4. Phương pháp nghiên cứu
2.3. Đánh giá độ tin cậy, độ hiệu lực của công cụ đo lường
Sau khi thu thập số liệu, chúng ta tiến hành xử lý dữ liệu trước khi đánh giá độ tin cậy, độ hiệu lực của công cụ đo lường. Dữ liệu nghiên cứu chia thành hai loại chính là dữ liệu định tính và dữ liệu định lượng. Loại dữ liệu định tính cần được mã hóa chuyển đổi thành các con số. Còn dữ liệu định lượng dưới dạng số không cần mã hóa.
Tiếp theotác giả tiến hành đánh giá độ tin cậy của công cụ đo lường bằng cách sử dụng phần mềm SPSS kết hợp với phần mềm Quest. Đề tài dùng đánh giá mức độ tương quan giữa các câu hỏi trong cùng một miền đo bằng hệ số Cronbach alpha. Khi Cronbach alpha từ 0.8 – 1 thì công cụ đo lường tốt, từ 0,7 – 0,8 là sử dụng được.
2.3.1. Đánh giá độ tin cậy, độ hiệu lực của bảng hỏi dành cho sinh viên tốt
nghiệp
Giai đoạn điều tra thử nghiệm: Luận văn khảo sát phát ra là 50 phiếu, thu về 45trong đó số phiếu hợp lệ là 40 phiếu. Số phiếu hợp lệ thống kê như sau:
Khóa 45 Khóa 46 Khóa 47 Tổng cộng
Kết quả phân tích bằng phần mềm SPSS cho thấy hệ số Cronbach alpha = 0,881 của công cụ đo lường trong khoảng 0,8 -1. Kết quả này chứng tỏ đây là công cụ đo lường tốt. Nhìn vào phụ lục 5 ta thấy câu 1, câu 6 có hệ số tương quan thấpnên hai câu này không thuộc miền đo:
Câu1: Kiến thức cơ bản về khoa học tự nhiên;.
Câu 6: Kiến thức quản lý kinh tế biển không phù hợp vì đề tài đang đề cập đến
kiến thức chuyên môn. Đối với sinh viên tốt nghiệp khoa Kỹ thuật biển đúng
chuyên ngành kỹ thuật không phải là chuyên nghành Kinh tế.
Kiểm tra lại kết quả theo mô hình Rash bằng phần mềm Quest ( phụ lục 5) ta thấy câu 1 và câu 6 là hai câu ngoại lai không thuộc miền đo, không đo cái cần đo. Vì vậy bảng hỏi dành cho cựu sinh viên có 34 câu.
Giai đoạn điều tra chính thức: Đề tài tiến hành điều tra 100 sinh viên Số
phiếu phát ra và thu về 100 phiếu trong đó: 95 phiếu hợp lệ và 5 phiếu không hợp lệ.
Bảng 2.1: Thống kê số lượngkhảo sátsinh viên tốt nghiệp tại các cơ sở lao động Đơn vị lao động Khóa 45 Khóa 46 Khóa 47
Các công ty cổ phần, tư vấn 9 7 8
Các viện thủy lợi 8 5 7
Trung tâm nghiên cứu 6 6 8
Khoa Kỹ thuật biển 2 2 1
Tổng cục biển và hải đảo 10 7 9
Kết quả phân tích bằng phần mềm SPSS cho thấy hệ số Cronbach alpha = 0,876 của công cụ đo lường nằm trong khoảng 0,8 -1. Từ bảng phụ lục 6 ta thấy các tiêu chí có hệ số tương quan khá cao chứng tỏ các tiêu chí đều đo đúng hướng và đo cái cần đo. Kiểm tra lại theo mô hình Rash bằng phần mềm Quest ( phụ lục 6 ), ta thấy các câu hỏi đều nằm trong miền đo, không có câu ngoại lai. Vì vậy, bảng hỏi khảo sát ý kiến của sinh viên tốt nghiệp gồm 34 câu.
