So sánh doanh số TTQT với một số NHTM khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế rủi ro trong phương thức tín dụng chứng từ tại ngân ngân hàng thương mại quốc tế mega chi nhánh thành phố hồ chí minh (Trang 49)

ĐVT: USD 2010 2011 2012 Ngân hàng TMQT Mega CN TP. HCM 1,474,002,415.00 1,985,459,757.00 1,967,940,680.00 Ngân hàng Indovina 2,418,280,883.04 2,606,916,452.72 2,621,864,936.89 Ngân hàng First 958,101,570.00 1,191,275,854.06 1,279,161,442.50 Ngân hàng TMCP Sài Gòn 229,119,110.20 141,834,281.89 195,258,559.16

Nguồn: Báo cáo hoạt động TTQT của các ngân hàng

Qua biểu đồ trên ta thấy, tuy là một ngân hàng nhỏ nhưng Ngân hàng TMQT Mega CN TP. HCM cũng nắm giữ được thị phần nhất định trong hoạt động TTQT, thị phần này cũng tương đối cao không những so với ngân hàng trong nước (như Ngân hàng TMCP Sài Gòn) mà cả ngân hàng của nước ngoài (như Ngân hàng First). Điều này khuyến khích CN tăng cường hơn nữa hoạt động TTQT nhằm mở rộng thị phần và hoàn thiện dịch vụ để thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.

2.3.2. Những rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện thanh toán theo phƣơng thức TDCT tại Ngân hàng TMQT Mega CN TP. HCM

TTQT là một nghiệp vụ đặc trưng và quan trọng trong hoạt động kinh doanh của các NHTM nói chung và ngân hàng TMQT Mega CN TP. HCM nói riêng. Do phạm vi của hoạt động TTQT là rộng lớn và bao gồm nhiều đối tượng tham gia nên rủi ro có thể xuất hiện tại nhiều thời điểm, gây ra thiệt hại không nhỏ cho các bên. Trong quá trình hoạt động TTQT, ngân hàng TMQT Mega CN Hồ Chí Minh đã gặp khơng ít những rủi ro xảy ra đặc biệt là trong phương thức TDCT, một trong những phương thức thanh toán chiếm tỷ trọng lớn tại CN.

2.3.2.1. Rủi ro quốc gia, rủi ro chính trị pháp lý:

Phương thức thanh toán TDCT là một trong những phương thức TTQT phổ biến. Các chủ thể tham gia vào phương thức TDCT ở nhiều quốc gia khác nhau và tham gia vào nhiều ngành nghề khác nha. Do đó, phương thức TDCT chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của mơi trường chính trị, xã hội của các quốc gia. Một sự biến động nhỏ về chính trị xã hội của một quốc gia cũng sẽ ảnh hưởng đến sự vận động của tự do thương mại, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp…từ đó ảnh hưởng đến q trình thanh tốn.

Rủi ro chính trị trong TTQT theo phương thức TDCT là những rủi ro do sự không ổn định về chính trị của các nước có liên quan trong q trình thanh tốn. Thơng thường là những rủi ro do môi trường pháp lý thay đổi như: thay đổi về thuế XNK, cơ chế ngoại hối, luật XNK… Những thay đổi này làm cho các điều kiện trên thị trường tài chính

cũng thay đổi, khơng dự tính trước làm cho các bên tham gia XNK và ngân hàng không thực hiện được nghĩa vụ của mình, làm cho L/C có thể bị hủy bỏ, gây thiệt hai cho các bên tham gia.

Bên cạnh đó, các cuộc nổi loạn, biểu tình hay chiến tranh, đình cơng và cấm vận…hoặc những rủi ro bất khả kháng như thiên tai, hỏa hoạn ở các nước tham gia, chứng từ bị thất lạc cũng có thể gây rủi ro trong q trình thanh tốn.

Ví dụ minh họa 1: Năm 2005, Ngân hàng TMQT Mega CN TP. HCM có mở một L/C cho Công ty TNHH Hưng Nghiệp Formosa nhập khẩu một lô hạt nhựa từ Iraq. Khi chứng từ về đến ngân hàng cũng là lúc hàng về đến cảng của TP. HCM, ngân hàng thông báo chứng từ về cho cơng ty để u cầu thanh tốn. Cơng ty TNHH Hưng Nghiệp Formosa đã ký chấp nhận thanh tốn tồn bộ lơ hàng trị giá USD55,000.00. Theo đúng quy trình thanh tốn hàng nhập khẩu theo TDCT, ngân hàng TMQT Mega CN TP. HCM đã tiến hành thanh tốn trị giá lơ hàng trên cho ngân hàng xuất trình bộ chứng từ ở Iraq. Nhưng không may, thời điểm mà Ngân hàng TMQT Mega CN TP. HCM thanh toán cho ngân hàng ở Iraq thì nước Iraq đang bị lệnh cấm vận của Mỹ nên toàn bộ số tiền thanh tốn (sau khi đã trừ các chi phí phát sinh) khi qua hệ thống ngân hàng ở Mỹ đã không được chuyển trả cho ngân hàng ở Iraq. Cuối cùng, Ngân hàng TMQT Mega CN New York đã phải chuyển trả lại số tiền đã thanh toán cho CN TP. HCM.

