Tất cả các ngân hàng đều có chiến lược huy động vốn khác nhau, nhưng kết quả cuối cùng là nâng cao năng lực canh tranh trên thị trường và trở thành ngân hàng lớn nhất, tốt nhất và mạnh nhất. Điều này thể hiện qua hiệu quả huy động vốn của mỗi ngân hàng trong tình hình cạnh tranh gay gắt và khó khăn như hiện nay, liệu tất cả các ngân hàng có đạt được điều đó.
Thực tế cho ta thấy sự sáp nhập của ba ngân hàng: NH TMCP Đệ nhất, NH TMCP Sài Gòn và Ngân hàng Việt Nam Tín Nghĩa là vì ba ngân hàng này đã có những thiếu hụt thanh khoản tạm thời do mất cân đối kỳ hạn giữa nguồn vốn huy động và cho vay. Sự kiện này cho thấy, dù ngân hàng có tăng trưởng quy mơ cao, kết quả kinh doanh có lãi mà khả năng quản trị rủi ro kém thì nguy cơ rơi vào căng thẳng
thanh khoản là hoàn tồn có thể xảy ra, đặc biệt là trong những thời kỳ thắt chặt chính sách tiền tệ của NHNN.
NHNN cho biết, lợi ích của người gửi tiền được Nhà nước đảm bảo, quyền lợi của các cổ đông được giữ nguyên và các trách nhiệm, nghĩa vụ của các ngân hàng hợp nhất được chuyển giao theo đúng quy định của pháp luật. Chính vì vậy, lượng khách đến rút tiền do lo ngại tình hình mất thanh khoản của các ngân hàng hợp nhất đã không xảy ra, hoạt động của ngân hàng hợp nhất vẫn diễn ra bình thường.
Vấn đề đáng quan tâm là, khi phân tích ba ngân hàng này dựa trên báo cáo tài chính và báo cáo thường niên năm 2010, các chỉ tiêu tài chính đều ở mức từ tốt đến rất tốt so với các ngân hàng khác trong cùng hệ thống. Đặc biệt là NH TMCP Đệ Nhất, các số liệu về tỷ lệ an toàn hoạt động đều đạt, thậm chí tốt hơn nhiều so với quy định theo Thông tư 13/2010/TT-NHNN.
Bảng 1.4. Các tỷ lệ an toàn hoạt động của NH TMCP Đệ Nhất năm 2010
Một số chỉ tiêu an toàn hoạt động Tỷ lệ Chuẩn
CAR 43,54% >=9%
Tỷ lệ khả năng chi trả 20,38% >=15%
Tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động 22,4% <=80% Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng cho vay trung, dài hạn 0% <=30%
Theo báo cáo của Ban Kiểm Soát NH TMCP Đệ Nhất năm 2010
Theo tình hình thực tế, chỉ trong gần một năm 2011, tình hình tài chính, thanh khoản của các ngân hàng này bị giảm mạnh dẫn tới mất khả năng thanh khoản tạm thời là điều đáng phải xem xét. Ngoài nguyên nhân khách quan từ phía nền kinh tế thì nguyên nhân lớn nhất là từ năng lực quản trị ngân hàng, đặc biệt là quản trị rủi ro còn yếu kém, hoặc những số liệu do ngân hàng này cung cấp chưa đáng tin cậy. Trên đây là trường hợp điển hình về hiệu quả huy động vốn của các NH TMCP VN trong thời gian qua.
Theo Hiệp Hội Ngân Hàng Việt Nam, hiện lạm phát vẫn ở mức cao, tổng nguồn vốn huy động toàn ngành ngân hàng tăng, song nguồn vốn trung và dài hạn vẫn hạn chế, trên 90% tỷ trọng vốn của ngân hàng hiện nay là nguồn vốn ngắn hạn, gây khó khăn cho các ngân hàng thương mại trong việc quản trị nguồn vốn, khó bảo đảm cân đối kỳ hạn. Kỳ hạn huy động vốn bình qn có xu hướng rút ngắn trong khi kỳ hạn cho vay bình quân chủ yếu là trung và dài hạn, tạo nguy cơ rủi ro kỳ hạn và lãi suất.
Thời gian qua, dù lãi suất huy động vốn ở mức cao song người dân, doanh nghiệp vẫn không gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng. Lượng vốn huy động tăng chậm và không ổn định làm cho các ngân hàng gặp khơng ít khó khăn. Thực tế tình hình huy động vốn cho thấy, một số NHTM có lợi thế mạng lưới, thương hiệu, nguồn vốn huy động tăng mạnh, một số NHTM quy mô nhỏ huy động vốn trên thị trường 1 gặp khó khăn, một số khác quản trị rủi ro thanh khoản yếu, vốn huy động phụ thuộc lớn vào thị trường 2, nắm giữ ít giấy tờ có giá, thực hiện cạnh tranh lách huy động vốn với lãi suất cao đã gây ảnh hưởng đến hoạt động của các TCTD khác, gây mất ổn định thị trường tiền tệ.
