3.1. Kích thước mẫu
Đám đơng được định nghĩa là các doanh nghiệp đang được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khốn TP. Hồ Chí Minh. Có tổng cộng 302 doanh nghiệp đang được niêm yết trên Sở giao dịch chứng bao gồm 242 doanh nghiệp phi tài chính trong năm 2012. 60 đơn vị hoạt động trong lĩnh vực tài chính bao gồm: ngân hàng, dịch vụ tài chính, chứng khốn và bảo hiểm… thì được loại ra khỏi nghiên cứu này do những hoạt động tài chính đặc thù của các đơn vị này. Giai đoạn nghiên cứu là từ năm 2008-2012 nên chỉ có 93 cơng ty hoạt động trong lĩnh vực phi tài chính có đầy đủ số liệu trong giai đoạn này. Ngồi ra, nghiên cứu có sử dụng biến phụ thuộc “độ biến động của thu nhập” trong đó có sử dụng số liệu từ báo cáo tài chính từ năm 2004 nên cuối cùng mẫu nghiên cứu chỉ còn 31 doanh nghiệp trong lĩnh vực phi tài chính được niêm yết trên sở giao dịch chứng khốn TP. Hồ Chí Minh để tìm ra các nhân có có tác động có ý nghĩa lên địn bẩy tài chính.
Bảng 3.1 Thống kê số lượng các công ty theo ngành Stt Nhóm ngành lượng Số 1 Bán bn 2 2 Bán lẻ 2 3 Dệt May - Giầy Da 2 4 Hóa chất - Dược phẩm 1
5 Hoạt động dịch vụ có liên quan đến khai khoáng 1
6 Khai khoáng khác 2
7 Kim loại và các sản phẩm từ khoáng phi kim loại 2 8 Nội ngoại thất và các sản phẩm liên quan 2
9 Sản phẩm giấy và in ấn 1 10 Thiết bị điện - Điện tử - Viễn thông 1
11 Thực phẩm - Đồ uống - Thuốc lá 8
12 Trồng trọt 1 13 Vận tải đường thủy 3
14 Xây dựng 3
Tổng cộng 31
3.2. Phương pháp thu thập dữ liệu
Nghiên cứu này dựa trên dữ liệu thứ cấp. Dữ liệu được sử dụng trong phân tích này có thể được chia thành hai nhóm: Các nhân tố đặc thù có ảnh hưởng đến việc quyết định cấu trúc vốn (biến giải thích) và biến cấu trúc vốn (biến phụ thuộc). Tác giả sử dụng 10 biến tiềm năng có thể có tác động có ý nghĩa lên quyết định về cấu trúc vốn đó là tỷ suất sinh lợi, quy mô công ty, tài sản cố định hữu hình, cơ hội tăng trưởng, độ biến động thu nhập, tấm chắn thuế phi nợ, cổ tức, quyền sở hữu của nhà quản lý, tính thanh khoản và thuế suất biên tế.
Trong phân tích này, cấu trúc vốn là biến phụ thuộc và được đo lường bằng đòn bẩy tài chính. Những dữ liệu này được thu thập từ giá trị sổ sách dựa trên dữ liệu tài chính hằng năm trong báo cáo tài chính (bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh) và báo cáo thường niên của các công ty được lựa chọn trong giai đoạn từ năm 2008 – 2012.
3.3. Phương pháp phân tích dữ liệu
Nghiên cứu này kết hợp dữ liệu chéo theo không gian với dữ liệu chuỗi thời gian để tạo ra dữ liệu bảng. Như nghiên cứu của Schulman và cộng sự (1996), dữ liệu bảng cho phép các nhà kinh tế phân tích sâu những vấn đề kinh tế phức tạp, có thể phát hiện và đo lường tốt hơn những ảnh hưởng mà không thể quan sát trong dữ liệu chuỗi thời gian thuần túy hay dữ liệu chéo theo không gian thuần túy. Giống như dữ liệu chuỗi thời gian, dữ liệu bảng mô tả những thay đổi theo thời gian. Giống như dữ liệu chéo, dữ liệu bảng mô tả những quan sát của nhiều cá nhân trên một đặc tính tại cùng một thời điểm. Theo Baltagi (1995), bằng cách kết hợp chuỗi thời gian của các quan sát chéo, dữ liệu mảng cho thấy “dữ liệu chứa nhiều thơng tin hơn, biến thiên nhiều hơn, ít cộng tuyến giữa các biến và hiệu quả hơn”.
Phân tích định lượng và mơ tả thì được sử dụng trong nghiên cứu này. Phân tích mơ tả xem xét các giá trị trung bình, phân phối chuẩn, giá trị lớn nhất và nhỏ nhất của mỗi biến. Trong phân tích định lượng, giống như nghiên cứu thực nghiệm của Hossain và Ayub Ali (2011), phân tích tương quan Pearson và phân tích hồi quy tuyến tính được sử dụng để kiểm định các giả thiết về mối tương quan giữa tỷ lệ địn bẩy tài chính và các nhân tố được cho là có tác động đến nó.
