Hoạt động tạo lập vốn:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế việt nam (Trang 42 - 47)

2.1. Tổng quan về Ngân Hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam

2.1.4.1 Hoạt động tạo lập vốn:

Tăng vốn chủ sở hữu: Sự kiện Commonwealth Bank of Australia (CBA)

cơng bố tiếp tục “rót” vốn, hồn thành việc đầu tư thêm 1.150 tỷ đồng vào Ngân hàng Quốc tế (VIB) đã trở thành “tâm điểm” chú ý của giới tài chính và ngân hàng trong nước. Trong bối cảnh thị trường đang gặp khó, VIB đạt được điều mà nhiều ngân hàng khác đang ao ước: tăng cao vốn tự thân mà không cần niêm yết trên thị trường chứng khốn, có một khoản thặng dư lớn để mở rộng quy mô và phát triển kinh doanh. Nhằm tăng cường cơ sở vốn, hệ số an toàn vốn, mở rộng cơ hội kinh doanh và quy mô hoạt động cho VIB, tỷ lệ sở hữu cổ phần của CBA tại VIB đã tăng từ 15% lên 20% vốn điều lệ của VIB. Hiện nay, VIB cũng đã nâng vốn chủ sở hữu lên trên 8.200 tỷ đồng.

Phát hành trái phiếu tăng vốn: Trái phiếu ngân hàng là chứng chỉ vay vốn

do các ngân hàng phát hành, thể hiện nghĩa vụ và sự cam kết của ngân hàng về thanh toán số lợi tức tiền vay cho người nắm giữ trái phiếu vào những thời hạn đã xác định và hoàn trả khoản vay ban đầu khi trái phiếu đáo hạn. Tháng 10/ 2009, Ngân hàng Quốc Tế (VIB) đã phát hành thành công 1.330 tỷ đồng (vượt quá con số dự định là 1.000 tỷ đồng) trái phiếu lần đầu tiên với tên gọi VIBBOND 0109. Trái phiếu có kì hạn 2 năm và 3 năm, đáo hạn vào năm 2011 và 2012. Lãi suất thả nổi được xác định năm đầu tiên là 10,5% và các năm sau bằng bình quân lãi suất huy động tiết kiệm thường 12 tháng, trả lãi cuối kì của 4 Ngân hàng Vietcombank,

BIDV, Agribank và Vietinbank cộng biên độ 2,8%/năm. Riêng năm 2010 VIB còn phát hành thành công 12.000 tỷ đồng trái phiếu. Đồng thời với sự tăng trưởng về nguồn vốn, VIB đã duy trì và phát triển được một lượng khách hàng lớn trong năm qua. Việc phát hành trái phiếu lần này của VIB nhằm mục đích huy động vốn trung và dài hạn phục vụ doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. VIB dự kiến, phát hành trái phiếu sẽ là kênh huy động vốn định kì, thường xuyên tại VIB.

Phát hành cổ phiếu thêm và giữ lại lợi nhuận để tăng vốn: Việc phát hành

cổ phiếu vừa giúp các ngân hàng tăng quy mô vốn kinh doanh dài hạn lại vừa giúp các ngân hàng tránh được nghĩa vụ nợ nần, không phải lo việc trả vốn gốc và lãi. Khi sử dụng biện pháp này sẽ giúp các ngân hàng thương mại tăng quy mô vốn chủ sở hữu do đó làm thay đổi kết cấu các loại vốn ( kết cấu giữa vốn chủ sở hữu / nợ phải trả, vốn thường xuyên(dài hạn) / vốn tạm thời(ngắn hạn) Như vậy, làm tăng độ vững chắc về tài chính của ngân hàng, tăng hệ số đảm bảo nợ, tăng độ tín nhiệm của ngân hàng, từ đó giúp tăng khả năng vay vốn, huy động vốn của ngân hàng trong tương lai. Vì cổ phiếu đại diện cho quyền sở hữu của người nắm giữ cổ phiếu trong ngân hàng và việc phân chia cổ tức cho cổ đông khơng phải là cố định mà tuỳ thuộc vào tình hình kinh doanh của ngân hàng nên các ngân hàng thường có độ chủ động cao hơn trong việc sử dụng vốn thu được do phát hành cổ phiếu. Thực hiện việc tăng vốn điều lệ từ 2.400 tỉ đồng lên 3.000 tỉ đồng, ngày 24/12/2009 VIB đã phát hành thêm 60 triệu cổ phần, tương đương 600 tỉ mệnh giá. Với tỉ lệ phát hành thêm là 25,1646%, mỗi cổ đông đang nắm giữ 1.000 cổ phần sẽ nhận được quyền mua 251 cổ phần. Số cổ phần phát hành thêm được giao dịch vào ngày 10.2.2010. Ngày 25/6/2010, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã cấp giấy chứng nhận chào bán cổ phiếu ra công chúng cho Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc tế Việt Nam (VIB). Theo đó, VIB được phép chào bán 40 triệu cổ phiếu phổ thông, mệnh giá 10.000 đồng/cổ phiếu, trong đó, 2.49 triệu cổ phiếu thưởng cho cổ đông và 37.51 triệu cổ phiếu chào bán cho cổ đông hiện hữu. Ngày 28/6/2011, Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam (VIB) đã tổ chức Đại hội cổ đông thường niên năm 2011 thông