2.3.2.2. Rủi ro tác nghiệp về phía ngân hàng

* Đối với thanh toán hàng xuất khẩu:

Phương thức thanh tốn TDCT khá an tồn cho các nhà xuất khẩu nhưng cũng tồn tại khơng ít những rủi ro. Khi phục vụ cho các nhà xuất khẩu, Ngân hàng TMQT Mega CN TP. HCM giữ các vai trị sau: Ngân hàng thơng báo L/C, ngân hàng xác nhận L/C, ngân hàng thương lượng, ngân hàng chiết khấu, ngân hàng xuất trình chứng từ. Với những vai trị đó thì Ngân hàng TMQT Mega CN TP. HCM phải đối phó với những rủi ro trong quá trình tác nghiệp được đề cập dưới đây:

+ L/C do ngân hàng phát hành thường được thông báo đến các nhà xuất khẩu Việt Nam qua các ngân hàng thơng báo ở Việt Nam. L/C có thể bằng thư hay bằng điện. Do đó, nhiệm vụ của ngân hàng thông báo là phải xác thực được tính chân thật của L/C trước khi chuyển cho nhà xuất khẩu (người thụ hưởng) bằng cách kiểm tra mẫu chữ ký (đối với L/C bằng thư) và kiểm tra mẫu điện và mã khóa (đối với L/C mở bằng điện Swift hay telex).

+ Đối với L/C được mở bằng thư thì rủi ro khơng xác thực được tính chân thật của L/C là không xác định được chữ ký trên L/C là thật hay giả. Nếu ngân hàng mở có quan hệ đại lý với Ngân hàng TMQT Mega CN TP. HCM thì tại CN sẽ có lưu hồ sơ chữ ký của những người có thẩm quyền ký L/C của ngân hàng mở. Tuy nhiên, không phải lúc nào hồ sơ lưu chữ ký cũng được cập nhận đầy đủ và chính xác. Có trường hợp người có chữ ký đó đã nghỉ việc hay thay đổi chữ ký khác CN không nhận được thông báo về việc này từ ngân hàng mở do ngân hàng mở qn thơng báo hay do thơng báo đó bị thất lạc.

+ Đối với L/C mở bằng điện thì ngân hàng TMQT Mega CN TP. HCM phải xác thực được mã khóa điện và mẫu điện phù hợp (MT700, MT710 cho bản thân L/C, MT705 cho sơ báo L/C, MT710 cho L/C chuyển tiếp từ một ngân hàng khác, MT720 cho L/C chuyển nhượng, MT707 cho tu chỉnh L/C). Đối với những ngân hàng mà CN chưa thiết lập quan hệ đại lý nên khơng thể xác thực được mã khóa của ngân hàng mở. Để có thể xác thực được tính chân thật của L/C phải thơng qua các ngân hàng trung gian làm tăng chi phí cho người nhận.

+ Khi không thể xác thực được L/C, ngân hàng TMQT Mega CN TP. HCM phải liên hệ với ngân hàng mở để xác nhận lại chữ ký (đối với trường hợp hai ngân hàng có quan hệ đại lý) hay để yêu cầu ngân hàng mở nhờ một ngân hàng mà ngân hàng mở có quan hệ đại lý để xác thực L/C.

+ Theo đúng chức năng, ngân hàng thơng báo phải đảm bảo tính chân thật của L/C nghĩa là L/C phải do một ngân hàng có thật phát hành và đảm bảo người ta có thể đọc được tồn văn L/C đó. Nếu có đoạn văn bị mất do lỗi đường truyền hay của phần in,

ngân hàng thông báo phải báo cho ngân hàng phát hành gửi lại điện khác. Việc tưởng chừng như đơn giản nhưng trong thực tế lại rất phức tạp vì ngân hàng thơng báo phải xử lý sao cho L/C đã mở không biến thành hai hay ba L/C song hành rồi bị lợi dụng vào mục đích bất chính. Ngân hàng thơng báo không chịu trách nhiệm về nội dung của L/C cũng như không được tự ý diễn giải bất cứ điều khoản nào trong ấy. Tuy nhiên, ngân hàng thông báo phải sẵn sàng chuyển tiếp mọi thắc mắc của người thụ hưởng đến ngân hàng phát hành cũng như các hồi đáp có liên quan.

