a. Thảo luận nhóm:
Việc thảo luận được tiến hành với nhóm bao gồm những cán bộ, chuyên viên làm việc trực tiếp trong công tác đánh giá kết quả thực hiện công việc của nhân viên và cán bộ quản lý nhân viên. Kết hợp với quan sát thực tế, tác giả đã xác định được tổng quan thực trạng công tác đánh giá kết quả thực hiện công việc của chi nhánh. Để tổng quan thực trạng một cách khách quan hơn,tác giả đã sử dụng thêm phương pháp điều tra bằng phiếu khảo sát.
Vấn đề nghiên cứu Câu hỏi nghiên cứu Tổng kết sơ bộ dữ liệu Đánh giá phương pháp
Chọn phương pháp luận nghiên cứu
Phỏng vấn người trong cuộc. Phác họa tổng quan về hiện trạng công tác đánh giá kết quả thực hiện công viêc tại Vietinbank Bình Dương
Bước 1: Thảo luận nhóm + Quan sát thực tế
Bước 2: Nghiên cứu so sánh
Khảo sát thực tế, phiếu khảo sát được gửi đến tất cả các cán bộ Vietinbank Bình Dương
Phân tích tập trung Chọn lọc
Giải pháp đề nghị
Xem xét lại, so sánh với lý thuyết và đánh giá theo ý kiến của chuyên gia
Nghiên cứu này được thực hiện tại Vietinbank Bình Dương trong tháng 07/2013.
b. Điều tra bằng phiếu khảo sát:
Tác giả thu thập thơng tin bằng hình thức phỏng vấn trực tiếp thơng qua bảng câu hỏi đối với tất cả cán bộ thuộc chi nhánh Vietinbank Bình Dương. Dữ liệu trong nghiên cứu này cung cấp thêm thông tin về thực trạng trong công tác đánh giá.
Nghiên cứu này chính thức này được thực hiện tại Vietinbank Bình Dương trong tháng 07/2013
Bảng khảo sát được gửi tới 72 người (chiếm 97.29% số cán bộ biên chế) và thu về đủ 72 bảng.
2.2.2. Hiện trạng công tác đánh giá kết quả thực hiện công việc tại Vietinbank Bình Dương Bình Dương
2.2.2.1. Nhận thức về tầm quan trọng của việc đánh giá kết quả thực hiện công việc việc
Theo chỉ thị của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, công tác đánh giá kết quả thực hiện công việc được nhận định rằng: “Công tác đánh giá thực hiện cơng việc là khâu quan trọng trong quy trình về cơng tác cán bộ, là căn cứ, tiền đề để quyết định công tác đào tạo, bồi dưỡng, thi đua, khen thưởng, quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, miễn nhiệm, chuyển đổi, điều chuyển, sắp xếp lại cán bộ, đặc biệt gắn chặt với chính sách lương, thưởng đối với cán bộ”. Để đảm bảo công tác đánh giá cán bộ khách quan, công bằng, đánh giá đúng người, đúng việc, hướng theo chuẩn mực thông lệ quốc tế, Ngân hàng Công thương Việt Nam đã quyết định áp dụng đánh giá theo phương pháp Thẻ điểm cân bằng (phương pháp BSC) và KPI (chỉ số đo lường thực hiện) tại các chi nhánh trên toàn hệ thống của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam(Công văn số 186/CV-HĐQT-NHCT1). Từ việc áp dụng cơ chế đánh giá cán bộ theo phương pháp mới, Vietinbank Bình Dương đã thay đổi tồn bộ cơ chế đánh giá và tính lương.
Qua phỏng vấn lãnh đạo - quản lý cấp 2 của nhân viên (phó, trưởng phịng, tổ trưởng) thì hầu hết mọi người đều “biết” được tầm quan trọng của đánh giá kết quả thực hiện cơng việc và tính cấp thiết của vấn đề đánh giá kết quả thực hiện cơng việc sao cho đúng với trình độ năng lực và mức độ cống hiến của nhân viên. Việc đánh giá ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của nhân viên. Nhưng đa số đều cho rằng: “do chưa có cơng cụ hữu hiệu để đo lường mức độ hồn thành cơng việc của nhân viên, và do họ chưa được đào tạo về kỹ năng đánh giá nhân viên nên công việc đánh giá kết quả thực hiện cơng việc chỉ là làm theo “đúng quy trình ISO” thơi, chứ chưa thật sự mang lại quyền lợi cho nhân viên”.
Qua phỏng vấn một số nhân viên thì hầu hết họ đều khơng hiểu rõ về việc áp dụng phương pháp đánh giá kết quả thực hiện công việc theo BSC và KPI. Lãnh đạo phòng phân bổ chỉ tiêu thực hiện cho mỗi nhân viên. Dựa vào đó để nhập vào phần mềm chỉ tiêu thực hiện.
2.2.2.2. Quy trình thủ tục đánh giá kết quả thực hiện cơng việc:
Nguyên tắc cơ bản giao kế hoạch và xây dựng thẻ điểm