2.2. Thực trạng hiệu quả huy động vốn của NHTM Cổ Phần Quốc Tế Việt
2.2.2.1. Tính ổn định của nguồn vốn:
Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng về tiền gửi để đảm bảo nguồn vốn và thanh khoản, nhìn về tổng thể VIB vẫn đạt mức tăng trưởng tốt. Tổng nguồn vốn huy động dưới các hình thức huy động khác nhau của VIB với quy mô tăng đều và ổn định qua các năm: riêng năm 2011 tổng huy động giảm nhẹ (khoảng 3.5% so với năm 2010) nhưng khơng đáng kể, điều này có thể xem như vẫn giữ được nguồn vốn huy động năm 2010, năm 2010 tăng 74,1% so với năm 2009. Sản phẩm tiết kiệm của VIB chủ yếu là tiết kiệm thông thường, tiết kiệm lũy tiến, và tiết kiệm không kỳ hạn, do điều kiện nền kinh tế và tình hình lãi suất biến động thường xuyên và không ổn định nên khách hàng ưa chuộng tiết kiệm thông thường và tiết kiệm không kỳ hạn hơn, đặc biệt là tiết kiệm không kỳ hạn, lý do là sản phẩm này rất linh hoạt, lãi suất hấp dẫn, rút gửi không cần điều kiện ràng buộc,
khách vẫn được hưởng lãi cao… tạo điệu kiện thuận lợi cho khách hàng sử dụng vốn của mình.
Có kết quả như trên là do VIB đã thực hiện nhiều giải pháp để giữ ổn định và phát triển nguồn vốn như: kịp thời điều chỉnh lãi suất và kỳ hạn tiền gửi phù hợp với diễn biến của thị trường; tăng cường tiếp thị, cung cấp các gói sản phẩm (tiền gửi, tín dụng, thanh tốn quốc tế…); khai thác nhiều kênh huy động vốn, thiết kế sản phẩm huy động vốn linh hoạt; đổi mới phong cách giao dịch, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng…, đặc biệt đã nâng cấp phát triển thêm nhiều điểm giao dịch mẫu có thiết kế quy chuẩn mang thương hiệu mới. Tuy nhiên, xét về từng chi nhánh trong hệ thống, dù sự điều hòa vốn rất nhanh nhạy, hiệu quả trong hệ thống VIB, nhưng tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động chưa tương ứng với mức tăng trưởng dư nợ cho vay đã tạo nên áp lực đối với một số Chi nhánh.
Do đó, tăng trưởng nguồn vốn ổn định, bền vững là yêu cầu bức thiết đối với các chi nhánh VIB trong hiện tại và cả lâu dài. Để tăng trưởng nguồn vốn, VIB đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp huy động vốn như: đa dạng hóa sản phẩm, lãi suất huy động, cung cấp sản phẩm trọn gói, tăng cường cơng tác tiếp thị, chăm sóc khách hàng…
Tuy nhiên trong điều kiện hiện tại, ngân hàng bị khống chế mức trần lãi suất, chi phí khuyến mại áp dụng trong huy động vốn phải tính đủ trong lãi suất, ngân hàng nào cũng có khuyến mại, nên chính sách lãi suất, khuyến mãi khơng cịn là lợi thế cạnh tranh để thu hút khách hàng. Hơn nữa trong ngắn hạn, việc đưa ra một sản phẩm huy động vốn mới còn phải chịu độ trễ nhất định về thời gian. Nhưng nếu không huy động đủ vốn sẽ làm giảm khả năng mở rộng tín dụng và quan trọng hơn là khả năng cân đối nguồn vốn kinh doanh.