- Khi ngân hàng TMQT Mega CN TP. HCM là ngân hàng xuất trình chứng từ:

+ Rủi ro ngay trong những điều khoản, điều kiện của L/C: Cơ sở duy nhất để thanh toán L/C là bộ chứng từ. Tuy nhiên, để lập được một bộ chứng từ hồn hảo khơng phải là điều đơn giản đối với các nhà xuất khẩu. Trong thực tế, rất nhiều L/C được mở với những chi tiết phức tạp, các điều khoản mâu thuẫn nhau, thiếu logic, điện bị thiếu gây khó khăn cho các nhà xuất khẩu trong việc lập chứng từ (vì lập kiểu nào cũng bị bất hợp lệ).

Trường hợp những L/C mở chứa các điều khoản mâu thuẫn như: giá FOB nhưng lại quy định B/L thể hiện “Freight Prepaid” hay giá CFR nhưng quy định B/L thể hiện “Freight Collect”, đơn giá sai, số liệu tính tốn trong phần mơ tả chi tiết hàng hóa sai, tên cảng bốc, cảng dỡ sai chính tả, yêu cầu người vận chuyển đích danh nhưng lại đánh khơng chính xác tên, hay ngân hàng u cầu xuất trình Express Bill Of lading nhưng lại quy định Consignee theo lệnh và ký hậu để trắng trong khi đó Express Bill of lading là bản sao của bill giao hàng thẳng cho người nhận hàng và không để theo lệnh…. Trong những trường hợp này, nhiều nhà xuất khẩu nếu không cẩn thận và kịp thời tu chỉnh L/C sau này sẽ xuất trình bộ chứng từ không hợp lệ với L/C. Việc thanh tốn qua thư tín dụng rất tiện lợi nhưng cũng có rủi ro. Nếu nhà xuất khẩu không hiểu rõ và kỹ về bản chất của thư tín dụng cũng như những ràng buộc pháp lý của nó, nhà xuất khẩu sẽ mắc

phải những sơ sót dẫn đến việc khơng được thanh toán tức là lệ thuộc vào đối tác kinh doanh.

Rủi ro bộ chứng từ bất hợp lệ do giao hàng trễ, xuất trình trễ, L/C hết hạn hiệu lực cũng hay xảy ra.

+ Rủi ro do ngân hàng phát hành:

L/C là một cam kết thanh toán của ngân hàng phát hành. Do đó, uy tín, kinh nghiệm, trình độ chun mơn và tình hình tài chính của ngân hàng mở là điều đáng quan tâm.

Ngoài rủi ro ngân hàng phá sản cịn có rủi ro chứng từ bị từ chối thanh tốn khi ngân hàng mở đứng về phía nhà nhập khẩu và cố tình nêu ra những lỗi nhỏ để giúp nhà nhập khẩu từ chối hay trì hỗn thanh tốn và thu phí bất hợp lệ. Trường hợp các ngân hàng không thống nhất quan điểm trong việc kiểm tra chứng từ cũng gây ra rủi ro chứng từ bị từ chối thanh tốn.

Ví dụ minh họa 2:

Những bộ chứng từ của công ty Haprosimex Hồ Chí Minh gửi đến ngân hàng mở là Bank Alfalah Ltd CN Jodia Bazar đều bị ngân hàng mở bắt lỗi chứng từ là khơng xuất trình Master B/L theo yêu cầu của L/C là “Only original master B/L acceptable”.

Haprosimex xuất trình vận đơn do RCL (Vietnam) Co., Ltd (đại lý cho người chuyên chở là Regional Container Lines ) lập. Theo quan điểm của ngân hàng mở thì master B/L là B/L do master (thuyền trưởng ký.

Ngân hàng TMQT Mega CN TP. HCM là ngân hàng trình chứng từ có điện thơng báo khơng đồng ý với bất hợp lệ nêu trên vì master B/L là vận đơn do người chuyên chở chính thức phát hành, để phân biệt với house B/L là vận đơn do người giao nhận phát hành trên cơ sở của master B/L, chứ không phải master B/L là vận đơn do master phát hành. Ngân hàng mở sau đó đã thanh tốn nhưng vẫn trừ phí bất hợp lệ.

+ Chiết khấu chứng từ là một dịch vụ phổ biến đối với CN. Hiện nay, trong thanh toán hàng xuất khẩu, Ngân hàng TMQT Mega CN TP. HCM thực hiện chiết khấu truy địi để giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng vì ngân hàng có quyền truy địi khách hàng trong trường hợp bên nước ngồi từ chối thanh tốn. Chiết khấu truy đòi được áp dụng cho cả L/C trả ngay và L/C trả chậm. Đối với L/C trả chậm, việc chiết khấu chỉ được thực hiện khi nhận được điện chấp nhận thanh toán hoặc hối phiếu được ký hậu chấp nhận thanh toán vào ngày đáo hạn bởi ngân hàng phát hành (ngân hàng xác nhận).

