3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của VietinBank Ch
3.2.3.5 Thực hiện nghiêm chỉnh quy trình cho vay
Quy trình cho vay của Ngân hàng Cổ phần Cơng thƣơng Việt Nam đã và đang áp dụng là một quy trình chuẩn. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện từ khâu tiếp nhận hồ sơ, thẩm định hồ sơ, xét duyệt,quyết định cho vay và kiểm tra sử dụng vốn vay, thu hồi vốn lãi tại chi nhánh Lâm Đồng, vẫn cịn một số khâu lỏng lẻo. Ngƣời thẩm định và cán bộ tín dụng vẫn cịn chủ quan, chƣa thực sự. quan tâm chặt chẽ. Điều này, cĩ thể dẫn đến rủi ro sau này. Chính vì vậy, tại chi nhánh Lâm Đồng cần quán triệt việc tuân thủ nghiêm ngặt quy trình cho vay và làm tốt vấn đề này trong mọi trƣờng hợp, khơng đƣợc chủ quan lơ là mất cảnh giác. Để thực hiện việc tuân thủ nghiêm ngặt quy trình cho vay cần làm tốt cơng việc trong từng giai đoạn của quy trình
- Trong giai đoạn kiểm tra hồ sơ khách hàng:
Cán bộ tín dụng thực hiện kiểm tra các thơng tin liên quan đến hồ sơ pháp lý của khách hàng, các báo cáo tài chính và hồ sơ đảm bảo tín dụng ( Nếu cĩ ).
Thơng qua việc kiểm tra hồ sơ của khách hàng mà xem xét năng lực tài chính, năng lực quản lý, uy tín trong việc vay trả nợ. Những đánh giá nhƣ vậy chủ yếu dựa trên hai nguồn thơng tin là từ khách hàng và từ thơng tin nội bộ của ngân hàng. Nhân viên tín dụng cần phải tận dụng tồn bộ nguồn thơng tin này để cĩ đƣợc nhận định khách quan và tƣơng đối chính xác về khách hàng vay. Vì nguồn thơng tin do chính khách hàng cung cấp cĩ thể tính chính xác khơng cao, đặc biệt trong trƣờng hợp khách hàng cố làm sai nên để tránh gặp phải rủi ro thơng tin, ngân hàng cần cĩ sự kết hợp với một số cơ quan ban ngành cĩ đủ chức năng để đối chiếu thơng tin do khách hàng cung cấp. Cĩ thể áp dụng phƣơng pháp phỏng vấn trực tiếp khách hàng vay và một số đối tƣợng cĩ liên quan, đồng thời sử dụng triệt để nguồn thơng tin từ trung tâm thơng tin tín dụng ( CIC ) của NHNN để bổ sung và nắm bắt tính xác thực của thơng tin.
- Trong giai đoạn thẩm định phƣơng án vay vốn và khả năng trả nợ:
Thẩm định phƣơng án vay vốn và khả năng trả nợ cĩ ý nghĩa then chốt, ảnh hƣởng đến tồn bộ quy trình. Cán bộ tín dụng cần xem xét tính xác thực của phần vốn tự cĩ của khách hàng tham gia vào phƣơng án. Yêu cầu khách hàng chứng minh nguồn cụ thể của vốn tự cĩ này vì đây là nội dung rất quan trọng ảnh hƣởng đến việc thực hiện phƣơng án, dự án. Nếu vốn tự cĩ tham gia vào phƣơng án sản xuất kinh doanh lớn thì khách hàng phải quan tâm và sử dụng vốn sẽ hiệu quả hơn, họ sẽ thận trọng hơn trong việc đầu tƣ vào kế hoạch kinh doanh sắp tới. Ngồi ra, khi thẩm định phƣơng án vay vốn, cán bộ tín dụng cần đánh giá năng lực tài chính, khả năng sản suất kinh doanh của khách hàng vay để xem xét hiệu quả vốn tín dụng. Q trình này phải kết hợp với nguyên nhân khách hàng vay, đánh giá đƣợc