Khả năng sử dụng tối đa nguồn vốn huy động:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế việt nam (Trang 63 - 65)

2.2. Thực trạng hiệu quả huy động vốn của NHTM Cổ Phần Quốc Tế Việt

2.2.2.3. Khả năng sử dụng tối đa nguồn vốn huy động:

Thực chất nguồn vốn mà VIB huy động được từ các tổ chức kinh tế và dân cư chủ yếu là ngắn hạn với kỳ hạn phổ biến là 1 tháng, 2 tháng và 3 tháng, 6 tháng và các kỳ hạn trên 6 tháng đến dưới 12 tháng là tương đối thấp hơn nhưng cũng đảm bảo nhu cầu vốn cho vay. Trong khi đó đối với đầu ra, phần lớn khách hàng vay vốn tại VIB vay với thời gian trung hạn và dài hạn có kèm theo điều kiện thay đổi lãi suất theo định kỳ, tỷ lệ cho vay dài hạn thấp hơn và được VIB đặt biệt lưu ý với những điều kiện và điều khoản nhất định để đảm bảo an toàn tránh nợ quá hạn, nợ xấu, nợ khó địi... Và có khi vì khách hàng muốn chủ động được việc thanh toán nợ vay trước và đúng hạn. Buộc lúc này ngân hàng mới đưa ra biện pháp là tỷ lệ % phạt trên phần vốn vay trả trước hạn của khách hàng (tỷ lệ này tùy thuộc từng NHTM). Ngân hàng đã có kế hoạch cân đối nguồn vốn và sử dụng vốn nên phải thực hiện hình thức này. Hiện nay, một điều nghịch lý tồn tại hiện hữu trong các TCTD (tổ chức tín dụng) là hầu hết dùng nguồn vốn huy động ngắn hạn để đầu tư cho vay trung và dài hạn. Nếu như dùng nguồn vốn huy động trung và dài hạn cho vay vốn ngắn hạn thì khơng sao, nhưng dùng nguồn vốn huy động ngắn hạn để cho vay vốn trung và dài hạn thì rất nguy hiểm, có thể xảy ra rủi ro thanh khoản bất cứ lúc nào.

Sở dĩ như vậy là hiện nay nền kinh tế thế gới chưa ổn định do hậu quả của tình hình khủng hoảng kinh tế vừa qua. Nền kinh tế Việt Nam tình trạng lạm phát cao, đồng tiền nội tệ mất giá liên tục trong nhiều năm. Mặt khác với tâm lý cũng như tập quán của người dân Việt Nam là dự trữ vàng và ngoại tệ mạnh. Chính vì lẽ đó việc các TCTD huy động nguồn vốn trung và dài hạn là còn hạn chế. Sự mất cân đối trong việc sử dụng nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn là điều hết sức nguy hiểm và mang tiềm ấn nhiều rủi ro về thanh khoản mà Ngân hàng có thể không chủ động được.

Đúng ra là kế hoạch cân đối nguồn vốn và sử dụng vốn: là dùng nguồn vốn ngắn hạn cho vay ngắn hạn, nguồn vốn trung và dài hạn cho vay trung và dài hạn. Đây là điều lý tưởng mà hầu hết các NHTM đều đang cố gắng thực hiện. Nhưng

điều này đã không xảy ra theo ý muốn. Cũng may mắn do đặc thù hoạt động kinh doanh tiền tệ, người này rút tiền thì người khác gửi vào. Do đó họ dùng tiền gửi của người này để trả cho người khác để bù đắp cho khoản đã đầu tư cho vay chưa thu được. Nếu như nguồn này gặp vấn đề thì các TCTD đã có cách khác như chúng ta đã thấy hiện nay có rất nhiều TCTD , nên việc vay mượn lẫn nhau theo lãi suất qua đêm là chuyện bình thường. Ngồi ra các TCTD cịn một số cửa khác nữa để họ giải nguy... Tuy nhiên, đây là những giải pháp tình thế trước mắt của các TCTD. Dùng nguồn vốn ngắn hạn cho vay dài hạn sẽ dẫn đến rủi ro lãi suất. Nhưng điều này đã được các TCTD nhận thức được nên trong hợp đồng tín dụng có điều khoản điều chỉnh lãi suất theo thời gian... Nếu như các TCTD không nhận thức điều này sớm thì sớm muộn gì có một số TCTD sẽ nằm trong tầm kiểm soát đặc biệt của NHNN do tỷ lệ nợ xấu có tỷ lệ vượt quá cao so với tỷ lệ cho phép.

Mặc dù kiểm soát và quản lý nguồn vốn trong tín dụng rất chặc chẽ khơng những đảm bảo dư nợ cho vay và cân đối thanh khoản tốt. Nhưng hoạt động tín dụng ngành năm 2011 của VIB tăng trưởng chậm do ảnh hưởng của chu kỳ kinh tế và các biện pháp kiểm soát của NHNN. Thực hiện chủ trương thắt chặt tín dụng, nâng cao độ an tồn trong hoạt động Ngân hàng, NHNN ban hành thơng tư 13 có hiệu lực từ 1/10/2010 với nhiều về hạn chế tăng trưởng tài sản có sinh lời cũng như tăng trưởng tín dụng. Với việc tăng vốn điều lệ kịp thời từ CBA và các chính sách tín dụng linh hoạt, năm 2010 VIB đã đạt được tăng trưởng dư nợ tốt. Tính đến 31/12/2010 tổng dư nợ tín dụng của VIB đạt 41.731 tỷ đồng tăng 52.6% so với năm 2009, cuối năm 2011 dư nợ tín dụng VIB đạt 43.497 tỷ đồng, tăng chỉ 4.23%. Cùng với tăng trưởng tín dụng, VIB chú trọng đến chất lượng tín dụng, tăng cường quản lý rủi ro trong hoạt động cho vay nhờ đó các khoản vay được kiểm sốt chặt chẽ, đảm bảo tính ổn định và bền.

Biểu 2.3. Biểu đồ thể hiện sự tăng trưởng tín dụng của VIB từ 2009-2011 Đơn vị tính: tỷ đồng 3139 16774 17775 27353 41731 43497 0 5000 10000 15000 20000 25000 30000 35000 40000 45000 50000 2006 2007 2008 2009 2010 2011

Nguồn: Báo cáo kiểm toán hợp nhất của VIB năm 2011

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế việt nam (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)