qua báo cáo tài chính đã được kiểm toán năm 2010, kế hoạch kinh doanh năm 2011… Vấn đề được bàn bạc nhiều nhất tại đại hội là việc VIB dự kiến dữ lại toàn bộ lợi nhuận và không chia cổ tức năm 2010 vì năm 2011, trong tình hình khó khăn chung của nền kinh tế, VIB đặt kế hoạch lợi nhuận trước thuế 1.847 tỷ đồng, tăng 76%; tổng tài sản tăng 38%, huy động tăng 37% so với năm 2010... Để đạt được mục tiêu này, Ban lãnh đạo Ngân hàng cần sự ủng hộ, đồng lịng của cổ đơng.

Tăng vốn nợ: Vốn nợ của VIB chính là nguồn tiền gửi từ công chúng, tiền

VIB vay của chính phủ, các tổ chức tài chính quốc tế, các ngân hàng khác. VIB quản lý nguồn tiền huy động được, nhằm đưa ra giải pháp đầu tư hiệu quả đem về lợi nhuận cao nhất. Trong thị trường cạnh tranh khốc liệt, việc tăng cường huy động vốn từ dân cư là nhiệm vụ mà VIB đặt lên hàng đầu. VIB không ngừng triển khai các chính sách khách hàng mới, chính sách Marketing, các sản phẩm mới, trong năm 2012 VIB đã thu hộ ngân sách Nhà Nước với nguồn thu rất lớn, đã tạo điều kiên thuận lợi cho VIB trong huy động vốn, thu hộ tiền điện cho Tổng Công Ty Điện Lực Tp HCM – sản phẩm này mới vừa triển khai cuối năm 2011; VIB đẩy mạnh các chương trình khuyến mãi mới, hấp dẫn, từ tháng 1 đến hết tháng 3 năm 2012 VIB đang triển khai chương trình khuyến mãi “ Ba Cơ Hội Trong Tay – Nhận Ngay Quà Tết” đã thu hút rất nhiều nguồn vốn từ dân cư...; các sản phẩm tiết kiệm, sản phẩm tiền gửi thanh tốn, gia tăng tiện ích sản phẩm, mở thêm nhiều chi nhánh và phòng giao dịch trong cả nước, mở rộng mạng lưới hoạt động của ATM để tạo điều kiện thuận lợi, đem đến sự hài lòng khi khách hàng sử dụng sản phẩm và dịch vụ của VIB.

2.1.4.2 Hoạt động sử dụng vốn:

Hoạt động sử dụng vốn của VIB bao gồm cấp tín dụng và đầu tư. Nhằm đa dạng hóa hoạt động đầu tư, phân tán rủi ro và đáp ứng các chỉ tiêu thanh khoản, VIB đã dành mức độ ưu tiên cho lĩnh vực đầu tư trái phiếu. Các hoạt động đầu tư khác ngân hàng đã hạn chế để phù hợp với yêu cầu quản trị rủi ro của VIB. Riêng đối với cấp tín dụng thì đây là hoạt động cho vay đóng vai trị quan trọng nhất trong

sử dụng vốn, quyết định đến khả năng tồn tại và hoạt động của VIB. Đối tượng cấp tín dụng của VIB là khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp.