các phƣơng diện rủi ro do ngành, rủi ro do kinh doanh, và đƣợc thực hiện dựa trên các chỉ tiêu nhƣ: khả năng sinh lời, khả năng khai thác và sử dụng tài sản, tình hình sử dụng nguồn vốn và khả năng thanh tốn. Khi đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng vay vốn, cán bộ tín dụng cần phải nắm rõ nguồn trả nợ chính, tức là khả năng sinh lời của phƣơng án xin vay và các nguồn thu khác mà khách hàng cam kết trả nợ cho chi nhánh khi nguồn trả nợ chính cĩ sự cố, đồng thời xem xét
kèm theo những rủi ro tiềm tàng cĩ thể mà bƣớc đầu tín dụng chƣa thẩm định đƣợc nhằm điều chỉnh thời hạn cho vay và thu hồi nợ hợp lý. Đồng thời, chi nhánh nên yêu cầu doanh nghiệp vay phải cĩ số liệu báo cáo hàng tháng, hàng quý về tình hình hoạt động kinh doanh với những nguồn vốn vay của chi nhánh trong thời gian đang vay vốn nhằm phát hiện những thay đổi cĩ chiều hƣớng xấu của khách hàng để cĩ biện pháp xử lý kịp thời. Chi nhánh cĩ thể thuê đội ngũ thẩm định chuyên nghiệp trong những phƣơng án xin vay lớn, cĩ trình độ kỹ thuật chuyên mơn cao, để cĩ thể phân tích chính xác tính khả thi trƣớc khi quyết định cho vay.
- Trong giai đoạn phán quyết cho vay:
Giai đoạn phán quyết cho vay, dựa trên những căn cứ đã đƣợc thẩm định chính xác. Do đĩ, nhân viên thẩm định, cũng nhƣ cán bộ tín dụng khi đề xuất phƣơng án cho vay để lãnh đạo chi nhánh quyết định, thì đề xuất đĩ cần cĩ căn cứ vững chắc, cĩ tham chiếu thơng tin về tình hình kinh tế tài chính vĩ mơ, vi mơ. Việc ra quyết định cho vay cần phải cĩ sự kiểm tra kỹ lƣỡng trên cơ sở đề xuất của cán bộ tín dụng thì việc phịng ngừa rủi ro sẽ tốt hơn. Đối với những khoản vay lớn phải thơng qua Hội đồng tín dụng để xét duyệt, địi hỏi ý kiến đề xuất càng phải rõ ràng cụ thể, dựa trên những thơng tin đầy đủ, xác thực để đƣa ra Hội đồng tín dụng. Tuy nhiên, khi đƣa ra xét duyệt tại Hội đồng tín dụng, vẫn mang tính hình thức, các thành viên khơng cĩ đủ thời gian cần thiết để nghiên cứu hồ sơ và đa phần vẫn quyết định theo đề nghị của cán bộ tín dụng trực tiếp xử lý hồ sơ. Chính vì vậy, hoạt động của Hội đồng tín dụng cần quy định thời gian nghiên cứu hồ sơ cụ thể và phải cĩ ý kiến bằng văn bản của tất cả thành viên Hội đồng trƣớc khi họp và ra quyết định.
- Trong giai đoạn kiểm tra sử dụng vốn vay:
Kiểm tra sử dụng vốn vay là q trình cán bộ tín dụng đi sâu, đi sát khách hàng để nắm bắt tình hình sử dụng vốn của họ cĩ đúng mục đích hay khơng, cĩ hiệu quả hay khơng. Nếu lơ là hoặc bỏ qua giai đoạn này thì cĩ nguy cơ xảy ra rủi ro lớn do hiện tƣợng sử dụng vốn sai mục đích.Do đĩ tại chi nhánh Lâm Đồng, tuy chƣa cĩ trƣờng hợp nào về việc sử dụng vốn vay sai mục đích, nhƣng yêu cầu
tăng cƣờng cơng tác kiểm tra sử dụng vốn vay phải đƣợc thực hiện nghiêm túc. Cán bộ tín dụng phải cĩ báo cáo về vấn đề này theo từng khách hàng theo định kỳ quy định của chi nhánh .