2.3.2. Đánh giá độ tin cậy của bảng hỏi dành cho cán bộ quản lý
Giai đoạn điều tra thử nghiệm: Đề tài tiến hành điều tra thử nghiệm 40 nhà quản lý là giám đốc, phó giám đốc, trưởng, phó phòng các đơn vị sử dụng lao động. Số phiếu phát ra và thu về là 40 phiếu. Số phiếu hợp lệ là 33 phiếu. Kết quả phân tích bằng phần mềm SPSS cho thấy hệ số Cronbach alpha = 0,883 của công cụ đo lường nằm trong khoảng 0,8 -1. Kết quả này chứng tỏ đây là công cụ
đo lường tốt. Từ bảng phụ lục 7 ta thấy câu 6 có hệ số tương quan thấp là - 0,043 nên nằm ngoài miền đo.
Câu 6: Kiến thức quản lý kinh tế biển không phù hợp vì đề tài đang đề cập đến
kiến thức chuyên môn. Đối với sinh viên tốt nghiệp khoa Kỹ thuật biển đúng
chuyên ngành kỹ thuật không phải là chuyên nghành Kinh tế.
Kiểm tra lại theo mô hình Rash bằng phần mềm Quest (phụ lục 7) ta thấy câu 6 nằm ngoài miền đo. Do đó ta loại câu 6 ra khỏi bảng hỏi. Bảng hỏi dành cho cán bộ quản lý sau khi tiến hành điều tra thử nghiệm sẽ gồm 35 câu.
Giai đoạn điều tra chính thức: Đề tài tiến hành điều tra chính thức 70 cán
bộ quản lý tại các đơn vị lao động. Số phiếu phát ra và thu về 70 phiếu trong đó 60 phiếu hợp lệ và 10 phiếu không hợp lệ.
Bảng 2.2: Thống kê số lượng cán bộ được điều tra chính thức tại các cơ sở lao động trên địa bàn Hà Nội
TT Đơn vị lao động Số lượng
1 Các công ty cổ phần, tư vấn 16
2 Các viện viện thủy lợi 13
3 Trung tâm nghiên cứu 10
4 Khoa Kỹ thuật biển trường Đại học Thủy lợi 7
5 Tổng cục biển và hải đảo Việt Nam 14
6 Tổng cộng 60
Kết quả phân tích bằng phần mềm SPSS cho thấy hệ số Cronbach alpha = 0,882 của công cụ đo lường nằm trong khoảng 0,8 -1. Kết quả này chứng tỏ đây là công cụ đo lường tốt. Từ bảng phụ lục 8 ta thấy các câu đều có hệ số tương quan khá cao nên đều thuộc miền đo. Kiểm tra lại theo mô hình Rash bằng phần mềm Quest ( phụ lục 8) ta thấy các câu đều nằm trong miền đo, không có câu hỏi ngoại lai.
Như vậy, bảng hỏi dành cho cán bộ quản lý bao gồm 35 câu có tính đồng hướng, đo đúng cái cần đo.
Chương 3 : ĐÁNH GIÁMỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG CÔNG VIỆC CỦA SINH
VIÊN KHOA KỸ THUẬT BIỂN ĐỐI VỚI YÊU CẦU THỊ TRƯỜNG
LAO ĐỘNG HÀ NỘI
3.1. Mức độ đáp ứng về kiến thức của sinh viên đối với yêu cầu của thị trường lao động Hà Nội.
Để đánh giá mức độ đáp ứng về kiến thức của sinh viên đối với yêu cầu của thị trường lao động, luận văn gồm hai tiêu chuẩn: Kiến thức tính toán, thiết kế công trình biển và Kiến thức quản lý biển.
Đối với bảng hỏi dành cho sinh viên tốt nghiệp: Tiêu chuẩn Kiến thức tính toán, thiết kế công trình biểngồm 04 tiêu chí, Tiêu chuẩn Kiến thức quản lý biển gồm 03 tiêu chí.
Đối với bảng hỏi dành cho cán bộ quản lý: Tiêu chuẩn Kiến thức tính toán, thiết kế công trình biển gồm 05 tiêu chí, Tiêu chuẩn Kiến thức quản lý biển gồm 03 tiêu chí .
