Giải pháp về kỹ năng chuyên môn

Một phần của tài liệu Mức độ đáp ứng kiến thức của sinh viên tốt nghiệp Khoa Kỹ thuật biển giữa các khóa khác (Trang 69 - 71)

4. Phương pháp nghiên cứu

4.2. Giải pháp về kỹ năng chuyên môn

Từ kết quả mức độ đáp ứng công việc, sinh viên tốt nghiệp khoa Kỹ thuật biển đáp ứng chưa tốt về mặt kỹ năng. Các tiêu chí : Kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng xử lý các tình huống đặc biệt, kỹ năng quản lý,

kỹ năng tính toán các đặc trưng thủy triều trong công việc sinh viên mới chỉ đáp ứng được một phần, các kỹ năng khác sinh viên chỉ đáp ứng được. Do đó luận văn đề xuất hai giải pháp để tăng kỹ năng chuyên môn cho sinh viên tốt nghiệp là: Cải tiến kết cấu chương trình và đa dạng hóa cách thức tổ chức thực hành, thực tập

Giải pháp thứ nhất : Đa dạng hóa cách thức thực hành, thực tập

Thực hành là điều kiện quan trọng để nâng cao các kỹ năng của sinh viên sau khi đi làm. Giảng viên tham gia giảng dạy thực hành chuẩn bị đầy đủ nội dung, vấn đề thực hành. Các giảng viên đều có cách thức đa dạng hóa hình thức tổ chức thực hành.

Giảng viên tổ chức cho sinh viên thực hành theo cá nhân. Sinh viên tham gia thực hành có khả năng nâng cao kỹ năng làm việc độc lập, xử lý các tình huống đặc biệt trong quá trình thực hành để sinh viên có thể giải quyết vấn đề tốt hơn. Sinh viên thực hành gắn với các điều kiện thực tế sẽ nâng cao kỹ năng khi đi làm việc.Giảng viên đưa ra các tình huống thực tế vào trong bài tập thực hành để sinh viên tự xử lý và rút ra kinh nghiệm.

Giảng viên tổ chức cho sinh viên thực hành theo nhóm. Sinh viên thực hành theo nhóm nâng cao kỹ năng quản lý, nâng cao khả năng làm việc nhóm.

Đối với các môn học có thời gian thực tập, giảng viên liên hệ với các cơ sở lao động gắn với chuyên ngành đào tạo để sinh viên có thể thực tập tốt nhất, sử dụng kiến thức đã học trong quá trình thực tập. Từ đó, sinh viên sẽ có nhiều kỹ năng tốt hơn, học hỏi được nhiều hơn để phục vụ công việc sau này.

Hiện nay các môn chuyên ngành số giờ lý thuyết chiếm khoảng 70% , số giờ thực hành chiếm khoảng 30%. Như vậy có sự chênh lệch giữa lý thuyết và thực hành. Vì vậy, khoa cần có sự điều chỉnh phù hợp giữa lý thuyết và thực hành để sinh viên nâng cao được kỹ năng chuyên môn.

Tăng thời gian thực tập môn học là điều kiện cải thiện, nâng cao kỹ năng làm việc của sinh viên tốt nghiệp. Thực tập là khoảng thời gian để sinh viên gắn liềnvới thực tế công việc sau này, là điều kiện sinh viên phát huy kỹ năng xử lý các tình huống đặc biệt, kỹ năng giải quyết vấn đề.

Một phần của tài liệu Mức độ đáp ứng kiến thức của sinh viên tốt nghiệp Khoa Kỹ thuật biển giữa các khóa khác (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)