Quy trình cho vay đối với khách hàng cá nhân tại SB PGD Kim Văn

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp - Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân (Trang 35 - 47)

PHẦN MỘT : KHÁI QUÁT VỀ PGD KIM VĂN

2.3. Quy trình cho vay đối với khách hàng cá nhân tại SB PGD Kim Văn

Quy trình cấp tín dụng tại SB được soạn thảo với mục đích giúp cho q trình cho vay diễn ra thống nhất, khoa học, phòng ngừa rủi ro và nâng cao chất lượng tín dụng, góp phần đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu vay vốn của khách hàng. Quy trình cho vay được bắt đầu từ khi nhân viên quản lý khách hàng (QLKH) tiếp nhận hồ sơ khách hàng và kết thúc khi tất tốn thanh lý Hợp đồng tín dụng, được tổ chức tiến hành theo 4 bước sau:

31

2.4. Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân tại SB PGD Kim Văn

2.4.1 Phân tích các chỉ số đánh giá hoạt động cho vay cá nhân

a. Số lượng khách hàng vay

Biểu đồ 3. Số lƣợng KHCN tại SB PGD Kim Văn giai đoạn 2019-2021

(Nguồn : Báo cáo kết quả kinh doanh của Ngân hàng SB PGD Kim Văn)

- Nhìn biểu đồ trên, ta có thể thấy số lượng khách hàng sử dụng sản phẩm cho vay KHCN tại SB PGD Kim Văn tăng mạnh và liên tục trong suốt giai đoạn 2019-2021. Năm 2020, số lượng khách hàng vay mua ô tô của PGD là 804

khách hàng, tăng 47 khách hàng, tương ứng tăng 6,2% so với năm 2019. Năm 2021, chỉ tiêu này tiếp tục tăng nhưng số khách hàng tăng thêm chỉ là 31 người,

tương ứng 3,9% so với năm 2020. Nguyên nhân là do Đại dịch Covid – 19 đã

ảnh hưởng không hề nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh, công ăn việc làm của một bộ phận lớn người dân. Từ đó dẫn đến thu nhập sụt giảm kéo theo sự giảm nhu cầu về mua sắm, vay mượn ngân hàng,..

- Sự tăng lên của số lượng khách hàng qua các năm bao gồm 2 nhóm KH: Marketing – tiếp

thị khách hàng

Thẩm định, phê duyệt cho vay

Hoàn thiện thủ tục và giải ngân

Kiểm tra, giám sát khoản vay, thu nợ

757 804 835 680 700 720 740 760 780 800 820 840 860 880 900 2019 2020 2021 Số lượng Khách hàng sử dụng sản phẩm cho vay KHCN giai đoạn 2019-2021

32

Thứ nhất, các khách hàng đã có quan hệ tín dụng và đang tiếp tục quan hệ

tín dụng với PGD. Khi phát sinh thêm nhu cầu tín dụng, họ tiếp tục quay lại vay thêm vốn tại chi nhánh. Với lần vay tiếp theo, quy trình cho vay sẽ đơn giản và tiết kiệm thời gian hơn cho khách hàng và cả ngân hàng . Nhìn chung, việc duy trì và “giữ chân” được khách hàng cũ, khách hàng có quan hệ thường xuyên lâu dài với tỷ lệ lớn như vậy được coi là một sự thành công trong công tác hoạt động của SB PGD Văn Phú .

Thứ hai, các khách hàng mới có quan hệ tín dụng lần đầu với PGD Kim

Văn. Họ biết và tìm đến ngân hàng để vay vốn thơng qua nhiều nguồn thông tin như: qua người quen giới thiệu, qua báo chí, TV, internet, sự marketing trực tiếp từ cán bộ QHKH cá nhân của Chi nhánh hoặc từ các showroom, đại lý ơ tơ có quan hệ tốt với Ngân hàng. Đây là những khách hàng mới, vì vậy cần có chính sách mở rộng, phát triển và chăm sóc các khách hàng thật tốt và chu đáo.

b. Doanh số cho vay cá nhân

Doanh số cho vay là chỉ tiêu phản ánh số tiền mà ngân hàng cho khách hàng vay trong một thời kì. Để hiểu rõ hơn tình hình cho vay của SB PGD Kim Văn, ta quan sát và phân tích bảng số liệu sau:

Bảng 7. Doanh số cho vay KHCN tại SB PGD Kim Văn giai đoạn 2019-2021

Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 So sánh 2019- 2020 So sánh 2020- 2021 Chênh lệch Tăng trưởng(%) Chênh lệch Tăng trưởng(%) 1.Thời hạn 196,84 283,86 357,3 87,02 44,2 73,44 25,9 Ngắn hạn 52,7 49,92 45,36 -2,78 -5,28 -4,56 -9,1 Trunghạn 43,86 76,62 119,64 32,76 74,7 43,02 56,2 Dài hạn 100,28 157,32 192,3 57,04 56,9 34,98 22,2 2.Mục đích 196,84 283,86 357,3 87,02 44,2 73,44 25,9 SXKD 73,06 99,7 126,52 26,64 36,46 26,82 26,9 Tiêu dùng 123,78 184,16 227,18 60,38 48,8 43,02 23,4 3. TSBĐ 196,84 283,86 357,3 87,02 44,2 73,44 25,9 Không TSBĐ 43,34 46,96 44,32 3,62 8,4 -2,64 -5,6 Có TSBĐ 153,5 236,9 312,98 83,4 54,33 76,08 32,11

33

Biểu đồ 4. Doanh số cho vay đối tƣợng khách hàng cá nhân tại SB PGD Kim Văn giai đoạn 2019-2021

Qua bảng 7 và biểu đồ 4 ta thấy, doanh số cho vay tăng đều qua 3 năm: năm

2019 là 196,84 tỷ đồng, năm 2020 là 283,86 tỷ đồng (tăng mạnh 87,02 tỷ đồng

so với năm 2019, tương đương với mức tăng 44,2%), năm 2021 là 357,3 tỷ đồng (tăng 73,44 tỷ đồng, tương đương với mức tăng 25,9% so với năm 2020).

Nguyên nhân là do nhu cầu vay vốn của khách hàng ngày càng tăng. Ngoài ra, việc ngân hàng tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng tiếp cận nguồn vốn của ngân hàng, đẩy mạnh khuyến khích khách hàng sử dụng những sản phẩm mới góp phần tích cực vào việc tăng doanh số cho vay và quy mô hoạt động của ngân hàng.

- Doanh số cho vay theo thời hạn.

 Cho vay ngắn hạn: khi nói đến hoạt động tín dụng của ngân hàng thì tín dụng ngắn hạn ln được quan tâm hàng đầu. Cho vay ngắn hạn thường nhằm mục đích tiêu dùng là chính như: mua xe, sửa chữa ô tô, sửa chữa nhà. Cụ thể năm 2019 số tiền cho vay ngắn hạn là 52,7 tỷ đồng chiếm 26,7% trong tổng cơ cấu doanh số cho vay theo thời hạn. Năm 2020 là 49,92 tỷ đồng , giảm 2,78 tỷ đồng, tương đương với mức giảm 5,28% so với năm 2019. Đến năm 2021 số

tiền cho vay ngắn hạn tiếp tục giảm còn 45,36 tỷ đồng, tương đương với mức

0 50 100 150 200 250 300 350 400

Doanh số cho vay đối với khách hàng cá nhân tại SB Kim Văn giai đoạn 2019-2021

34

giảm 4,56% so với năm 2020. Nguyên nhân giảm doanh số cho vay ngắn hạn là do nhu cầu của người dân đang có xu hướng vay những khoản vay lớn, dài hạn, phục vụ mục đích kinh doanh cũng như tiêu dùng.

 Cho vay trung hạn: mục đích nhằm đầu tư vào các tài sản cố định. Từ năm

2020, doanh số cho vay trung hạn là 43,86 tỷ đồng chiếm 22,3% trong tồng cơ

cấu doanh số cho vay theo thời hạn, đến năm 2020 thì số tiền cho vay trung hạn là 76,62 tỷ đồng (tăng 32,76 tỷ đồng). Đây là một điểm sáng trong doanh số cho vay theo trung hạn của SB PGD Kim Văn khi chỉ tiêu này tăng vọt vào năm

2021. Sang năm 2021 là 119,64 tỷ đồng tăng 43,02 tỷ đồng so với năm 2020, tỷ

trọng tăng 56,2%.

