2.4 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI CÔNG TY
2.4.3 Nguyên nhân của các hạn chế
2.4.3.1 Về nguồn nhân sự cho hoạt động tín dụng:
Nhìn chung, đội ngũ cán bộ nhân viên hoạt động trong hoạt động tín dụng đều có trình độ chuyên môn, được đào tạo bài bản, tốt nghiệp đại học hoặc trên đại
học tại các chuyên ngành tài chính, ngân hàng. Tuy nhiên, do lực lượng cán bộ còn trẻ, kinh nghiệm thực tiễn chưa nhiều, do đó cũng cịn những hạn chế nhất định.
2.4.3.2 Các chính sách quản lý rủi ro
HĐTV HFIC chưa ban chính sách tín dụng hồn chỉnh bao gồm chính chính sách về rủi ro tín dụng, chính sách khách hàng.
Chưa xây dựng hạn mức tín dụng cho từng loại khách hàng, từng nhóm khách hàng vay vốn theo hệ số xếp hạn tín dụng nội bộ để hạn chế rủi ro tín dụng khi tập trung cho vay quá nhiều vào một loại khách hàng hoặc nhóm khách hàng.
48
2.4.3.3 Hệ thống quản lý và cơng cụ đo lường
HFIC chưa có một hệ thống quản lý và cập nhật thông tin hiệu quả để duy trì một quá trình đo lường, theo dõi tín dụng thích hợp, đáp ứng yêu cầu thẩm định và quản lý rủi ro tín dụng hiện đại. Cụ thể:
Chưa xây dựng cơ sở dữ liệu hoàn chỉnh về lịch sử vay vốn của các khách hàng để làm cơ sở xây dựng các hệ thống chỉ tiêu đánh giá khách hàng.
Chưa xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ làm cơng cụ đo lường
quan trọng cho công tác thẩm định và quản lý rủi ro tín dụng.
HFIC chưa xây dựng phần mềm hệ thống quản trị doanh nghiệp tổng thể (ERP) nhằm đảm bảo hệ thơng thơng tin hồn chỉnh, thông suốt cho toàn bộ hoạt động kinh doanh của HFIC từ ban lãnh đạo đến các phịng ban chun mơn. Do
chưa có phần mềm này nên việc trao đổi thơng tin, kiểm tra giám sát của ban lãnh
đạo trong cơng tác điều hành, quản trị cịn hạn chế, chưa ứng dụng được công nghệ
thông tin hiện đại vào công tác quản trị, điều hành của doanh nghiệp.
Riêng đối với hoạt động tín dụng hiện nay chưa có phần mềm quản lý mang tính chuyên nghiệp như các ngân hàng nên việc kiểm tra, giám sát cũng như cơng tác quản trị rủi ro tín dụng chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn.
Do tốc độ tăng trưởng tín dụng của HFIC có xu hướng tăng ổn định, dư nợ ngày càng lớn, địa bàn hoạt động mở rộng…Do đó, để nâng cao cơng tác quản trị rủi ro tín dụng trong thời gian tới thì HFIC nhất thiết phải sớm xây dựng và hoàn chỉnh các chính sách liên quan đến hoạt động tín dụng và các công cụ đo lường về quản lý rủi ro tín dụng. Nếu thiếu các chính sách và các cơng cụ này thì khó nâng cao được chất lượng tín dụng của HFIC trong thời gian tới, cũng như khó trở thành một tổ chức tài chính hàng đầu, mang tính chuyên nghiệp khi so sánh với các tổ chức tín dụng khác trên cùng địa bàn.
49