Cán bộ tín dụng cần chú ý những điểm sau đây:
- Nắm và theo dõi sát sao tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng xem việc sử dụng vốn vay cĩ đúng mục đích hay khơng? Nêu rõ nguyên nhân gây ra sai lệch.
- Lập báo cáo mơ tả thực tế tình hình sử dụng vốn vay so với các chứng từ đã xuất trình hoặc theo dự kiến ban đầu.
- Cán bộ tín dụng theo dõi và nắm bắt nguồn doanh thu của khách hàng. Trong hợp đồng tín dụng phải thỏa thuận đƣợc với khách hàng việc chuyển doanh thu và sử dụng các dịch vụ tại ngân hàng vay, qua đĩ vừa kiểm sốt đƣợc nguồn trả nợ, vừa tăng thêm phí dịch vụ thu đƣợc.
3.2.3.6 Nâng cao hiệu quả kiểm sốt nội bộ:
Cần đẩy mạnh cơng tác kiểm sốt nội bộ với mục tiêu quan trọng xây dựng đƣợc hệ thống tìm kiếm những xu hƣớng tiềm ẩn tiêu cực, bất ổn và thiếu sĩt trong hoạt động của ngân hàng để đƣa ra biện pháp chấn chỉnh. Để thực hiện đƣợc mục tiêu trên, chi nhánh VietinBank Lâm Đồng cần thực hiện một số biện pháp cụ thể nhƣ sau:
- Bộ phận kiểm sốt nội bộ phải đƣợc quan tâm và tạo mọi điều kiện để hoạt động cĩ hiệu quả. Cán bộ ở bộ phận này cần hoạt động độc lập với các bộ phận khác. Bộ phận kiểm sốt nội bơ là nơi tập trung những ngƣời cĩ năng lực, kinh nghiệm, trung thực ngay thẳng, cĩ ý thức chấp hành luật pháp cao, đồng thời chi nhánh phải thƣờng xuyên bồi dƣỡng nghiệp vụ cho cán bộ nhân viên. Quy định trách nhiệm cụ thể đối với cán bộ kiểm sốt trong từng khâu cơng việc. Cĩ chế độ thƣởng phạt để nâng cao tinh thần trách nhiệm trong hoạt động kiểm sốt.
- Thƣờng xuyên xây dựng chƣơng trình kế hoạch hoạt động kiểm sốt nội bộ. Chú trọng cơng tác kiểm sốt hoạt động tín dụng. Từng bƣớc hồn thiện và đổi mới phƣơng pháp kiểm tra, áp dụng linh hoạt các biện pháp kiểm sốt tùy thuộc
vào từng thời điểm, từng đối tƣợng và mục đích của kiểm sốt. Việc kiểm sốt cần đƣợc thực hiện thƣờng xuyên và đột xuất tại chỗ khi cĩ vấn đề phát sinh
Cần rà sốt, chấn chỉnh việc thực hiện các quy trình kiểm tra, kiểm sốt. Tăng cƣờng kiểm sốt hoạt động tín dụng, kiểm sốt hạch tốn kế tốn đảm bảo an tồn vốn cho ngân hàng và cả cho khách hàng, đồng thời phát hiện và ngăn ngừa kịp thời sai sĩt trong quá trình tác nghiệp.
KẾT LUẬN
Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng thƣơng mại cĩ ý nghĩa rất quan trọng cho cả ngân hàng và cho cả khách hàng và nền kinh tế. Vì vậy, việc nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng thƣơng mại, vừa là yêu cầu cĩ tính bắt buộc đối với từng ngân hàng vừa là địi hỏi chung của tồn bộ nền kinh tế. Hiệu quả tín dụng thể hiện qua một số chỉ tiêu nhƣ tốc độ tăng trƣởng nguồn vốn huy động và tốc độ tăng trƣởng tín dụng, hiệu suất sử dụng vốn, vịng quay vốn tín dụng, lãi suất bình qn đầu vào, lãi suất bình quân đầu ra.