 Cho vay dài hạn: là các khoản vay trên 5 năm. Các khoản vay này thường dùng để đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà ở, phương tiện vận tải có quy mơ lớn... Tỷ lệ cho vay năm 2019-2021 ngày càng tăng trong cơ cấu cho vay. Cụ thể năm

2019 là 100,28 tỷ đồng, sang năm 2020 là 157,32 tỷ đồng (tăng 57,04 tỷ đồng,

tương đương 56,9%) năm 2021 con số này đạt tới 192,3 tỷ đồng, tăng 34,98 tỷ đồng, tương đương với mức tăng 22,2%.

- Doanh số cho vay cá nhân theo mục đích cho vay.

 Cho vay để sản xuất kinh doanh: Hà Nội là một trung tâm kinh tế lớn nên việc cho vay sản xuất kinh doanh là một nhu cầu rất lớn. Vì vậy doanh số cho vay ở lĩnh vực này tăng qua các năm.. Cụ thể năm 2019 doanh số cho vay

SXKD là 73,06 tỷ đồng chiếm 37,12% trong tổng cơ cấu cho vay theo mục đích cho vay, năm 2020 là 99,7 tỷ đồng, tăng đến 26,64 tỷ đồng, tương đương

36,46% so với năm 2019. Đây là một con số ấn tượng ghi nhận dấu mốc phát triển trong cho vay cá nhân theo thời hạn trung hạn của SB PGD Kim Văn. Có được kết quả này là do SB PGD Kim Văn đã có những sản phẩm hỗ trợ khách hàng là cá nhâ, hộ gia đình, hộ kinh doanh với những gói lãi suất ưu đãi, từ đó thu hút lượng lớn đông đảo khách hàng. Cộng với yếu tố tình hình kinh tế trong năm 2019 cũng khá ổn định, nhờ đó SB đã thu hút nhiều khách hàng đến với

35

tục tăng trong năm 2021. Sang năm 2021, con số này vẫn tiếp tục tăng nhưng có dấu hiệu tăng nhẹ hơn, cụ thể là 126,52, tăng 26,82 tỷ đồng, tương đương 26,9% so với năm 2020.

 Cho vay để tiêu dùng: đây là loại hình cho vay phổ biến và rất phát triển trong những năm gần đây. Mục đích của khoản vay tiêu dùng là để mua nhà, sửa chữa nhà, mua quyền sử dụng đất để làm nhà, hay mua sắm phương tiện đi lại. Khi thu nhập cũng như đời sống ngày càng cao thì nhu cầu vay tiêu dùng là không thể thiếu, đặc biệt ở Hà Nội thì nhu cầu tiêu dùng của người dân khá cao. Điều này đã làm cho doanh số cho vay của loại hình này tăng lên. Cụ thể là năm

2019 là 123,78 tỷ đồng chiếm 62,98% trong cơ cấu cho vay cả năm, năm 2020

là 184,16 tỷ đồng (tăng 60,38 tỷ đòng, tương đương 48,8% so với năm 2019),

năm 2021 là 227,18 tỷ đồng (tăng 43,02 tỷ đồng, tương đương 23,4% so với

năm 2020).

- Doanh số cho vay theo phương thức đảm bảo

Trong điều kiện nền kinh tế cịn gặp nhiều khó khăn thì những bất trắc trong nguồn thu nhập là điều không thể tránh khỏi. Để đảm bảo an toàn cho nguồn vốn, ngân hàng hạn chế cho vay những khoản vay khơng có TSĐB. Vì vậy mà tỷ trọng cho vay khơng có TSĐB ln chiếm tỷ trọng thấp trong tổng doanh số cho vay, ln dưới 25% và có xu hướng giảm dần qua các năm. Cụ thể 2019 là 43,34 tỷ đồng, năm 2020 là 46,96 tỷ đồng (chỉ tăng rất nhẹ so với năm 2019 là 3,62 tỷ đồng), năm 2021 doanh số cho vay của loại hình này giảm cịn 44,32 tỷ đồng ( giảm 5,6% so với năm 2020).