Từ việc các ngân hàng huy động vốn và sử dụng vốn không hiệu quả dẫn đến mất thanh khoản, để đảm bảo phát triển, nâng cao năng lực và khả năng hoạt động nói trên, với mục tiêu đảm bảo sự an toàn và hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của mỗi NHTM nói riêng và tồn bộ hệ thống nói chung thì mỗi NHTM và NHNN cần phải có những giải pháp cụ thể như sau:
Đối với NHNN:
NHNN tăng cường giám sát hoạt động huy động vốn của các NHTM, ngăn chặn tình trạng cạnh tranh khơng lành mạnh về lãi suất giữa các ngân hàng; phát hiện và xử lý kịp thời những tổ chức, cá nhân huy động vốn trái phép.
NHNN vẫn cần hỗ trợ thanh khoản cho các NHTM thông qua các công cụ điều hành chính sách tiền tệ. Trong bối cảnh thực thi chính sách thắt chặt tiền tệ, tín dụng nhằm kiềm chế lạm phát. Đối với các NHTM lớn, có nhiều giấy tờ có giá đủ tiêu chuẩn thì việc hỗ trợ thanh khoản sẽ thông qua nghiệp vụ thị trường mở tại
NHNN. Đối với các NHTM nhỏ khơng đủ giấy tờ có giá hoặc khơng có khả năng cạnh tranh trên thị trường mở thì NHNN hỗ trợ thơng qua cơng cụ tái cấp vốn. Việc hỗ trợ này của NHNN rất ngắn hạn và các NHTM được yêu cầu phải điều chỉnh lại cơ cấu nguồn và sử dụng nguồn cho phù hợp, hạn chế thấp nhất rủi ro thanh khoản. Đối với NHTM:
Thực hiện việc cơ cấu lại tài sản nợ và tài sản có cho phù hợp. Đây là cơng việc hết sức quan trọng để quản lý rủi ro thanh khoản của các NHTM. Các ngân hàng cần xem lại cơ cấu danh mục tài sản nợ, tài sản có cho phù hợp, nhằm hạn chế thấp nhất rủi ro có thể xảy ra, đó là cơ cấu lại nguồn vốn huy động và cho vay trên thị trường; cơ cấu lại dư nợ cho vay ngắn hạn với cho vay trung hạn, giữa nguồn huy động ngắn hạn dùng để cho vay trung, dài hạn.
Thực hiện tốt quản lý rủi ro lãi suất, khe hở lãi suất: Cần hoàn thiện các quy định liên quan đến huy động và cho vay (nhất là huy động, cho vay trung, dài hạn) theo lãi suất thị trường; cần có cách giải quyết khoa học để khơng xảy ra tình trạng các khách hàng gửi tiền rút tiền trước hạn khi lãi suất thị trường tăng cao hoặc khi có các đối thủ khác đưa ra lãi suất cao, hấp dẫn khách hàng hơn.
Thực hiện tốt quản lý rủi ro kỳ hạn: Sự không cân đối về kỳ hạn giữa tài sản nợ và tài sản có của ngân hàng là lý do quan trọng làm cho các ngân hàng gặp khó khăn thanh khoản trong thời gian qua. Vấn đề sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung, dài hạn với tỷ trọng lớn hoặc cùng là ngắn hạn và trung, dài hạn nhưng thời hạn cụ thể khác nhau (ví dụ như huy động trung, dài hạn hai năm nhưng cho vay trung hạn ba năm) cũng làm cho ngân hàng khó khăn trong việc kiểm sốt dịng tiền ra và dịng tiền vào của mình.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương 1 giúp chúng ta có cái nhìn tổng qt hơn về hiệu quả huy động vốn của các NHTM. Cụ thể: Khái niệm về huy động vốn và hiệu quả huy động vốn. Qua đó ta thấy được các loại nguồn vốn ngân hàng huy động, các nhân tố ảnh hưởng đến quy mô nguồn vốn huy động cũng như các hương pháp phân tích, kiểm sốt nguồn vốn huy động, khả năng quản lý và sử dụng tối đa nguồn vốn huy động, từ đó rút ra kinh nghiệm đánh giá hiệu quả huy động vốn của các NHTM.
Trên cơ sở lý luận chung về nghiệp vụ huy động vốn, nhà quản trị có thể dễ dàng tiến hành hoạch định, tổ chức thực hiện và kiểm tra việc huy động các nguồn vốn sao cho thích hợp với nhu cầu sử dụng vốn, thích hợp với mơi trường kinh doanh để đạt được các mục tiêu giảm thiểu chi phí nhằm tăng lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro trong quá trình huy động vốn.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG
TMCP QUỐC TẾ VIỆT NAM