Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại công ty đầu tư tài chính nhà nước TPHCM (Trang 53 - 56)

2.4 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI CÔNG TY

2.4.1 Những kết quả đạt được

Hoạt động tín dụng của HFIC trong thời gian qua đã thực hiện cho vay các

dự án theo đúng định hướng, mục tiêu của thành phố đã đề ra là cho vay các dự án phát triển cơ sở hạ tầng của thành phố. Tập trung chủ yếu cho các lãnh vực then chốt, thuộc chương trình mục tiêu của thành phố như là chương trình kích cầu, chương trình hạ tầng giao thơng, chương trình nhà ở xã hội, môi trường với một số dự án tiêu biểu như: tiểu dự án đường song hành xa lộ Hà Nội, dự án BOT Cầu Phú Mỹ, dự án đầu tư 1318 xe buýt công cộng.

44

HFIC đã định hướng không tham gia cho vay đối với lãnh vực kinh doanh

bất động sản nên đã khơng có nợ xấu phát sinh từ lãnh vực này. Đây là một chính

sách tín dụng đúng đắn của HFIC trong hoạt động tín dụng trong thời gian qua và

góp phần quan trọng trong việc giảm thiểu tỷ lệ nợ xấu. Trong khi các tổ chức tín dụng hiện nay nợ xấu đối với lãnh vực này tương đối cao. Theo báo cáo của thanh

tra NHNN tính đến tháng 5/2012, dư nợ cho vay đầu tư kinh doanh bất động sản

khoảng 197.000 tỷ đồng và nợ xấu cho vay trong lãnh vực này khoảng 12.000 tỷ

đồng, chiếm khoảng 6,5% dư nợ, chiếm khoảng 10,3% trong tổng nợ xấu ngân hàng

theo báo cáo của các tổ chức tín dụng.

Tốc độ tăng trưởng dư nợ bình quân đạt 7,6%/năm, làm cho thu nhập từ hoạt

động tín dụng tăng đều và ổn định. Tính đến 31/12/2012, lợi nhuận từ hoạt động tín

dụng đã chiếm 40% lợi nhuận tồn cơng ty.

Tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu luôn được HFIC kiểm tra, giám sát chặt chẽ đảm bảo ở mức an toàn và cho phép của NHNN. HFIC luôn nêu cao công tác quản trị để nâng cao chất lượng tín dụng và giảm thiểu các rủi ro có thể xảy ra.

HFIC thực hiện đúng việc phân loại nợ và trích lập các khoản dự phòng rủi ro đối với các khoản nợ xấu đã phát sinh đúng theo các qui định của Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 26/04/2005 và Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007 của NHNN về việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phịng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng. Hàng tháng,

HFIC đều thực hiện đánh giá và phân loại nhóm nợ đối với từng khách hàng. Trên cơ sở này, HFIC xây dựng các kế hoạch kiểm tra, giám sát các khách hàng vay ở nhóm nợ xấu, sớm cảnh báo và phát hiện các khoản nợ có vấn đề, cũng như sớm cảnh báo các rủi ro tín dụng có thể phát sinh nhằm giảm thiểu thấp nhất các thiệt hại có thể xảy ra. Chủ động trong cơng tác kiểm tra, giám sát các khoản vay để nâng

cao chất lượng tín dụng. Khi phát sinh nợ quá hạn, nợ xấu đã có kế hoạch làm việc với từng khách hàng để tìm biện pháp khả thi nhằm giúp khách hàng có được phương án tốt nhất để có nguồn vốn thanh toán cho HFIC để giảm tỷ lệ nợ xấu.

Các dự án cho vay vốn tại HFIC đều có tài sản đảm bảo nợ vay, điều này

giúp cho HFIC giảm thiểu tối đa rủi ro và thiệt hại khi khách hàng khơng trả được

45

Q trình cấp tín dụng tại HFIC đã được chun mơn hóa cao và các bộ phận chun mơn có liên quan đã được phân tách độc lập để đảm bảo tính khách quan

khi cấp tín dụng đó là:

- Phòng Kế hoạch và Nghiên cứu phát triển: thực hiện cơng tác tiếp thị, tìm kiếm dự án.

- Phịng Thẩm định sẽ thẩm định đánh giá tồn bộ dự án, tình hình tài chính

doanh nghiệp và các điều kiện khác.

- Hội đồng thẩm định xem xét và quyết định cho vay hoặc không cho vay.

- Phịng Tín dụng: thực hiện cơng tác giải ngân, quản lý, kiểm tra, giám sát thu hồi nợ toàn bộ khoản vay.

Sơ đồ tổ chức thực hiện:

(Xúc tiến tìm kiếm (Thẩm định đề xuất (Quyết định cho vay) khách hàng) cho vay)

Qui trình cấp tín dụng tại HFIC đảm bảo tính minh bạch, chặt chẽ, khách quan, tránh được nhiều rủi ro.

Đây là mơ hình tương đồng đối với các tổ chức tín dụng hiện nay là q trình

cấp tín dụng được các tổ chức tín dụng tách thành 3 bộ phận độc lập nhau :

Phòng Quan hệ Khách hàng, Phòng Quản lý rủi ro tín dụng và Phịng Quản lý nợ.

Cơng tác thẩm định, quản lý cho vay được chuyên mơn hóa và quy cũ, cụ

thể:

- Hoạt động tín dụng tại HFIC đã tuân thủ đúng các quy chế, quy trình khi cho vay, cũng như chấp hành đúng các quy định pháp luật của nhà nước.

- Đội ngũ chuyên viên thẩm định tại HFIC có trình độ chun mơn cao, được đào tạo chun nghiệp và có nhiều kinh nghiệm. Việc này đã giúp cho HFIC

Phòng Kế hoạch Nghiên cứu Phát triển

Phòng Thẩm định Hội đồng Thẩm định

Phịng Tín dụng (Kiểm soát giải

46

hầu hết lựa chọn được các dự án hiệu quả, khách hàng tốt để cấp tín dụng.

- Thực hiện lãi suất cho vay linh hoạt theo phương thức lãi suất thả nổi trong suốt thời gian vay vốn.

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các khoản vay sau giải ngân từ kiểm tra tình hình triển khai dự án đến tài chính của doanh nghiệp để đảm bảo thu hồi nợ đúng tiến độ.

- Định kỳ kiểm tra và đánh giá lại tài sản đảm bảo vốn vay đối với từng khách

hàng vay vốn để có biện pháp xử lý kịp thời. Bên cạnh đó, cũng kiểm tra tình hình mua bảo hiểm đối với các tài sản thế chấp để hạn chế rủi ro có thể xảy ra.

HFIC đã thành lập thêm Phịng Kiểm sốt nội bộ nhằm giúp cho ban lãnh đạo HFIC kiểm tra, giám sát chặt chẽ hoạt động trong chấp hành đúng các qui chế,

qui định, qui trình… cũng như đảm bảo các chỉ đạo của Hội đồng thành viên và Ban Tổng giám đốc đã được các phòng nghiệp vụ thực thi đúng trong triển khai hoạt động. Với cơ cấu tổ chức mới đã giúp hoạt động tín dụng nói riêng và các hoạt động

khác của HFIC giảm thiểu các rủi ro có thể xảy ra và giúp nâng cao chất lượng tín dụng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại công ty đầu tư tài chính nhà nước TPHCM (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)