Bài học kinh nghiệm cho các NHTM Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế rủi ro trong phương thức tín dụng chứng từ tại ngân ngân hàng thương mại quốc tế mega chi nhánh thành phố hồ chí minh (Trang 34 - 37)

1.5. BÀI HỌC KINH NGHIỆM THANH TOÁN BẰNG PHƯƠNG THỨC TDCT

1.5.2. Bài học kinh nghiệm cho các NHTM Việt Nam

Qua kinh nghiệm về mơ hình tổ chức của Citibank và cách thức đào tạo của Deutsche Bank, ta có thể rút ra một số bài học nhằm hạn chế rủi ro trong phương thức TDCT của các NHTM Việt Nam:

Thứ nhất: cần xây dụng mơ hình quản lý, tổ chức phù hợp nhằm tạo điều kiện cho nghiệp vụ TTQT và phịng ngừa rủi ro có thể xảy ra. Mơ hình quản lý tập trung TTQT tại trung tâm của Citibank có những thuận lợi trong việc quản lý rủi ro như:

- Nâng cao chất lượng dịch vụ

- Kiểm soát rủi ro về mặt hoạt động: thứ nhất, khi xử lý tập trung và phân định trách nhiệm của bộ phận chứng từ và xử lý chứng từ nên hai bộ phận này có thể kiểm tra chéo nhau. Thứ hai, hạn chế được tối đa rủi ro tác nghiệp do TTQT xử lý tập trung ở một trung tâm sẽ dễ quản lý, đào tạo và kiểm soát hơn trường hợp được xử lý tại nhiều chi nhánh khác nhau.

- Tạo chất lượng nhân viên đồng đều, theo tiêu chuẩn.

- Do chuyên nghiệp nên có nhiều điều kiện tạo ra sản phẩm mới và cải tiến quy trình, biểu mẫu.

- Giảm thiểu chi phí tác nghiệp

- Có bộ phận kiểm soát, phân định quyền hạn và trách nhiệm kiểm tra toàn bộ hoạt động của trung tâm nên có thể hạn chế rủi ro ở mức cao nhất.

- Trình độ cơng nghệ tiên tiến hiện đại nên trung tâm có thể hoạt động thơng suốt cho tất cả các chi nhánh trong khu vực Châu Á mà vẫn đảm bảo về mặt chất lượng giao

dịch, thời gian và tính bảo mật thơng tin nhờ quy trình mã khóa, giải mã các bản chứng từ scan.

Thứ hai: cần tập trung đào tạo nghiệp vụ trên toàn hệ thống ngân hàng, nhất là về những thay đổi của UCP600 so với UCP500, sự am hiểu tường tận các điều khoản của UCP600 và ISBP681. Các NHTM phải lên kế hoạch đào tạo cụ thể để có thể đạt được chất lượng đào tạo cao nhất.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Trong ngoại thương, việc thanh toán giữa các nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu thuộc hai quốc gia khác nhau phải được tiến hành thông qua ngân hàng bằng những phương thức thanh toán nhất định. Việc lựa chọn phương thức thanh toán nào là tùy thuộc vào sự thương lượng giữa hai bên và phù hợp với tập quán cũng như luật lệ trong thanh tốn và mua bán quốc tế. Nhìn chung trong ngoại thương hiện nay người ta thường sử dụng các phương thức thanh toán như phương thức chuyển tiền, phương thức nhờ thu, phương thức ghi sổ và phương thức TDCT.

Chương 1 chú trọng trình bày khát qt hoạt động TTQT, vai trị của nó trong nền kinh tế nói chung và ngân hàng nói riêng. Cũng trên cơ sở hoạt động TTQT, chương này giới thiệu những kiến thức cơ bản về phương thức thanh toán TDCT như khái niệm, đặc trưng, quy trình cũng như vai trị của phương thức này…Việc trình bày những cơ sở lý luận chung nhất về phương thức TDCT, việc vận dụng phương thức này vào thực tế của các NHTM nói chung và ngân hàng Mega ICBC chi nhánh Hồ Chí Minh nói riêng sẽ gặp những thuận lợi, khó khăn như thế nào? Những vấn đề nào còn tồn đọng và cần được giải quyết? Những câu hỏi đó sẽ được giải đáp ở chương tiếp theo.

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG RỦI RO TRONG THANH TOÁN TDCT TẠI NGÂN HÀNG TMQT MEGA CN TP. HCM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế rủi ro trong phương thức tín dụng chứng từ tại ngân ngân hàng thương mại quốc tế mega chi nhánh thành phố hồ chí minh (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)