Đặc điểm hoạt động của Công ty Xăng Dầu Khu Vực II TNHH Một Thành Viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại công ty xăng dầu khu vực II trách nhiệm hữu hạn một thành viên (Trang 42 - 45)

35

- Về thị phần: chiếm khoảng 60% thị phần xăng dầu Việt Nam.

- Về đối tượng phục vụ: Tại thị trường Tp. HCM và các khu vực phía Nam có thể phân nhóm khách hàng như sau :

• Nhóm 1: khách hàng là ngành công nghiệp nặng, Nhà máy điện, Thép, Xi

măng, Khai thác mỏ và dầu khí,…

• Nhóm 2: các khách hàng sản xuất cơng nghiệp đốt lị như bóng đèn, thủy

tinh, nhựa, dày da, gạch men…

• Nhóm 3: các khách hàng đánh bắt và dịch vụ thủy sản.

• Nhóm 4: các khách hàng trong ngành giao thơng vận tải và xây dựng.

• Nhóm 5: các khách hàng nông nghiệp và tiêu dùng cho sinh hoạt

• Nhóm 6: các khách hàng kinh doanh thương mại xăng dầu phân phối bán

buôn, hoặc kinh doanh bán lẻ.

- Áp lực từ nhà cung ứng: cho đến nay 100% lượng xăng dầu tiêu thụ ở Việt

Nam là phải nhập khẩu từ nước ngoài. Do vậy, vấn đề nguồn hàng và giá nhập khẩu xăng dầu về Việt Nam trực tiếp bị ảnh hưởng từ tình hình thị trường thế giới. Hơn

nữa trình độ tổ chức giao dịch thương mại ngoại thương ở Việt Nam chưa nhiều

kinh nghiệm, chưa thật sự giỏi; ngay cả Petrolimex có gần 50 năm kinh doanh xăng dầu nhưng trước đây là tiếp nhận xăng dầu do nhà nước kí Hiệp định với Liên Xơ và các nước XHCN ; chỉ từ 1992 đến nay mới tham gia đàm phán nhập khẩu trực

tiếp. Kể cả Petro Việt Nam, mặc dù có ưu thế trong quan hệ liên doanh thăm dò

khai thác dầu khí với các tập đồn dầu khí quốc tế, nhưng cũng mới hơn 10 năm

nhập khẩu xăng dầu về để kinh doanh. Chính vì vậy, áp lực từ các nhà cung cấp

nước ngoài đối với các doanh nghiệp Việt Nam là rất lớn và luôn tạo cho các doanh

nghiệp ở thế bị động, ít có quyền lực của người đi mua. Do đó việc từ chối bán,

nâng giá, chất lượng xăng dầu không cao, tiến độ giao hàng thất thường là điều dễ

lượng hoá, nhận thấy và các điều kiện khắt khe về quan hệ thanh toán (điều kiện

L/C) là đương nhiên.

- Tuy nhiên, đối với Petrolimex Việt Nam thực hiện chức năng hạch toán tập

36

nhiệm điều động, cân đối đảm bảo nguồn hàng hoá cho các đơn vị thành viên theo

số lượng, chủng loại, chất lượng và tiến độ. Với cơ chế quản lý tập trung như vậy, Petrolimex Việt Nam có lợi thế là doanh nghiệp có khối lượng hàng mua lớn nhất ở Việt Nam đối với các nhà cung cấp nước ngoài - hiện có quan hệ với hơn 30 nhà

cung cấp - như các hãng dầu khí đa quốc gia với tầm cỡ trung bình đặt văn phịng

tại Singapore, hãng dầu khí Mao Minh của Trung quốc, Hãng dầu khí quốc gia Đài Loan,… Như vậy, Petrolimex có chiến lược nhập khẩu xăng dầu phù hợp - chia nhỏ

khối lượng mua để tạo thế thương lượng và tạo ra quyền lực người mua, với các

hợp đồng ngoại thương tháng, quí, 6 tháng hoặc 1 năm tùy theo hãng. Đồng thời sẵn sàng mua ngay (CF) với các nhà cung cấp khi tính tốn có hiệu quả. Tuy nhiên,

Petrolimex vẫn phải gánh chịu các áp lực từ nhà cung cấp nhưng mức độ thấp nhất

trong ngành.

- Áp lực cạnh tranh từ các đối thủ tiềm năng: mức độ cạnh tranh trong tương lai của doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu cuả Việt Nam bị chi phối bởi nguy cơ xâm

nhập của các hãng xăng dầu quốc tế. Bởi lẽ, trước đây ngành xăng dầu hoạt động

trong cơ chế độc quyền ; đến cuối thập kỉ 1980 trở lại đây xuất hiện một loạt các

doanh nghiệp khác, nhưng cơ bản là doanh nghiệp 100% vốn thuộc sở hữu nhà

nước nên đã chuyển từ độc quyền doanh nghiệp sang cạnh tranh nhóm. Từ 1993

Nhà nước đã cho phép các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư kinh doanh hạ nguồn

các sản phẩm dầu mỡ nhờn và hoá chất ; như vậy là các rào cản gia nhập thị trường xăng dầu là rất cao. Do đó, sự gia nhập ngành xăng dầu chỉ là các doanh nghiệp trong nước vào thị trường hạ nguồn kinh doanh xăng dầu.

- Nhưng, theo cam kết và lộ trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới cùng với các cam kết khác, 28/7/1995 Việt Nam gia nhập Asean, 14/10/1998 Việt Nam là

thành viên chính thức cuả APEC và hiện nay đang là thành viên chính thức của

WTO thì trong tương lai gần chính phủ Việt Nam phải dỡ bỏ các rào cản vốn rất

cao và chấp nhận sự gia nhập của các tập đoàn dầu khí lớn quốc tế đầu tư kinh

doanh hạ nguồn xăng dầu. Đây là các đối thủ to lớn và cạnh tranh ngày càng khó

37

Hồ Chí Minh : từ 3/2003 đã nhận 04 hồ sơ và đơn cuả 4 tập đồn dầu khí lớn của

thế giới, vốn trước đây đã kinh doanh xăng dầu tại miền nam Việt Nam từ trước

1975 là : Shell, Mobil, Caltex và BP đề nghị được đầu tư cửa hàng kinh doanh.

Đây là những dấu hiệu đe dọa ở thị trường hạ nguồn xăng dầu tại khu vực Tp. Hồ

Chí Minh và các tỉnh phiá Nam.

- Với tình hình thị trường xăng dầu tại Việt Nam như hiện nay và những thách

thức, khó khăn trên, Cơng ty đang có định hướng phát triển tiếp tục mở rộng quy

mô hệ thống bán lẻ, giữ vững thị phần trong khu vực ở các kênh bán hàng bằng

cách điều chỉnh các chính sách phù hợp với nền kinh tế thị trường và xu hướng hội nhập. Ngồi ra, Cơng ty cũng đang phát triển mở rộng loại hình kinh doanh dịch vụ khác trong tương lai phù hợp với đặc trưng ngành xăng dầu của Cơng ty.

- Nhìn chung, hoạt động của cơng ty Xăng Dầu Khu Vực II TNHH Một Thành Viên ngày càng đóng vai trị quan trọng hơn trong nền kinh tế với các hoạt động đa dạng, phục vụ cho nhiều đối tượng rộng rãi trong nền kinh tế. Công ty Xăng Dầu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại công ty xăng dầu khu vực II trách nhiệm hữu hạn một thành viên (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)