Nhóm giải pháp nâng cao tính cạnh tranh của các sản phẩm cho vay

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp - Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân (Trang 53 - 54)

PHẦN MỘT : KHÁI QUÁT VỀ PGD KIM VĂN

3.2.1. Nhóm giải pháp nâng cao tính cạnh tranh của các sản phẩm cho vay

a. Thành lập bộ phận nghiên cứu thị trường và phát triển sản phẩm

Để tồn tại và phát triển, các sản phẩm của Ngân hàng bắt buộc phải đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu của thị trường. Yêu cầu đặt ra đối với mỗi Ngân hàng nói riêng cần phải có sự nghiên cứu, phân tích, đánh giá về thị trường mà mình đang hoạt động, trong đó bao gồm cả bên cung và bên cầu. Chỉ khi đó, Ngân hàng mới có thể đề ra những kế hoạch hoạt động trong tương lai gần cũng như là xây dựng một chính sách kinh doanh tổng thể lâu dài. Nhiệm vụ này sẽ do bộ phận nghiên cứu thị trường đảm nhận và thực hiện. Việc phát hiện và đưa ra những sản phẩm mới cho phù hợp với từng thời kỳ sẽ giúp Ngân hàng tiếp cận thường xuyên và bắt kịp với xu thế của thị trường.

b. Hoàn thiện, đa dạng hố hình thức và sản phẩm cho vay KHCN

Nhằm hạn chế tính kém hấp dẫn của các sản phẩm cho vay KHCN hiện nay (lãi suất cứng nhắc, khơng có ưu đãi,...), Chi nhánh nên có những ưu đãi thơng qua bán kèm, bán chéo sản phẩm dịch vụ. Sản phẩm bán chéo, bán kèm có thể là phát hành thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ miễn phí, sử dụng miễn phí trong một thời gian nhất định các dịch vụ Internet banking, được phép sử dụng thấu chi tài khoản trong hạn mức nhất định,… Như vậy Ngân hàng cịn có thể thực hiện được các sản phẩm dịch vụ khác của Ngân hàng.

49

c. Xác định những sản phẩm chiến lược

Việc xác định sản phẩm chiến lược là việc làm thường xuyên bởi thị trường luôn luôn biến đổi, thị hiếu tiêu dùng cũng biến đổi thường xuyên, ưu thế của chi nhánh cũng khơng ngừng phát triển,…do đó nếu chỉ xác định một vài sản phẩm được coi là sản phẩm chiến lược và cứng nhắc áp dụng trong thời gian dài thì sản phẩm đó sẽ trở nên lỗi thời và không đem lại hiệu quả mong muốn. Sản phẩm cho vay tiêu dùng chiến lược cần có các đặc tính cơ bản sau : - Phù hợp với quan hệ cung – cầu thị trường, thông dụng đối với người tiêu dùng - nhắc đến sản phẩm cho vay tiêu dùng này là người ta nghĩ đến ngay thương hiệu của Ngân hàng.

- Có tính cạnh tranh cao : bao gồm các yếu tố về hạn mức, lãi suất, điều kiện vay vốn, sản phẩm ưu đãi,…

- Phát huy được thế mạnh của Ngân hàng : bao gồm thương hiệu, nguồn nhân lực, hệ thống công nghệ thông tin ngân hàng,…

- Đem lại nhiều lợi nhuận cho Ngân hàng, chi phí hợp lý và đan cài được việc bán chéo, bán kèm nhiều sản phẩm dịch vụ khác của Ngân hàng.

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp - Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân (Trang 53 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)