Hiện đại hóa cơng nghệ ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế rủi ro trong phương thức tín dụng chứng từ tại ngân ngân hàng thương mại quốc tế mega chi nhánh thành phố hồ chí minh (Trang 71)

3.1. NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ HẠN CHẾ RỦI RO TRONG PHƯƠNG

3.1.3. Hiện đại hóa cơng nghệ ngân hàng

Có thể nói nếu yếu tố con người được xem là quan trọng hàng đầu thì yếu tố cơng nghệ sẽ đứng vị trí thứ hai, quyết định sự thành công của một ngân hàng. Trong thời kỳ bùng nổ thông tin như hiện nay, hiện đại hóa cơng nghệ thơng tin của ngân hàng có một ý nghĩa quan trọng, giúp ngân hàng có thể cạnh tranh với các ngân hàng khác và hạn chế được rủi ro trong TTQT. Nếu Ngân hàng TMQT Mega CN TP. HCM không quan tâm đúng mức đến vấn đề đổi mới cơng nghệ thì sẽ dễ dàng bị đào thải hoặc bị nhấn chìm bởi những đợt sóng cách mạng cơng nghệ dồn dập và liên tiếp. Vì vậy, ngân hàng TMQT Mega CN TP. HCM cần có những giải pháp thích hợp nhằm hiện đại hóa hệ thống cơng nghệ, phát huy thế mạnh của phần mềm AS400, tìm tịi, đào tạo để mọi cán bộ trong ngân hàng đều có thể làm chủ cơng nghệ này, phục vụ hiệu quả cho công việc giao dịch thường ngày, nhất là vấn đề hoàn thiện chức năng báo cáo, tra soát dữ liệu trên hệ thống, bổ sung chức năng phát hiện lỗi tự động khi soạn thảo điện (MT700, MT707, MT202,…)

Cần gấp rút thực hiện phần mềm lưu trữ, tra cứu thông tin nội bộ về khách hàng, ngân hàng,… Phần mềm này sẽ giúp thanh tốn viên nhanh chóng nắm bắt tình hình tài chính

của doanh nghiệp, uy tín của các ngân hàng phát hành, phát hiện những rủi ro tiềm ẩn và hạn chế được rủi ro do thiếu thơng tin.

Trang bị thêm máy tính và các thiết bị khác cho phòng TTQT, thuê đường truyền riêng cho việc truyền thơng tin TTQT. Có như vậy mởi đẩy nhanh giao dịch, loại trừ rủi ro, sai sót trong đường truyền mà ngân hàng phải gánh chịu. Bổ sung máy chủ dự phịng tránh tình trạng một máy chủ như hiện nay, rất dễ dẫn đến rủi ro mấy dữ liệu hay không phát được điện đi nước ngoài do máy chủ hỏng.

3.1.4. Nâng cao chất lƣợng các hoạt động nghiệp vụ

- Tăng cường cơng tác kiểm sốt chéo ngay tại phòng TTQT. Mọi giao dịch từ kiểm tra hồ sơ, kiểm tra chứng từ, lập điện, lập thông báo chứng từ, …đều phải qua 3 khâu: Thanh toán viên – Kiểm sốt viên – Trưởng phịng để phịng ngừa tối đa rủi ro.

- Hồn thiện quy trình nghiệp vụ TTQT:

+ Ngân hàng TMQT Mega CN TP. HCM cần hồn thiện quy trình TTQT cụ thể, chi tiết về trách nhiệm, các bước tác nghiệp giữa các phịng ban. Trong quy trình TDCT phải chi tiết về nhiệm vụ của mỗi thanh toán viên trong từng bước thực hiện phương thức TDCT.

+ Tuân thủ đúng quy định của UCP 600, chú trọng nâng cao chất lượng công tác thẩm định, đánh giá khách hàng. Với vai trò là ngân hàng phát hành L/C, ngân hàng chiết khấu, Ngân hàng TMQT Mega CN TP. HCM cần phải xem đây là một biện pháp quan trọng mang lại hiệu quả cao nhất nhằm giảm thiểu rủi ro trong phương thức TDCT. Ngân hàng không chỉ tiến hành phân tích một cách kỹ lưỡng năng lực tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh của khách hàng cũng như tính khả thi của lơ hàng nhập khẩu mà cịn đặc biệt quan tâm đến tư cách, uy tín, khả năng quản lý của khách hàng mở L/C cũng như đối tác nước ngoài của khách hàng. Đối với nghiệp vụ chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất cần cho phịng TTQT có quyền chủ động hơn trong việc đề nghị phịng tín dụng cấp hạn mức chiết khấu bộ chứng từ phù hợp đối với những khách hàng mới.