3.1.1. Mức độ đáp ứng về mặt kiến thức của sinh viên tốt nghiệp đối với yêu cầu của thị trường lao động Hà nội.
Để đánh giá mức độ đáp ứng về mặt kiến thức của sinh viên tốt nghiệp đối với yêu cầu của thị trường lao động trên địa bàn Hà Nội do cán bộ quản lý và cựu sinh viên đánh giá luận văn sử dụng bảng tần số đơn giản, tỷ lệ phần trăm.
Bảng tần số đơn giản cho biết số lượng, tỷ lệ phần trăm số sinh viên tự đánh giá và cán bộ quản lý đánh giá mức độ đáp ứng kiến thức của sinh viên tốt nghiệp các khóa K45, K46, K47 ở mức độ nào.
Bảng 3.1: Mức độ đáp ứng kiến thức chuyên môn của sinh viên đối với yêu cầu thị trường lao động Hà Nội
Mức độ đáp ứng
Sinh viên tự đánh giá Cán bộ quản lý đánh giá
Tần số Tỷ lệ phần trăm (%) Tần số Tỷ lệ phần trăm (%) Đáp ứng rất kém 0 0 0 0 Đáp ứng kém 3 2,9 2 3,3 Đáp ứng được 23 24,5 18 30,0 Đáp ứng tốt 51 53,8 33 55,0 Đáp ứng rất tốt 18 18,8 7 11,7
Từ bảng 3.1 ta thấy: Không có sinh viên nào đáp ứng rất kém về kiến thức chuyên môn. Số sinh viên đáp ứng kém về mặt kiến thức chuyên môn là thấp ( 2,9% do sinh viên tự đánh giá và 3,3% do cán bộ quản lý đánh giá). Số sinh viên đáp ứng đáp ứng tốt kiến thức chuyên môn chiếm tỷ lệ cao ( 53,8% do sinh viên tự đánh giá và 55% do cán bộ quản lý đánh giá ). Số sinh viên đáp ứng rất tốt kiến thức chuyên môn chiếm không cao (18,8% do sinh viên tự đánh giá và 11,7% do cán bộ quản lý đánh giá ). Như vậy ta thấy số lượng sinh viên tự đánh giá mức độ đáp ứng kiến thức rất tốt cao hơn so với cán bộ quản lý đánh giá. Cán bộ quản lý đánh giá số lượng sinh viên đáp ứng kém, đáp ứng được, đáp ứng tốt về mặt kiến thức cao hơn so với sinh viên tự đánh giá.
Từ kết quả đó ta nhận thấy: Về mặt kiến thức chuyên môn thì sinh viên tốt nghiệp khoa Kỹ thuật biển đáp ứng tốt đối với yêu cầu của công việc.
Đoạn trích phỏng vấn sau đây sẽ làm rõ kết luận trên hơn:
“ Các bạn sinh viên tốt nghiệp khoa Kỹ thuật biển trường Đại học Thủy lợi nhìn chung đáp ứng được yêu cầu về kiến thức chuyên môn. Tuy nhiên các bạn vẫn còn nặng về lý thuyết nên đôi khi đòi hỏi sáng tạo trong thực tế thì các bạn vẫn thiếu (Nam 54 tuổi - Cán bộ quản lý)
“ Lúc trong trường tôi được trang bị nhiều kiến thức chuyên môn nên khi đi làm tôi không bỡ ngỡ nhiều về kiến thức. Tôi có khả năng đáp ứng tốt về kiến thức chuyên môn. Tuy nhiên phần thiếu của tôi là mặt kỹ năng vì lúc học bản thân tôi cũng như các bạn khác ít tiếp xúc với thực tế ” ( Nam khóa K45- Cựu sinh viên)
3.1.2. Tìm hiểu mức độ đáp ứng kiến thức của sinh viên tốt nghiệp khoa Kỹ thuật
biển của các nhóm cơsở làm việc.
Một kiểm định giả thuyết về sự bằng nhau giữa hai mẫu độc lập (Independent –sample T test)được thiết lập để so sánh sự khác nhau mức độ đáp ứng về mặt kiến thức của sinh viên tốt nghiệp khoa Kỹ thuật biển ở hai nhóm cơ sở: các công ty cổ phần, tư vấn, viện thủy lợi và trung tâm, khoa Kỹ thuật biển, tổng cục biển hải đảo Việt Nam.
