Tổng quát về tình hình doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Yên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh phú yên (Trang 43)

CHƢƠNG 1 : Cơ sở lý luận về kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp

2.2. Thực trạng kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp tại các doanh nghiệp trên địa

2.2.1 Tổng quát về tình hình doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Yên

Phú Yên thuộc tỉnh ven biển Nam Trung Bộ, là một trong 7 tỉnh, thành thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Phú n nằm ở phía Đơng dãy Trường Sơn, đồi núi chiếm 70% diện tích, địa hình dốc từ Tây sang Đơng và bị chia cắt mạnh. Bờ biển dài gần 200km, có nhiều dãy núi nhơ ra biển hình thành các vịnh, đầm, vũng, trữ lượng khoáng sản phong phú (đá hoa cương, đá granit, nước khoáng, than bùn …) là điều kiện thuận lợi cho phát triển thương mại, công nghiệp, du lịch, nuôi trồng, đánh bắt hải sản, vận tải biển … Nhưng phần lớn các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Yên hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực thương mại với nhiều loại hình doanh nghiệp gồm doanh nghiệp tư nhân, cơng ty TNHH, cơng ty cổ phần.

Tính đến tháng 6/2013, trên địa bàn tỉnh Phú Yên có 1.889 doanh nghiệp đang hoạt động với tổng vốn kinh doanh 35.075 tỷ đồng, trong đó: doanh nghiệp nhà nước 12 doanh nghiệp với vốn kinh doanh 3.489 tỷ đồng; doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần là 1.849 doanh nghiệp với vốn kinh doanh 22.279 tỷ đồng; doanh nghiệp FDI 28 doanh nghiệp với vốn kinh doanh 9.305 tỷ đồng. Phân theo ngành kinh tế cấp I: Nông, lâm, thủy sản: 437 doanh nghiệp; Công nghiệp, xây dựng: 230 doanh nghiệp; thương mại và dịch vụ: 1.222 doanh nghiệp.

Trong tổng số 1.889 doanh nghiệp đang hoạt động, có 609 doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh có lãi, trong đó: doanh nghiệp nhà nước có 11 doanh nghiệp; doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần có 590 doanh nghiệp; doanh nghiệp FDI có 8 doanh nghiệp.

Sự phát triển nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng, các doanh nghiệp đã đóng góp đáng kể vào tăng trưởng kinh tế xã hội và nguồn thu ngân sách của Tỉnh; đóng vai trị quan trọng trong việc huy động nguồn lực cho đầu tư phát triển và giải quyết các vấn đề xã hội đồng thời góp phần trong q trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Tỉnh theo hướng tăng dần tỷ trọng các ngành công nghiệp, dịch vụ để sớm hội nhập vào xu thế phát triển chung ở trong nước và quốc tế.

2.2.2 Tình hình kế tốn thuế thu nhập doanh nghiệp tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Yên

2.2.2.1 Khảo sát thực tế

Với tình hình doanh nghiệp đã được nêu ở mục 2.2.1, trong khuôn khổ đề tài này, tác giả phân tích hiện trạng kế toán thuế TNDN tại 100 doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Phú Yên (xem phụ lục 1) ở các loại hình doanh nghiệp khác nhau (doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần) đang hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau như thương mại, du lịch, vận tải …

Dữ liệu khảo sát được thiết kế dưới dạng bảng câu hỏi, được chia theo từng nhóm tiêu chí để thu thập mức độ đồng ý với các tiêu chí đã nêu trong bảng câu hỏi (xem phụ lục 2). Dựa trên phiếu khảo sát, tác giả đã tiến hành tổng hợp và phân tích số liệu bằng phần mềm excel, kết quả khảo sát được ghi nhận như sau:

 Loại hình doanh nghiệp:

Bảng 2.1: Phân tích loại hình doanh nghiệp

Loại hình doanh nghiệp Tỉ lệ %

Công ty cổ phần 17%

Công ty TNHH 43%

Dựa vào bảng số liệu trên, phần lớn các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Yên chọn loại hình cơng ty TNHH (chiếm 43%) và doanh nghiệp tư nhân (chiếm 40%), chỉ có 17% doanh nghiệp thuộc loại hình cơng ty cổ phần.