Đối với khách hàng cá nhân: VIB có nhiều sản phẩm tạo điều kiện cho

người tiêu dùng tiếp cận vốn vay như: cho vay mua ô tô, vay mua nhà dự án, sản phẩm ngôi nhà tích lũy, cho vay xây dựng sửa chữa nhà , cho vay bất động sản thế chấp bằng bất động sản định mua, hỗ trợ tài chính du học, cho vay tín chấp tiêu dùng, vay cá nhân kinh doanh, cho vay cầm cố giấy tờ có giá: Có thể cầm cố nhiều loại Giấy có giá như: Thẻ tiết kiệm do VIB phát hành, trái phiếu Chính phủ, tín phiếu Kho bạc, giấy tờ có giá do các Tổ chức tín dụng có uy tín phát hành, cho vay cầm cố, kinh doanh chứng khoán…

Khơng chỉ dừng lại ở đó, với việc xây dựng thành cơng mơ hình quan hệ đối tác giữa khách hàng – ngân hàng – nhà cung cấp sản phẩm dịch vụ tại thị trường Việt Nam, trong năm 2011, VIB tiếp tục triển khai nhiều chương trình ưu đãi dành cho khách hàng mua xe ôtô tại các đối tác chiến lược Toyota Hải Phòng, Toyota Cần Thơ, Euro Auto tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, VIB cịn hợp tác chặt chẽ với các đối tác bất động sản lớn như Capital Land Hoàng Thành để hỗ trợ khách hàng có cơ hội sở hữu căn hộ tại các dự án như Kenton Residences, Mulberry Lane.

Đối với khách hàng doanh nghiệp: Tài trợ nhanh vốn lưu động, thấu chi tài

khoản, cho vay cầm cố chứng từ có giá, tài trợ vốn trung và dài hạn, cho vay ô tô 48h, vay trung dài hạn/ tài trợ dự án, vay đồng tài trợ, trái phiếu doanh nghiệp, bảo lãnh phát hành trái phiếu doanh nghiệp, đầu tư trái phiếu doanh nghiệp …

Với khó khăn chung của nền kinh tế đã ảnh hưởng rất lớn tới các doanh nghiệp nói chung, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME). Trong thời điểm nền kinh tế khó khăn, các doanh nghiệp SME khó tiếp cận với các nguồn vốn của ngân hàng, VIB đã triển khai rất nhiều gói ưu đãi lãi suất đặc biệt cho đối tượng khách hàng này như: Vốn xuân 3.000 tỷ đồng, gói ưu đãi 5.000 tỷ đồng, gói ưu đãi lãi suất 100 triệu USD, 60 triệu USD… dành cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu. VIB cũng tập trung dành những gói ưu đãi lãi suất cho những ngành hàng đặc thù

trọng tâm như gói ưu đãi 1.500 tỷ đồng dành cho ngành Gỗ, 2.000 tỷ đồng dành cho ngành Gạo và Thuỷ sản, 2.000 tỷ đồng cho ngành thực phẩm..

Không những hiểu và đáp ứng nhu cầu về vốn lưu độngcủa các doanh nghiệp SME, VIB còn hỗ trợ về nguốn vốn trung dài hạn với những ưu đãi rất lớn về lãi suất, thời gian ân hạn linh hoạt, thời hạn cho vay phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp. Để đáp ứng nhu cầu thiếu hụt tài chính tạm thời của doanh nghiệp SME, VIB cũng cung cấp dịch vụ Thấu chi tài khoản với những tiện ích vượt trội như hạn mức thấu chi lớn, thủ tục vay vốn dễ dàng, thuận tiện, giảm tối đa lãi vay phải trả thông qua hệ thống thu nợ tự động của VIB.

Bảng 2.1. Bảng số liệu về tăng trưởng dư nợ cho vay qua các năm:

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Năm 2006 2007 2008 2009 2010 2011

Dư nợ 3.139 16.774 17.775 27.353 41.731 43.497

Biểu 2.1. Biểu đồ về tăng trưởng dư nợ cho vay qua các năm:

Đơn vị tính: tỷ đồng 3139 16774 17775 27353 41731 43497 0 5000 10000 15000 20000 25000 30000 35000 40000 45000 50000 2006 2007 2008 2009 2010 2011

Tính đến nay, sau 8 năm thực hiện Dự án Tài chính nơng thơn (2003 - 2011) từ nguồn vốn của ngân hàng thế giới (WB), VIB đã giải ngân cho 738 doanh nghiệp/hộ gia đình tại các địa bàn nông thôn với khoản tiền 224 tỷ đồng. Các dự án được VIB tiến hành theo đúng cam kết và mục tiêu của WB, đồng thời cán bộ tín dụng của VIB thường xuyên kiểm tra tiến độ các dự án, xem xét các vấn đề về gìn giữ về mơi trường…. Dự án Tài chính nơng thôn là do World Bank tài trợ cho

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế việt nam (Trang 42 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)