Trước khi thực hiện kiểm định trung bình ta cần phải thực hiện một kiểm định khác mà kết quả của nó ảnh hưởng quan trọng đến kiểm định trung bình, đó là kiểm định sự bằng nhau của hai phương sai tổng thể (Levene Test) vì phương sai diễn tả mức độ đồng đều hoặc không đồng đều của dữ liệu quan sát.
Levene Test được tiến hành với giả thuyết Ho cho rằng phương sai của hai tổng thể bằng nhau, nếu kết quả kiểm định cho mức ý nghĩa ( giá trị Sig.) nhỏ hơn 0,05 ta sẽ bác bỏ giả thuyết Ho và ngược lại sẽ không có căn cứ để bác bỏ giả thuyết Ho.
- Nếu giá trị Sig trong kiểm định Levene < 0,05 thì phương sai giữa hai tổng thể khác nhau, ta sẽ sử dụng kết quả kiểm định t ở phần Equal variances not assumed.
- Nếu giá trị Sig trong kiểm định Levene ≥ 0,05 thì phương sai giữa hai tổng thể không khác nhau, ta sẽ sử dụng kết quả kiểm định t ở phần Equal variances assumed.
Bảng 3.2: Mức độ đáp ứng kiến thức của sinh viên tại hai nhóm cơ sở làm việc(cán bộ quản lý đánh giá)
Đơn vị Tần số Mean ( Giá trị TB ) Std. Deviation ( Độ lệch chuẩn ) Std. Error Mean ( Sai số chuẩn ) Công ty cổ phần, tư
vấn, viện thủy lợi 29 30.86 3.652 .678
Trung tâm, tổng cục
biển Việt nam, khoa Kỹ thuật biển
31 29.23 3.500 .629
Levene's Test for Equality of Variances
t-test for Equality of Means
F Sig. t df Sig. (2- tailed) Mean Difference Std. Error Difference 95% Confidence Interval of the Difference Lower Upper Equal variances assumed .273 .603 1.772 58 .082 1.636 .923 -.212 3.484 Equal variances not assumed 1.770 57.302 .082 1.636 .925 -.215 3.488
Giả thiết Ho: Mức độ đáp ứng kiến thức của sinh viên khoa Kỹ thuật biển ở hai
nhóm cơ sở: các công ty cổ phần, tư vấn, viện thủy lợi và trung tâm, khoa Kỹ thuật biển, tổng cục biển hải đảo Việt Nam không khác nhau.
Ta thấy giá trị trung bình về mức độ đáp ứng kiến thức của sinh viên tốt nghiệp giữa hai nhóm cơ sở lao động có sự chênh lệch rất ít. Vậy sự chênh lệch này có ý nghĩa về mặt thống kê hay không?.
Từ bảng 3.2 ta cũng thấy giá trị Sig. trong kiểm định Levene là 0.603 > 0.05 thì phương sai giữa hai tổng thể không khác nhau, ta sẽ sử dụng kết quả kiểm định t ở phần Equal variances assumed. Trong phần này giá trị Sig.=0.082> 0.05 nên không có sự khác biệt có ý nghĩa giữa trung bình của hai tổng thể.
Vậy không có căn cứ để bác bỏ Ho nên kết luận rằng: Mức độ đáp ứng kiến thức của sinh viên khoa Kỹ thuật biển ở hai nhóm cơ sở: các công ty cổ phần, tư vấn, viện thủy lợi và trung tâm, khoa Kỹ thuật biển, tổng cục biển hải đảo Việt Nam là không khác nhau.