Do đó, VIB ngay từ đầu đã xác định được việc thực hiện tốt chính sách khách hàng là một trong những giải pháp hữu hiệu. Chiến lược khách hàng được xem như là quá trình hoạch định và tổ chức thực hiện những hoạt động nhằm duy trì và phát triển mạng lưới khách hàng trên cơ sở thỏa mãn tốt nhất các nhu cầu của khách hàng, mục tiêu duy trì phối hợp giữa khả năng của ngân hàng với điều kiện
thị trường. Thực hiện tốt chính sách khách hàng không chỉ giữ chân và thu hút khách hàng mà còn tạo ưu thế cho ngân hàng trong cạnh tranh khi có được sự trung thành của khách hàng. Chính sách khách hàng cần phải vượt lên trên tập quán kiểu bán hàng là xong mà còn phải biết lắng nghe và chiếm lĩnh trái tim người tiêu dùng, để xây dựng mối quan hệ gắn bó có chiều sâu giữa ngân hàng và khách hàng. “Nghe” là để biết khách hàng cần gì và thái độ như thế nào để rút ngắn khoảng cách giữa nhu cầu và sản phẩm, dịch vụ do ngân hàng cung cấp. Và bằng chính chất lượng của sản phẩm, dịch vụ và một thái độ phục vụ tốt, sẵn sàng đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu, ngân hàng sẽ nhận được sự ủng hộ và lòng trung thành của khách hàng. Xác định được mục tiêu, VIB đã thực hiện phân nhóm để xác định rõ đối tượng khách hàng và có giải pháp phù hợp.
Đối với khách hàng là doanh nghiệp (DN): ngoài số dư tiền gửi lớn, lãi
suất phải trả thường thấp hơn các hình thức huy động khác, ngân hàng cịn có thể tận dụng nguồn vốn nhàn rỗi trong khâu thanh toán. Tuy nhiên, trong thời gian qua, ưu thế lãi suất thấp, lượng vốn lớn của DN trong cơ cấu nguồn vốn ngân hàng khơng cịn phổ biến. Khi đa số DN chia nhỏ số dư tiền gửi ở nhiều ngân hàng, đề nghị được hưởng mức lãi suất như các hình thức huy động khác, thậm chí một số DN yêu cầu ngân hàng để được hưởng lãi suất cao hơn khi có số dư lớn. Chưa kể việc hàng loạt các tập đồn kinh tế lớn, các tổng cơng ty cũng thành lập ngân hàng cổ phần và chuyển phần tiển gửi trước đây tại các NHTM về ngân hàng mình. Nên dù phải tiếp tục thực hiện tốt chính sách khách hàng đối với DN như chính sách về lãi suất, một số loại phí … cũng cần thấy rằng nguồn tiền gửi từ DN sẽ khó duy trì ở số dư lớn, lãi suất thấp và kỳ hạn dài (trừ một số trường hợp đã có thỏa thuận với ngân hàng hay gửi theo kỳ hạn). Điều này thể hiện rõ khi có sự dịch chuyển nguồn vốn DN từ ngân hàng này sang ngân hàng khác trong thời gian qua nếu có sự khác nhau về mức lãi suất, một số chính sách khách hàng khác hay có một NHTM cổ phần ra đời từ một tập đồn, tổng cơng ty.
Đối với nguồn tiền gửi từ khách hàng cá nhân: khi nền kinh tế phát triển,
nên VIB đã đưa ra các sản phẩm phù hợp nhằm huy động tối đa nguồn vốn nhàn rỗi này. Đây là nguồn vốn có tính chất ổn định và quan trọng trong cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng.
Xác định được điều này, qua các năm VIB đã không ngừng đẩy mạnh huy động vốn nhàn rỗi từ dân cư và trong cơ cấu nguồn vốn của VIB thì nguồn vốn này chiếm tỷ trọng cao nhất, năm 2009 tỷ trọng vốn huy động từ dân cư trong tổng nguồn vốn là 57%, năm 2010 là 48% và năm 2011 là 53,6%. Tóm lại, nguồn vốn huy động tại VIB là tương đối ổn định đáp ứng nhu cầu cho vay và khả năng thanh khoản tốt … đủ mạnh để cạnh tranh trên thị trường gay gắt như hiện nay.
Bảng 2.2. Bảng số liệu tăng trưởng huy động của VIB qua các năm
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Năm 2006 2007 2008 2009 2010 2011
Huy động 9.813 19.225 23.958 34.210 59.564 57.489
Biểu 2.2. Biểu đồ thể hiện sự tăng trưởng huy động của VIB qua các năm
Đơn vị tính:Tỷ đồng 9813 19225 23958 34210 59564 57489 0 10000 20000 30000 40000 50000 60000 70000 2006 2007 2008 2009 2010 2011
Nguồn: Báo cáo thường niên của năm 2009-2011