượng khách hàng là cá nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trong kinh doanh dịch vụ bán lẻ, Chi nhánh xác định việc cung ứng các dịch vụ ngân hàng là cơ sở cho việc thu hút khách hàng, khơi tăng nguồn vốn, là điều kiện để mở rộng đầu tư, tăng thu nhập nên doanh số hoạt động các loại hình dịch vụ đã được nâng cao.
Việc đa dạng hố các sản phẩm tiền gửi và chính sách lãi suất huy động linh hoạt đã làm cho hoạt động huy động vốn từ đối tượng là cá nhân, các doanh nghiệp vừa và nhỏ có mức tăng trưởng cao hơn so với năm 2009. Năm 2010 tiền gửi từ dân cư chiếm 76% trong tổng nguồn vốn huy động, tương đương 1.309 tỷ đồng, tăng trưởng 39% so với năm 2009. Nguồn vốn huy động từ các doanh nghiệp vừa và nhỏ đạt 408 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 22,7% trong tổng nguồn vốn huy động, tăng 4% so với năm 2009.
Chi nhánh đã áp dụng chính sách lãi suất tiền vay thích hợp cho các đối tượng là cá nhân, các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong đó có chính sách ưu đãi lãi suất đối với các khách hàng thu mua hàng nông sản xuất khẩu, đã nâng cao số dư hoạt động tín dụng đối với các đối tượng khách hàng này. Dư nợ tín dụng tính đến cuối năm 2010 của đối tượng là cá nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm 99,6% trong tổng dư nợ tín dụng tương đương 1.643 tỷ đồng. Chi nhánh đã đáp ứng nhu cầu vốn vay kịp thời cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong tỉnh đối với các ngành chế biến nuôi trồng thuỷ sản, thu mua nông sản xuất khẩu, thương mại dịch vụ... Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng trên địa bàn, nhất là Ngân hàng Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn có mạng lưới chi nhánh khắp các huyện, thành phố; các NHTMCP có rất nhiều kinh nghiệm trong việc tiếp thị và thu hút khách hàng tham gia dịch vụ ngân hàng bán lẻ. Sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán lẻ do ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Bến Tre cung cấp so với các ngân hàng này thật sự đa dạng và đã thu hút được một lượng khách hàng đáng kể, qua đó khách hàng đã biết đến các dịch vụ bán lẻ của ngân hàng ĐT&PT Việt Nam chi nhánh Bến Tre như dịch vụ BSMS, tiết kiệm ổ trứng vàng, thấu chi tài khoản thanh toán... Số lượng khách hàng giao dịch với chi nhánh tăng đều hằng
năm: năm 2008: 20.546 khách hàng giao dịch, năm 2009: 23.689 khách hàng, năm 2010: 30.806 khách hàng.
Đối với dịch vụ Homebanking: Khách hàng rất ít có nhu cầu vì chi phí dịch vụ cịn cao đối với thu nhập của người dân. Mặt khác, chi phí đầu tư ban đầu cho dịch vụ này khá lớn nên ở Chi nhánh Bến Tre mặc dù đã triển khai dịch vụ này nhưng số lượng khách hàng đăng ký không đáng kể, chủ yếu là một số các doanh nghiệp lớn đăng ký dịch vụ này.
Dịch vụ thanh toán hoá đơn tại Chi nhánh Bến Tre chưa nhận được sự ủng hộ từ các nhà cung cấp các dịch vụ như điện, nước sinh hoạt, ngành viễn thông mặc dù Chi nhánh đã triển khai tiếp cận khách hàng để giới thiệu tiện ích dịch vụ và mời khách hàng sử dụng. Một trong những nguyên nhân các doanh nghiệp này chưa hợp tác với Chi nhánh Bến Tre là chưa tìm được hướng giải quyết về lao động cho lực lượng thuê thu hoá đơn hiện nay, đồng thời mạng lưới hoạt động của Chi nhánh cũng chưa đáp ứng được việc thu tiền đến từng huyện, xã trong toàn tỉnh. Mặt khác, do chương trình thanh tốn hóa đơn độc lập với chương trình của ngân hàng nên việc trích thu phải thực hiện thủ công và chỉ thành công khi tài khoản thanh tốn của khách hàng có đủ số dư để trích thu. Do đó, việc thanh tốn này làm mất nhiều thời gian cho giao dịch viên do phải kiểm tra số dư của khách hàng để thu. Riêng một số các doanh nghiệp có sử dụng dịch vụ thanh tốn hóa đơn tiền điện thanh toán từ vốn vay của ngân hàng thì khơng thể thực hiện được do chương trình thanh tốn chỉ chấp nhận thu từ tài khoản thanh toán. Chi nhánh đã rà soát, đánh giá và kiến nghị về Ngân hàng ĐT&PT TW để cải tiến dịch vụ này nhằm thu hút nhiều khách hàng hơn.
2.2.3- Phân tích tình hình hoạt động dịch vụ NHBL của BIDV Chi nhánh Bến Tre trong giai đoạn hiện nay:
2.2.3.1-Hoạt động huy động vốn:
Với đặc thù kinh tế của tỉnh Bến Tre là Ngân sách tỉnh luôn luôn bội chi, hàng năm hoạt động chủ yếu dựa vào nguồn vốn hỗ trợ từ Trung ương. Hơn nữa trên địa bàn số lượng các chi nhánh ngân hàng mới trên địa bàn tỉnh Bến Tre ngày càng tăng thêm (tính đến 31/12/2010 tại tỉnh Bến Tre có 9 NHTM (trong đó có 03 NHTM nhà nước, 06 NHTM cổ phần), ngồi ra cịn có Quỹ tín dụng nhân dân, Ngân hàng Phát triển và Ngân
hàng Chính sách Xã hội làm cho công tác huy động vốn đã khó khăn nay lại càng khó khăn hơn. Tuy nhiên với nhiều hình thức huy động mới đã được triển khai thống nhất từ BIDV đã khơi tăng thêm lượng khách hàng nên lượng huy động vốn tại Chi nhánh Bến Tre đều hoàn thành kế hoạch và tăng qua các năm, đáp ứng nhu cầu vốn của địa phương.