Thực hiện đề tài nghiên cứu trong phạm vi một chi nhánh ngân hàng thƣơng mại- VietinBank Chi nhánh Lâm Đồng, tác giả nhân thấy :
Trong hoạt động huy động vốn tại chi nhánh, đã cĩ rất nhiều cố gắng và đã đạt đƣợc tốc độ phát triển tƣơng đối ổn định, khơng cĩ nhiều biến động lớn.
Trong hoạt động tín dụng VietinBank Chi nhánh Lâm Đồng luơn coi trọng và đặt lên hàng đầu, bời vì chính từ hoạt động này sẽ giải quyết về cơ bản các vấn đề về tài chính cho chi nhánh. Do đĩ việc mở rộng đối tƣợng phục vụ tín dụng đến mọi loại hình doanh nghiệp và cả nhu cầu tiêu dùng của cá nhân, chất lƣợng tín dụng luơn đƣợc bảo đảm, nợ quá hạn rất thấp, nợ xấu khơng đáng kể. Đây cĩ thể nĩi là thành cơng rất lớn của chi nhánh trong hoạt động tín dụng, nếu đem so sánh với các chi nhánh ngân hàng khác trên địa bàn.
Dựa trên số liệu phân tích từ thực tế hoạt động của chi nhánh. Từ các dự báo chỉ tiêu trong 3 năm tới, tác giả mạnh dạn trình bày một số giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại VietinBank Chi nhánh Lâm Đồng. Những giải pháp này đều xuất phát từ thực tiễn, tuy hồn tồn khơng cĩ gì mới, nhƣng cĩ tính chất cũng cố, hồn thiện từng bƣớc để đạt hiệu quả tốt hơn trong tƣơng lai.
Với trình độ cĩ hạn, áp lực cơng việc quá nhiều, thời gian nghiên cứu thiếu tập trung nên tồn bộ nội dung bản luận văn, cũng nhƣ các giải pháp trình bày khơng thể tránh khỏi thiếu sĩt. Kính mong Thầy Cơ trong Hội đồng thơng cảm và chỉ bảo thêm !
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS.TS. Nguyễn Đăng Dờn Nghiệp vụ ngân hàng thương mại.Trƣờng Đại học Kinh tế TP HCM.NXB Đại học quốc gia TPHCM., năm 2009
2. PGS.TS. Trần Huy Hồng Quản trị ngân hàng thương mại. Trƣờng Đại học
Kinh tế TP HCM Nhà xuất bản Lao động -Xã hội. năm 2007
3.TS Nguyễn Minh Kiều : Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại hiện đại. NXB
Thống kê, năm 2006
4. Cẩm nang tín dụng của Ngân hàng Cơng thƣơng Việt Nam
5. Chỉ tiêu kế hoạch và định hƣớng đến 2015 Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Cơng thƣơng Việt Nam
6. Kế hoạch trung hạn của Chi nhánh VietinBank Lâm Đồng 2011 -2013
7. Luật Tổ chức tín dụng. Luật số 47/ 2010/ QH12. NXB Chính trị quốc gia, năm 2010
8. Báo cáo hoạt động kinh doanh của Chi nhánh VietinBank Lâm Đồng các năm 2006 – 2010
9. Tạp chí Ngân hàng. Số ,8,10,12 năm 2009. Số 2, 3, 6 năm 2010. 10. Thời báo ngân hàng năm 2009, 2010
11. Website của Ngân hàng Nhà nƣớc Viêt Nam ( www.sbv.gov.vn )của VietinBank ( www. vietinbank. vn)
12. Slide bài giảng mơn Nghiệp vụ NHTM, mơn Quản trị NHTM của Giảng viên Trƣờng Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh