1.2 TỔNG QUAN VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI CƠNG TY TÀ
1.2.4.3 Các nguyên nhân khác
Môi trường kinh tế
Môi trường kinh tế dù thay đổi theo chiều hướng nào cũng đều tác động đến chất lượng tín dụng của tổ chức tín dụng. Nếu sự thay đổi theo chiều hướng tốt thì chất lượng của các khoản tín dụng trung – dài hạn sẽ được nâng cao. Ngược lại, sự thay đổi theo chiều hướng xấu thì sẽ làm cho chất lượng các khoản tín dụng trung – dài hạn xấu đi ngồi ý muốn. Như khi nền kinh tế có hiện tượng lạm phát, giá cả đồng tiền giảm sút, chỉ số giá cả tăng nhanh gây khó khăn cho sản xuất kinh doanh,
17
tác động xấu đến khả năng thu hồi cơng nợ của tổ chức tín dụng. Hay khi có sự thay
đổi chính sách tiền tệ của Chính phủ như thắt chặt tín dụng sẽ làm cho các doanh
nghiệp gặp khó khăn trong việc vay vốn và trả nợ và sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng khoản vay.
Ngồi mơi trường kinh tế trong nước thay đổi sẽ tác động đến chất lượng tín dụng trung – dài hạn mà sự thay đổi của môi trường kinh tế thế giới cũng gây ảnh hưởng không nhỏ, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu. Sự thay đổi ấy thể hiện trực tiếp qua sự biến động về nhu cầu thị trường, sự biến động về tỷ giá khiến cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu bị thua lỗ ảnh hưởng tới việc trả nợ tổ chức tín dụng.
Mơi trường chính trị - xã hội
Mơi trường chính trị xã hội ổn định sẽ giúp cho các doanh nghiệp mạnh dạn
đầu tư lâu dài cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngược lại, môi trường chính trị
xã hội khơng ổn định thì các doanh nghiệp khơng mạnh dạn đầu tư mà chỉ duy trì sản xuất ổn định để đảm bảo an toàn vốn. Điều này sẽ ảnh hưởng đến quy mơ tín
dụng trung – dài hạn của các tổ chức tín dụng. Sự bất ổn về chính trị xã hội sẽ làm cho việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp gặp nhiều rủi ro hơn, ảnh hưởng
đến khả năng trả nợ cho các tổ chức tín dụng.
Ngồi ra, mơi trường chính trị xã hội của thế giới cũng ảnh hưởng đến chất
lượng tín dụng trung – dài hạn bởi vì quan hệ kinh tế ngày nay đang được mở rộng và hội nhập toàn cầu. Khi thế giới bất ổn thì cũng ảnh hưởng trực tiếp đến các
doanh nghiệp và gián tiếp đến hoạt động tín dụng của các tổ chức tín dụng trong
nước.
Mơi trường pháp lý
Pháp lý không thể thiếu trong nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. Pháp luật có nhiệm vụ tạo lập hành lang pháp lý cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh được thuận lợi và là cơ sở để giải quyết các tranh chấp xảy ra. Môi
trường pháp lý trong hoạt động tín dụng của các tổ chức tín dụng nói riêng và cho các hoạt động của doanh nghiệp nói chung trong nền kinh tế cũng là nhân tố ảnh
18
hưởng đến khả năng phát sinh nợ quá hạn.
Hệ thống luật và các văn bản dưới luật chưa đầy đủ, thiếu đồng bộ sẽ không tạo môi trưởng cạnh tranh lành mạnh và gây nên rủi ro trong hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp, làm doanh nghiệp mất khả năng trả nợ cho các tổ chức tín dụng. Do đó, pháp luật có vai trị rất quan trọng đối với chất lượng tín dụng của các tổ chức tín dụng.
Nói tóm lại, khái niệm chất lượng tín dụng là một phạm trù rộng, bao hàm nhiều nội dung, trong đó có nội dung quan trọng thể hiện ở tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ và tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ. Vì thế trong phạm vi của đề tài chỉ đề cập đến chất lượng tín dụng trong nghĩa hẹp, chỉ đề cập đến các chỉ tiêu này thôi. Nếu tỷ lệ nợ quá hạn và tỷ lệ nợ xấu càng cao thì chất lượng tín dụng sẽ thay đổi theo chiều hướng khơng tốt, và ngược lại.
Nâng cao chất lượng tín dụng là mục tiêu mà bất cứ nền kinh tế nào, cơng ty tài chính nào cũng phải hướng đến. Nhưng việc thực hiện mục tiêu này lại phụ
thuộc nào yếu tố khách quan và chủ quan. Xét về góc độ của cơng ty tài chính , để nâng cao chất lượng tín dụng, hạn chế rủi ro xảy ra, cơng ty tài chính phải giảm thiểu phát sinh tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu trong hoạt động tín dụng.