+ Số tiền chiết khấu tùy từng trường hợp cụ thể mà áp dụng nhưng không vượt quá 90% - 95% giá trị bộ chứng từ được chiết khấu. Doanh số cho vay chiết khấu tại Ngân hàng TMQT Mega CN Hồ Chí Minh tăng qua các năm do nhu cầu vay vốn sản xuất hàng xuất khẩu. Thực chất đây là khoản cho vay được thế chấp bằng bộ chứng từ hàng xuất theo L/C.

Với vai trò là ngân hàng chiết khấu, ngân hàng TMQT Mega CN TP. HCM phải đối mặt với những rủi ro sau:

+ Chứng từ bất hợp lệ bị từ chối thanh toán do nhân viên ngân hàng kiểm tra không cẩn thận, khơng phát hiện sai sót trong chứng từ mà tiến hành chiết khấu.

+ Chứng từ hoàn toàn phù hợp với L/C, ngân hàng mở sẵn sàng thanh tốn nhưng tịa án có lệnh dừng thanh tốn.

+ Sự giả mạo chứng từ: Việc chiết khấu chỉ dựa trên bộ chứng từ xuất khẩu và ngân hàng chỉ kiểm tra trên bề mặt chứng từ để xác định chứng từ phù hợp với L/C và không chịu trách nhiệm về chứng từ giả mạo.

+ Chứng từ phù hợp nhưng hàng hóa khơng qua được khâu kiểm tra chất lượng của cơ quan y tế nước nhập khẩu. Ở thị trường Bắc Mỹ, Châu Âu, hàng thủy sản phải thông qua sự kiểm nghiệm của cơ quan y tế, đảm bảo đạt chất lượng thì người mua mới thanh toán. Nếu cơ quan y tế nước nhập khẩu thấy hàng không đạt chất lượng theo quy định, hàng sẽ bị hủy với tồn bộ chi phí thuộc về người bán. Điều này gây rủi ro cho phía ngân hàng nếu đã chiết khấu bộ chứng từ.

+ Chứng từ xuất trình theo L/C mà có nhiều bộ chứng từ trước đó xuất trình ở các ngân hàng khác. Khi đó, ngân hàng chiết khấu sẽ khó nắm chính xác giá trị cịn lại của L/C cũng như số lượng hàng hóa đã thực xuất nên khó xác định là chứng từ có phù hợp với L/C về điều khoản số lượng hàng hóa hay khơng nếu các ngân hàng khác không tuân thủ quy định theo dõi ở mặt sau của L/C.

+ Rủi ro tỷ giá và rủi ro lãi suất: Đối với những trường hợp chiết khấu bộ chứng từ theo L/C trả chậm trên 90 ngày thì ngân hàng chiết khấu có thể gặp rủi ro tỷ giá giảm hay lãi suất huy động tăng gây bất lợi, làm mất chi phí cơ hội của ngân hàng.

Ví dụ minh họa 3: Có những bộ chứng từ mà ngân hàng chỉ chấp nhận chiết khấu 80% do bộ chứng từ bất hợp lệ trong khi đó khách hàng cần vốn kinh doanh nên vẫn xin chiết khấu. Những bất hợp lệ thường gặp phải như:

- Người lập chứng từ đánh nhầm hoặc sai lỗi chính tả các thơng tin trên chứng từ.

Tuy nhiên, việc sai sót này khơng ảnh hưởng nghiêm trọng đến bản chất hàng hóa, thời hạn giao hàng, hiệu lực của L/C.

- Ngày ký các chứng từ khác sau ngày ký vận đơn.

- Thể hiện cảng đi và cảng đến chung chung không cụ thể

- Các đơn vị sửa chứng từ chỉ đóng dấu sửa nhưng khơng ký nháy và ngân hàng

xác nhận phù hợp với lý do L/C khơng quy định sửa phải có ký nháy và trong UCP cũng khơng có điều khoản đề cập đến vấn đề này.

- Một số chứng từ thiếu shipping marks, số L/C nhưng L/C không quy định cụ thể.

* Đối với thanh toán hàng nhập khẩu:

Khi thanh toán hàng nhập khẩu theo yêu cầu của khách hàng, Ngân hàng TMQT Mega CN TP. HCM thường giữ vai trò là ngân hàng mở L/C và là ngân hàng thanh toán tiền

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế rủi ro trong phương thức tín dụng chứng từ tại ngân ngân hàng thương mại quốc tế mega chi nhánh thành phố hồ chí minh (Trang 49)