+ Định mức ký quỹ hợp lý và thực hiện nghiêm túc các biện pháp bảo đảm tiền vay, quản lý tài sản thế chấp, quản lý tiền bán hàng nhằm phòng ngừa rủi ro tỷ giá, rủi ro tín dụng của khách hàng (Định mức ký quỹ cần dựa vào những yếu tố: tình hình tài chính, uy tín và khả năng thanh tốn của nhà nhập khẩu, tỷ lệ trượt giá của đồng tiền, khả năng tiêu thụ hàng hóa, hiệu quả kinh tế của lơ hàng nhập khẩu)

+ Quy định khách hàng phải mua bảo hiểm, điều kiện bảo hiểm loại cao nhất (điều kiện A – All risks) cho người thụ hưởng là ngân hàng TMQT Mega CN TP. HCM trong trường hợp mở L/C cho các hợp đồng theo điều kiện cơ sở giao hàng mà nhà xuất khẩu khơng có nghĩa vụ cung cấp bảo hiểm hàng hóa (FCA, FOB, CFR,…)

- Xây dựng hệ thống hạn mức và phòng ngừa rủi ro do ngân hàng đại lý:

+ Xây dựng quy trình thẩm định năng lực hoạt động, phân tích định lượng, định tính các chỉ tiêu tài chính cũng như khối lượng giao dịch với các ngân hàng đại lý, trên cơ sở đó xây dựng hệ thống hạn mức tín dụng cho các ngân hàng đại lý. Đây là tiền đề để triển khai các sản phẩm như xác nhận L/C, phát hành bảo lãnh trên cơ sở bảo lãnh đối ứng của ngân hàng khác và cũng là biện pháp cần thiết để kiểm soát rủi ro.

+ Xây dựng trung tâm phòng ngừa rủi ro tại ngân hàng với nhiệm vụ thường xuyên cập nhật thông tin từ các nguồn thông tin quốc tế đáng tin cậy như tổ chức S&P, Moody’s, Fitch đánh giá và xếp hạng các ngân hàng trên thế giới, lưu trữ và cập nhật thông tin về các khách hàng trong và ngồi nước, hình thành cơ sở dữ liệu thơng tin về khách hàng và các ngân hàng đại lý để sử dụng khi cần thiết.

+ Cập nhật những thơng tin có tính chất cảnh báo của Ngân hàng thế giới, tổ chức thương mại thế giới, của các ngân hàng đại lý ở nước ngoài và các trường hợp lừa đảo, giả mạo trong TMQT để phòng tránh.

- Xây dựng chất lượng dịch vụ ngân hàng: Chất lượng dịch vụ là cái mà khách hàng cảm nhận được, nó xuất phát từ nhu cầu khách hàng và kết thúc bằng sự đánh giá của họ. Chất lượng dịch vụ phải thường xuyên được cải tiến và nâng cấp sao cho phù hợp với nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Tuy nhiên, sản phẩm TTQT không như

các sản phẩm khác, nó thường đơn điệu và khó cải tiến, hơn nữa nó cịn phải tn thủ chặt chẽ tập quán quốc tế, do đó việc tạo ra một sản phẩm mới hồn tồn là điều vơ cùng khó khăn. Tuy nhiên, trong xu thế cạnh tranh hiện nay, muốn tồn tại thì ngân hàng TMQT Mega CN TP. HCM cần phải thực hiện được những vấn đề sau:

Thứ nhất: phải thực hiện đánh giá các sản phẩm TTQT cũng như các loại phương

thức TDCT hiện có tại ngân hàng. Thật vậy, đây là một trong những thiếu sót của ngân hàng hiện nay khi mà chưa có những cuộc khảo sát thực tế mức độ hài lòng của khách hàng đối với những sản phẩm của ngân hàng, mà mới chỉ dừng lại ở mức độ cung cấp sản phẩm mà thôi.Điều này sẽ khiến cho ngân hàng không xác định được khách hàng có thật sự hài lịng với những sản phẩm của mình hay chưa, vị thế các sản phẩm TTQT trên thị trường ngân hàng là ở đâu, các sản phẩm này có cần cải tiến hoặc thay thế mới hay không.

Thứ hai: đối với bất kỳ sản phẩm nào thì ngân hàng đều phải đánh giá được sản

phẩm đang nằm ở giai đoạn nào “Triển khai – tăng trưởng – bão hịa – suy thối”, khơng thể áp dụng một chính sách marketing giống nhau trong vòng đời của một sản phẩm bởi làm như thế ngân hàng sẽ không biết khai thác tối đa lợi nhuận sản phẩm đem lại trong giai đoạn tăng trưởng hay lại đầu tư quá mức khi nó thuộc về giai đoạn suy thối, điều đó dẫn đến tính khơng hiệu quả trong chính sách marketing và theo đó chất lượng dịch cũng không được đánh giá cao.