Ngược lại, doanh số cho vay có TSĐB tăng qua các năm. Cụ thể năm 2020 doanh số cho vay là 153,5 tỷ đồng, năm 2020 là 236,9 tỷ đồng (tăng 83,4 tỷ

đồng, tương đương 54,33% so với năm 2020), năm 2021 doanh số cho vay có

TSĐB tăng lên 312,98 tỷ đồng (tăng 76,08 tỷ đồng, tương đương 32,11% so với năm 2020).

=> Qua bảng 3 ta nhận thấy tình hình tín dụng của SB PGD Kim Văn nhìn chung là tăng trưởng. Doanh số cho vay tương đối cao, phù hợp với chính sách mà Nhà Nước cũng như ngân hàng đề ra, nới lỏng tín dụng. Trên cơ sở nguồn

36

vốn huy động như đã trình bày, SB PGD Kim Văn đã thực hiện hàng loạt danh mục cho vay theo đúng tính chất của một ngân hàng hiện đại, đáp ứng phần nào nhu cầu vốn của nền kinh tế.

c. Doanh số thu nợ cá nhân

Doanh số thu nợ cá nhân là chỉ tiêu phản ánh số tiền ngân hàng thu về từ các khoản cho vay, bao gồm cả khoản cho vay của những năm trước. Doanh số này còn phản ánh khả năng đánh giá khách hàng của cán bộ tín dụng, đồng thời phản ánh hiệu quả hoạt động của ngân hàng.

Bảng 8. Doanh số thu nợ cá nhân SB Kim Văn giai đoạn 2019-2021

Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 So sánh 2019- 2020 So sánh 2020- 2021 Chênh lệch Tăng trưởng(%) Chênh lệch Tăng trưởng(%) 1.Thời hạn 164,82 233,84 278,88 69,02 41,9 45,04 19,26 Ngắn hạn 63,12 112,54 145,32 49,42 78,3 32,78 29,1 Trung, dài hạn 101,7 121,3 133,56 19,6 19,3 12,26 10,1 2.Mục đích 164,82 233,84 278,88 69,02 41,9 45,04 19,26 SXKD 72,56 113,16 133,28 40,6 55,9 20,12 17,8 Tiêu dùng 92,26 120,68 145,6 28,42 30,8 24,92 20,6 3. Theo TSĐB 164,82 233,84 278,88 69,02 41,9 45,04 19,26 Không TSBĐ 66,84 65,1 53,52 -1,74 -2,6 -11,58 -8,9 Có TSBĐ 97,98 168,74 225,36 70,76 72,2 56,62 9.26

37

Biểu đồ 5. Doanh số thu nợ cá nhân SB PGD Kim Văn giai đoạn 2019-2021

- Qua bảng 7 và biểu đồ 7, nhìn chung doanh số thu nợ của ngân hàng cũng tăng qua 3 năm, cụ thể năm 2019 là 164,82 tỷ đồng, năm 2020 là 233,84 tỷ đồng tăng 41,9% so với năm 2018. Đây là một con số ấn tượng đánh dấu sự nỗ lực cũng như sự hiệu quả trong công tác thu hồi nợ của SB PGD Kim Văn. Năm

2020 là 278,88 tỷ đồng tăng 19.26% so với năm 2019. Năm 2020, doanh số thu

nợ tăng ít là do tình hình kinh tế trong năm gặp khó khăn, tình hình dịch COVID diễn biến khá phức tạp, ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình cơng tác cũng như cuộc sống của người dân. Từ đó cơng tác thu hồi vốn cũng một phần vị ảnh hưởng và gặp một số khó khăn nhất định.

- Doanh số thu nợ cá nhân theo thời hạn: Qua bảng doanh số thu nợ, ta thấy ngân hàng có doanh số thu nợ trung và dài hạn luôn chiếm tỷ trọng cao, nên tất nhiên doanh số thu nợ trung và dài hạn cũng cao hơn ngắn hạn và tăng dần qua mỗi năm. Cụ thể năm 2019 doanh số thu nợ trung và dài hạn là 101,7 tỷ đồng

chiếm 61,7% trong tổng doanh số thu nợ theo thời hạn. Năm 2020 là 121,3 tỷ

đồng (tăng 19,6 tỷ đồng, tương đương mức tăng 19,3% so với năm 2019) tỷ

trọng giảm còn 51,9%. Năm 2021 doanh số thu nợ trung và dài hạn là 133,56 tỷ đồng (tăng 12,26 tỷ đồng, tương đương mức tăng 10.1% so với 2020).