Bảng 3.3: Mức độ đáp ứng kiến thức củasinh viên tại hai nhóm cơ sở làm việc ( sinh viên tự đánh giá )
Đơn vị Tần số Mean ( Giá trị TB ) Std. Deviation ( Độ lệch chuẩn ) Std. Error Mean ( Sai số chuẩn ) Công ty cổ phần, tư vấn, viện thủy lợi 44 27.52 3.560 .537 Trung tâm, tổng cục biển Việt nam, khoa Kỹ thuật biển 51 26.92 2.622 .367
Levene's Test for Equality of Variances
t-test for Equality of Means
F Sig. t df Sig. (2- tailed) Mean Difference Std. Error Difference 95% Confidence Interval of the Difference Lower Upper
Equal variances assumed 2.009 .160 .945 93 .347 .601 .636 -.662 1.864
Equal variances not
assumed .925 77.973 .358 .601 .650 -.693 1.896
Từ bảng 3.3 ta thấy giá trị trung bình về mức độ đáp ứng của sinh viên tại hai cơ sở làm việc khác nhau ít. Ta thấy giá trị Sig. trong kiểm định Levene là 0.160 >0.05 thì phương sai giữa hai tổng thể không khác nhau, ta sẽ sử dụng kết quả kiểm định t ở phần Equal variances assumed. Trong phần này giá trị Sig.=0.347 > 0.05 nên không có sự khác biệt có ý nghĩa giữa trung bình của hai tổng thể.
Vậy không có căn cứ để bác bỏ Ho nên kết luận rằng: Mức độ đáp ứng kiến thức của sinh viên khoa Kỹ thuật biển ở hai nhóm cơ sở: các công ty cổ phần, tư vấn, viện thủy lợi và trung tâm, khoa Kỹ thuật biển, tổng cục biển hải đảo Việt Nam không khác nhau( do cựu sinh viên tự đánh giá ).
Như vậy ta thấy: Mức độ đáp ứng kiến thức chuyên môn của sinh viên tốt nghiệp khoa Kỹ thuật biển các khóa K45, K46, K47 tại hai nhóm cơ sở lao động: Các công ty cổ phần, tư vấn, viện thủy lợi và trung tâm, khoa Kỹ thuật biển trường Đại học Thủy lợi, tổng cục biển hải đảo Việt Nam không có sự khác nhau.
3.1.3. Tìm hiểu mức độ đáp ứng kiến thức của sinh viên tốt nghiệp khoa Kỹ
thuật biểncủa sinh viên tốt nghiệp tại các khóa học khác nhau.
Để tìm hiểu mức độ đáp ứng kiến thức của sinh viên tốt nghiệp khoa Kỹ thuật biển các khóa học khác nhau, luận văn sử dụng phân tích phương sai một yếu tố ( One – Way ANOVA ). Phân tích phương sai là sự mở rộng của kiểm định t vì phương pháp này giúp ta so sánh trị trung bình của 3 nhóm trở lên. Phân tích phương sai một yếu tố được sử dụng khi chúng ta chỉ dùng một biến yếu tố để phân loại các quan sát thành các nhóm khác nhau. Luận văn tiến hành phân tích để so sánh mức độ đáp ứng kiến thức của sinh viên tốt nghiệp của 03 khóa:
Khóa học K45 K46 K47 Tổng cộng
N( số lượng ) 35 27 33 95
Giả thuyết Ho: Không có sự khác biệt về mức độ đáp ứng kiến thức của sinh
viên tốt nghiệp khoa kỹ thuật biển giữa các khóa khác nhau.
Bảng 3.4: Mức độ đáp ứng kiến thức của sinh viên tốt nghiệp Khoa Kỹ thuật biển giữa các khóa khác nhau.
Descriptives Khóa 45 46 47 Total N 35 27 33 95 Mean 27.51 27.52 26.61 27.20 Std. Deviation 3.830 2.486 2.621 3.089 Std. Error .647 .479 .456 .317
Test of Homogeneity of Variances Levene Statistic df1 df2 Sig. 2.185 2 92 .118 ANOVA Sum of Squares df Mean Square F Sig. Between Groups 17.838 2 8.919 .933 .397 Within Groups 879.362 92 9.558 Total 897.200 94
Ta thấy giá trị trung bình (Mean) và độ lệch chuẩn (Std. Deviation) về mức độ đáp ứng kiến thức chuyên môn của các khóa: K45, K46, K47 không có nhiều sự khác biệt.
Trong bảng Test of Homogeneity of Variances, kiểm định Levene Statistic có Sig. = 0,118> 0,05 cho phép chấp nhận giả thuyết ngang bằng phương sai và