Thứ ba: ngân hàng nên tổ chức những buổi tập huấn cho nhân viên về kiến thức

nghiệp vụ, về kỹ năng phục vụ khách hàng để từ đó có được một nguồn nhân lực tốt, phục vụ khách hàng chuyên nghiệp hơn, và khách hàng sẽ đánh giá cao hơn chất lượng dịch vụ tại ngân hàng.

3.2. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA PHƢƠNG THỨC THANH TOÁN TDCT

Thứ nhất: Nhà nước cần đầu tư nhiều hơn nữa vào cơ sở hạ tầng thông tin đặc biệt

là hệ thống mạng để đáp ứng nhu càu mở rộng dịch vụ ngân hàng điện tử của các NHTM Việt Nam. Đây là dịch vụ mang lại nhiều tiện ích về sự nhanh chóng, an tồn cho ngân hàng cũng như các doanh nghiệp, điều này sẽ thúc đẩy phát triển thanh toán qua ngân hàng. Đây phải là những cơng trình mang tầm cỡ quốc gia vì nếu để từng NHTM giải quyết, đầu tư sẽ thiếu đồng bộ và kém hiệu quả.

Thứ hai: tài trợ tối đa giúp các doanh nghiệp XNK trong việc thu thập thông tin

thị trường trong nước và quốc tế. Các đại sứ quán, lãnh sự quán, tham tán thương mại Việt Nam ở nước ngoài cần lưu ý các doanh nghiệp xuất khẩu những bất lợi về mặt pháp lý của quốc gia nhập khẩu để giảm thiểu rủi ro.

Thứ ba: nâng cao chất lượng cơng tác kế tốn, kiểm tốn các doanh nghiệp giúp

các ngân hàng có số liệu chính xác, minh bạch về tài hình tài chính của doanh nghiệp, đưa ra các chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) tiến gần đến chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS).

3.2.2. Đề xuất đối với NHNN

Thứ nhất: NHNN nên chủ động phối hợp với phòng thương mại và các ngân hàng

nổi tiếng trên thế giới thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo chuyên ngành về TTQT cụ thể là thanh toán XNK theo phương thức TDCT để truyền đạt kiến thức cũng như kinh nghiệm cho các NHTM Việt Nam. Tại các hội thảo đó, cần mời các chuyên gia về TTQT, vận tải, bảo hiểm, pháp lý trong và ngoài nước tham gia. Ngoài những kiến thức chun mơn, các chun gia cũng sẽ trình bày những trường hợp rủi ro, tranh chấp đã từng xảy ra rồi cùng nhau tranh luận, phân tích ngun nhân và tìm ra những giải pháp xử lý thích hợp để hạn chế rủi ro.

Thứ hai: cần tăng cường hỗ trợ thơng tin cho các NHTM. Trung tâm phịng ngừa

rủi ro (CIC) của NHNN cần nâng cao hiệu quả hoạt động hơn, thu thập, cung cấp các thông tin đầy đủ và đa dạng hơn cũng như dự báo chính xác hơn những rủi ro có thể xảy ra. CIC cũng cần cập nhật thông tin về những tổ chức lừa đảo, rửa tiền trong nước và

quốc tế để lưu ý tất cả các NHTM tham gia hoạt động TTQT. NHNN nên yêu cầu tất cả các NHTM tham gia vào Trung tâm này để vừa cơng khai hóa thơng tin cho Trung tâm vừa thu thập thơng tin có ích từ Trung tâm nhằm hạn chế rủi ro cho toàn hệ thống.

Thứ ba: NHNN cần nâng cao chất lượng công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động

của các NHTM để sớm phát hiện sai sót và có hướng xử lý kịp thời nhằm đảm bảo an tồn trong thanh tốn.

Thứ tư: xây dựng những hệ thống cảnh báo những biến động bất thường về tỷ giá,

lãi suất để hỗ trợ hiệu quả cho các NHTM tham gia hoạt động TTQT tránh được những rủi ro này.

Thứ năm: hồn thiện thị trường tài chính để áp dụng phổ biến các công cụ của chính sách tiền tệ.

Cuối cùng phải nâng cao năng lực tài chính của các NHTM Việt Nam dưới hình thức tăng vốn điều lệ hay sáp nhập…để mở rộng quy mô hoạt động và chịu đựng việc đầu tư nâng cấp hạ tầng, tăng sức cạnh tranh của mỗi đơn vị.