- Doanh số thu nợ cá nhân theo mục đích vay vốn: Như đã phân tích ở trên, cho vay tiêu dùng chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số cho vay nên doanh số thu nợ cũng chiếm tỷ trọng cao, khoảng hơn 55% trong tổng doanh số thu nợ.

0 50 100 150 200 250 300 2019 2020 2021

Doanh số thu nợ cá nhân SB PGD Kim Văn

giai đoạn 2019-2021

38

Cụ thể năm 2019 doanh số thu nợ tiêu dùng là 92,26 tỷ đồng, năm 2020 là

120,68 tỷ đồng (tăng 28,42 tỷ đồng, tương đương mức tăng 30,8% so với năm

2019), năm 2021 là 145,6 tỷ đồng (tăng 24,92 tỷ đồng, tương đương với mức

tăng 20,6% so với năm 2020). Còn cho vay SXKD càng tăng nên doanh số thu nợ cũng tăng dần qua các năm cụ thể năm 2019 là 72,56 tỷ đồng, năm 2020 là

113,16 tỷ đồng (tăng 55,9% so với năm 2019), năm 2021 là 133,28 tỷ đồng

(tăng 17,8% so với năm 2020).

- Doanh số thu nợ theo phương thức đảm bảo

Doanh số thu nợ có TSĐB ln chiếm tỷ lệ rất cao trong tổng doanh số thu nợ và tỷ trọng này tăng dần qua các năm. Ngược lại, tỷ trọng thu nợ khơng có tài sản đảm bảo lại rất thấp cụ thể năm 2019 là 66,84 tỷ đồng, năm 2020 là 65,1 tỷ đồng, tỷ trọng này giảm 2,6%, đến năm 2021 là 53,52 tỷ đồng, giảm 8.9% so với năm 2020. Nguyên nhân doanh số thu nợ giảm là do những khoản vay khơng có TSĐB khơng bị ràng buộc tài sản với ngân hàng nên một số khách hàng thiếu thiện chí trả nợ cho ngân hàng. Ngân hàng có thể giảm thiểu rủi ro bằng cách thẩm định tính hiệu quả của món vay và cân nhắc kĩ lưỡng trước khi quyết định vay, hạn chế cho vay tín chấp hoặc cho vay những khoảng đó nhưng phải có người uy tín bảo lãnh.

=> Doanh số thu nợ nhóm KHCN đều tăng qua 3 năm từ 2019 đến 2021 dù nền kinh tế vẫn chưa có ổn định, cho thấy hiệu quả khả quan trong việc sử dụng vốn vay của KHCN, đảm bảo khả năng thanh toán nợ, đồng thời cũng cho thấy sự nỗ lực hết mình trong cơng tác quản lý nợ của toàn thể nhân viên SB PGD Kim Văn cũng như nhân viên tín dụng.

c) Dư nợ

Bảng 9. Dƣ nợ KHCN của SB PGD Kim Văn giai đoạn 2019-2021

Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 So sánh 2019- 2020 So sánh 2020- 2021 Chênh lệch Tăng trưởng(%) Chênh lệch Tăng trưởng(%) Dƣ nợ 175,31 257,91 321,56 82,6 47,11 63,65 24,68 Mua, sửa nhà 40,12 59,9 69,35 19,78 49,33 9,45 15,77 Mua ô tô 118,14 177,96 225,08 59,82 50,63 47,12 26,48 Tín chấp 17,05 20,05 27,12 3 17,59 7,07 35,31

39

Biểu đồ 6: Dƣ nợ KHCN SB PGD Kim Văn giai đoạn 2019-2021

Qua bảng 9, ta thấy dư nợ của SB PGD Kim Văn có xu hướng tăng dần qua

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp - Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân (Trang 35 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)