 Chế độ kế tốn áp dụng:

Bảng 2.2: Phân tích chế độ kế toán áp dụng

Chế độ kế toán Tỉ lệ %

Quyết định 15 17%

Quyết định 48 83%

Qua kết quả khảo sát, do có 83% doanh nghiệp đăng ký áp dụng chế độ kế toán theo quyết định 48 và 17% doanh nghiệp áp dụng quyết định 15 nên phần lớn các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Yên là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Nếu các doanh nghiệp đăng ký áp dụng chế độ kế toán theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC thì phải tuân thủ theo chuẩn mực kế tốn số 17, cịn các doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quyết định số 48/2006/QĐ-BTC không phải áp dụng nội dung thuế thu nhập hoãn lại. Các tài khoản 243 “Tài sản thuế thu nhập hoãn lại”, tài khoản 347 “Thuế thu nhập hoãn lại phải trả” và tài khoản 8212 “Chi phí thuế TNDN hỗn lại” khơng sử dụng trong hệ thống tài khoản kế tốn của doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Tóm lại, theo bảng 2.1 và bảng 2.2 thì loại hình doanh nghiệp mà các doanh nghiệp đăng ký trên địa bàn tỉnh Phú Yên là công ty TNHH và doanh nghiệp tư nhân và áp dụng chế độ kế toán theo quyết định số 48/2006/QĐ-BTC.

 Những nội dung liên quan đến chuẩn mực kế toán số 17 “Thuế thu nhập doanh nghiệp” (VAS 17):

Bảng 2.3: Phân tích nội dung liên quan đến chuẩn mực kế toán số 17 “Thuế thu nhập doanh nghiệp” (VAS 17)

STT Nội dung Lựa chọn

Có Khơng

1 Doanh nghiệp có tìm hiểu chuẩn mực kế toán

2 Doanh nghiệp có hiểu rõ VAS 17 khơng? 28% 72% 3 Doanh nghiệp có phát sinh chênh lệch giữa lợi

nhuận kế tốn và thu nhập chịu thuế khơng? 71% 29% Theo kết quả khảo sát, 60% doanh nghiệp có tìm hiểu VAS 17. Tuy có 60% doanh nghiệp tìm hiểu VAS 17 nhưng tỷ lệ doanh nghiệp hiểu rõ VAS 17 chỉ chiếm 28%.

Tuy nhiên, qua thời gian tìm hiểu, phỏng vấn thì cịn rất nhiều doanh nghiệp chỉ áp dụng một phần VAS 17, nghĩa là khi hạch toán thuế TNDN thì xem thuế TNDN là chi phí, cịn phần thuế thu nhập hỗn lại khó xác định, ghi nhận, theo dõi nên hầu như các doanh nghiệp bỏ qua. Mặt khác, do các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Yên thuộc doanh nghiệp nhỏ và vừa và có đến 83% doanh nghiệp đăng ký áp dụng chế độ kế toán theo quyết định số 48/2006/QĐ-BTC nên cũng ảnh hưởng đến việc tìm hiểu VAS 17. Như vậy, việc áp dụng VAS 17 vào cơng tác kế tốn của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú n cịn rất hạn chế.

Ngồi ra, số lượng doanh nghiệp phát sinh chênh lệch giữa lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế cũng chiếm tỷ lệ đáng kể (71%), qua đó nếu các doanh nghiệp áp dụng VAS 17 vào cơng tác kế tốn thì phải áp dụng nội dung thuế thu nhập hoãn lại theo VAS 17.

 Những nội dung liên quan đến luật thuế TNDN, chế độ kế toán, nghị định, thông tư và các văn bản hướng dẫn về thuế TNDN và kế toán thuế TNDN:

Bảng 2.4: Phân tích nội dung liên quan đến đến luật thuế TNDN, chế độ kế tốn, nghị định, thơng tư và các văn bản hướng dẫn về thuế TNDN và kế toán thuế

TNDN

STT Nội dung

Lựa chọn

Có Khơng

1

Doanh nghiệp có tìm hiểu đầy đủ luật thuế TNDN, chế độ kế tốn, nghị định, thơng tư, các văn bản hướng dẫn về thuế TNDN và kế tốn thuế TNDN khơng?