3.2.3. Đề xuất đối với khách hàng

3.2.3.1. Giai đoạn ký kết hợp đồng TMQT

Khi ký kết hợp đồng TMQT có thỏa thuận thanh tốn bằng L/C thì doanh nghiệp nhập khẩu cần nắm vững những vấn đề cơ bản trong giao dịch bằng L/C đó là:

- Mặc dù L/C được hình thành từ hợp đồng TMQT nhưng khi đã được thiết lập thì L/C hồn tồn độc lập với chính hợp đồng đó. Hệ quả là điều khoản nào của hợp đồng khơng được ghi vào L/C sẽ khơng có giá trị điều chỉnh đối với các bên liên quan. Mặt khác, những điều khoản mà hợp đồng không điều chỉnh nhưng lại được quy định trong L/C thì sẽ có giá trị ràng buộc đối với các bên liên quan. Chính vì vậy, khi ký kết hợp đồng TMQT, không chỉ doanh nghiệp xuất khẩu mà cả doanh nghiệp nhập khẩu cũng cần phải đặc biệt chú ý đến điều khoản thanh toán. Một vấn đề nữa cần chú ý là doanh nghiệp xuất khẩu khi nhận được thông báo L/C phải kiểm tra chi tiết nội dung L/C và

hợp đồng TMQT đã ký kết, còn doanh nghiệp nhập khẩu khi chuyển tải các nội dung thanh toán vào đơn mở L/C cần phải đảm bảo độ chính xác cao.

- Nhà xuất khẩu cần phải biết về khả năng, uy tín của ngân hàng phát hành do cam kết trả tiền L/C được thực hiện bởi chính ngân hàng phát hành chứ không phải nhà nhập khẩu. Do vậy, việc biết được chắc chắn khả năng, uy tín của ngân hàng phát hành có ý nghĩa quan trọng nhằm đảm bảo khả năng thu được tiền bán hàng của nhà xuất khẩu. Để biết được khả năng, uy tín của ngân hàng phát hành, nhà xuất khẩu cần yêu cầu ngân hàng phục vụ mình tư vấn về khả năng, uy tín của ngân hàng phát hành, bởi trong nghiệp vụ, các ngân hàng luôn thực hiện việc cập nhật thông tin của các ngân hàng trên thế giới. Bên cạnh đó, để lường trước rủi ro, trước khi ký kết hợp đồng TMQT, doanh nghiệp xuất khẩu nên đến ngân hàng phục vụ mình yêu cầu tư vấn khả năng, uy tín của ngân hàng phát hành cũng như các điều khoản cụ thể trong L/C nhằm tránh trường hợp khi nhận được L/C mới đi tư vấn, như vậy thì đã quá muộn.

- Theo thông lệ quốc tế, các ngân hàng xử lý L/C chỉ căn cứ vào bộ chứng từ, khơng căn cứ vào hàng hóa, do đó nhà xuất khẩu có thể giao hàng khơng đúng như hợp đồng TMQT nhưng lập bộ chứng từ phù hợp với L/C thì vẫn nhận được thanh tốn từ ngân hàng phát hành L/C. Thực tiễn TMQT cho thấy rằng đã có một số trường hợp xuất hiện chứng từ giả mạo mà UCP lại cho phép các ngân hàng miễn trách về chứng từ giả mạo, bởi thực tế ngân hàng cũng khó phát hiện được chứng từ giả mạo. Chính vì vậy, để hạn chế rủi ro, nhà nhập khẩu cần tìm hiểu kỹ đối tác, giám sát chặt chẽ lơ hàng, q trình giao hàng cũng như có những quy định cụ thể đối với bộ chứng từ xuất trình.

3.2.3.2. Giai đoạn tổ chức, thực hiện giao dịch L/C

Khi thiết lập một bộ chứng từ L/C, nhà XNK cần thực hiện tốt các cơng việc theo trình tự sau:

Thứ nhất: nhà XNK cần có sự phối hợp chặt chẽ trong các hoạt động XNK bởi sai

chuyên nghiệp, không được tổ chức tốt, ít tập huấn chun mơn và không nắm vững L/C, UCP, ISBP và Incoterms.

Thứ hai: doanh nghiệp xuất khẩu cần chủ động thiết lập đề cần chủ động thiết lập

đề cương các điều khoản sẽ sử dụng trong thương lượng về nội dung L/C như một bộ phận cấu thành của hợp đồng TMQT. Khi thương lượng phải làm rõ về số loại chứng từ, bản gốc, bản sao, số lượng mỗi bản, người phát hành, nội dung…

Thứ ba: nhà xuất khẩu phải kiểm tra kỹ L/C ngay khi nhận được, nếu phát hiện có

điều khoản mập mờ, khơng rõ ràng, khó thực hiện thì u cầu sửa đổi, tu chỉnh kịp thời nhằm tránh việc khơng được thanh tốn tiền.

Thứ tư: nhà xuất khẩu cần lập kế hoạch chi tiết cho các công việc như sản xuất

hay thu gom hàng hóa xuất khẩu, giao hàng, lập bộ chứng từ, xuất trình…và tổ chức thực hiện, giám sát quá trình này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế rủi ro trong phương thức tín dụng chứng từ tại ngân ngân hàng thương mại quốc tế mega chi nhánh thành phố hồ chí minh (Trang 71)