Trong phân tích hồi quy, mơ hình nghiên được hồi quy theo 2 cách: random effect (hiệu ứng ngẫu nhiên) và fixed effect (hiệu ứng cố định). Để tìm hiểu xem phương pháp hồi quy nào là phù hợp nhất trong hai phương pháp trên, tác giả sử dụng kiểm định Hausman (Hausman, 1978). Các phân tích được tính tốn bằng cách sử dụng phần mềm Eview 6.0
Phương trình của mơ hình hồi quy như sau:
Trong đó:
i = 1…….N thể hiện kích thước quan sát dữ liệu chéo t = 1…….N thì thể hiện kích thước của chuỗi thời gian.
Biến Yit đại diện cho biến phụ thuộc của mơ hình (địn bẩy tài chính), Biến Xit bao gồm bộ các biến giải thích trong mơ hình dự báo,
α hằng số,
β đại diện cho hệ số độ dốc, ε là sai số ngẫu nhiên.
Trong nghiên cứu này có 155 (= 5x 31) quan sát (31 đơn vị trong giai đoạn 5 năm).
Như đã trình bày, các lý thuyết về cấu trúc vốn đã chỉ ra rằng có rất nhiều nhân tố (bao gồm cả các nhân tố nội sinh và ngoại sinh) tác động đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp. Trong giới hạn về khả năng thu thập dữ liệu, tác giả chỉ giới hạn kiểm định một số các nhân tố tiềm năng được cho là có tác động đến tỷ lệ tổng nợ/tổng tài sản của doanh nghiệp.
Trong mơ hình hồi quy cụ thể của bài nghiên cứu này, cấu trúc vốn của doanh nghiệp được đại diện bởi tỷ lệ đòn bẩy tài chính (tổng nợ/tổng tài sản). Các nhân tố tác động đến tỷ lệ địn bẩy tài chính được đưa vào mơ hình bao gồm: (1) tỷ suất sinh lợi, (2) tài sản cố định hữu hình, (3) tấm chắn thuế phi nợ vay, (4) cơ hội tăng trưởng, (5) tính thanh khoản, (6) độ biến động thu nhập, (7) quy mô công ty, (8) chi trả cổ tức, (9) quyền sở hữu của ban lãnh đạo và (10) thuế suất biên tế. So với mơ hình nghiên cứu (gốc) của Faruk Hossain và Ayub Ali (2011), nghiên cứu này không sử dụng nhân tố Phân loại ngành để xem xét có sự khác biệt về cấu trúc vốn giữa các ngành hay không. Nguyên nhân là do hạn chế về mặt thu thập số liệu, số lượng các công ty của
mỗi ngành trong mẫu nghiên cứu là q ít (bảng 3.1), nên kết quả có thể sẽ không phản ánh đúng thực trạng của vấn đề. Do đó biến Phân loại ngành được loại ra khỏi mơ hình nghiên cứu.
Ngồi ra, nghiên cứu này có xem xét thêm ảnh hưởng của nhân tố Thuế suất biên tế mà mơ hình nghiên cứu của Hossain và Ayub Ali (2011) không xem xét đến.
Các tham số của mơ hình hồi quy được ước lượng bằng phương pháp bình phương bé nhất (OLS – Ordinary Least Squares).
Dạng hàm cụ thể của mơ hình kinh tế học nghiên cứu như sau:
Levit = α + β1Profit + β2 Tangit + β3 Ndtsit+ β4 Groit+ β5 Liqit+ β6 Sizeit+ β7 Eavoit+ β8 Divdumit+ β9Mangit+ β10 Taxit + εit
Trong đó:
Biến Cách tính
Lev = Địn bẩy tài chính (Leverage) Tỷ lệ tổng nợ/Tổng tài sản Prof = Tỷ suất sinh lợi (Profitability) EBIT/Tổng tài sản
Tang = Tài sản hữu hình (Tangibility) Tài sản cố định rịng/Tổng tài sản
Ndts= Tấm chắn thuế phi nợ (Non
debt tax shield) Khấu hao/Tổng tài sản Gro = Cơ hội tăng trưởng (Growth
Opportunity) % thay đổi trong Tổng tài sản Liq = Thanh khoản (Liquidity) Tài sản lưu động/Nợ ngắn hạn Size = Quy mô (Size) Logarith tự nhiên của Doanh thu
thuần
Biến Cách tính
volatility) EBIT/Tổng tài sản Divdum
= Cổ tức (Dividend Paying)
“1” nếu một cơng ty có tỷ lệ chi trả cổ tức nhiều hơn hoặc bằng 10%, trong các trường hợp khác thì bằng “0”
Mang = Quyền sở hữu của nhà quản lý (Managerial Ownership)
% cổ phần nắm giữ bởi hội đồng quản trị, Ban điều hành, và ban kiểm soát.
Tax= Thuế suất (tax rate)
Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong kỳ/Lợi nhuận trước thuế