2

Doanh nghiệp có thường xuyên cập nhật kịp thời các văn bản hướng dẫn về thuế TNDN và kế toán thuế TNDN cũng như các chính sách thuế mới ban hành không?

64% 36%

Như vậy, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú n có quan tâm tìm hiểu chế độ kế tốn, luật thuế TNDN và các nghị định, thông tư và các văn bản hướng dẫn về thuế TNDN và kế toán thuế TNDN, chỉ có một tỷ lệ nhỏ doanh nghiệp (chiếm 18%) là khơng tìm hiểu. Ngồi ra, có 64% doanh nghiệp cũng thường xuyên cập nhật kịp thời các văn bản hướng dẫn về thuế TNDN và kế tốn thuế TNDN cũng như các chính sách thuế mới ban hành. Kết quả này cho thấy các doanh nghiệp hiện nay rất quan tâm đến việc cập nhật những thơng tin thay đổi trong kế tốn cũng như thay đổi về chính sách thuế.

 Việc doanh nghiệp cập nhật các văn bản hướng dẫn về thuế TNDN và kế toán thuế TNDN cũng như các chính sách thuế mới ban hành thông qua các kênh thông tin:

Bảng 2.5: Phân tích các kênh thơng tin

Kênh thơng tin Tỷ lệ %

Được cơ quan thuế tập huấn 44%

Thông tin qua mạng 38%

Khác (qua bạn bè, học các khóa bồi dưỡng ngắn hạn …) 18%

Qua kết quả thống kê cho thấy có hai kênh mà doanh nghiệp có thể tìm hiểu là tập huấn tại cơ quan thuế, thông tin qua mạng. Trong đó, kênh thơng tin từ tập huấn do cơ quan thuế tổ chức được đánh giá là hiệu quả và trực tiếp đến từng doanh nghiệp.

Tóm lại, với kết quả theo bảng phân tích 2.3, bảng phân tích 2.4 và bảng phân tích 2.5 thì:

 Đối với VAS 17, doanh nghiệp có tìm hiểu nhưng việc áp dụng VAS 17 vào cơng tác kế tốn cịn hạn chế mặc dù có phát sinh chênh lệch giữa lợi nhuận kế

toán và thu nhập chịu thuế.

 Đối với chế độ kế tốn, luật thuế TNDN, nghị định, thơng tư và các văn bản hướng dẫn về thuế TNDN và kế toán thuế TNDN, doanh nghiệp có tìm hiểu và thường xuyên cập nhật những thơng tin thay đổi trong kế tốn cũng như thay đổi về chính sách thuế. Kênh thơng tin có hiệu quả và ảnh hưởng đến doanh nghiệp là được cơ quan thuế tập huấn.

 Nhóm câu hỏi liên quan đến việc áp dụng chuẩn mực thuế TNDN (VAS 17): Có ba mức độ (từ 1 đến 3) với thứ tự từ không đồng ý, phân vân, đồng ý.

Bảng 2.6: Phân tích việc áp dụng chuẩn mực thuế TNDN (VAS 17)

STT Nội dung Mức độ đồng ý

1 2 3

1 Anh (Chị) có đồng ý với nội dung, thuật ngữ sử dụng

trong VAS 17 rõ ràng, dễ hiểu. 40% 32% 28%

2 Việc hạch tốn thuế TNDN có liên quan đến VAS 17

dễ dàng thực hiện theo quy định. 40% 20% 40%

3 Dễ dàng xác định được các khoản chênh lệch tạm thời

phải chịu thuế TNDN. 44% 23% 33%

4 Dễ dàng xác định và ghi nhận thuế thu nhập hoãn lại

phải trả, tài sản thuế thu nhập hoãn lại theo VAS 17. 57% 21% 22% Qua kết quả khảo sát, tuy có 40% doanh nghiệp đồng ý về việc hạch tốn thuế TNDN có liên quan đến VAS 17 dễ dàng thực hiện theo quy định nhưng vẫn cịn tồn tại những khó khăn ảnh hưởng đến việc áp dụng VAS 17 vào cơng tác kế tốn của doanh nghiệp. Những khó khăn đó là:

 Nội dung, thuật ngữ sử dụng trong VAS 17 cịn khó hiểu.

 Khó khăn trong việc xác định được các khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế TNDN.

 Khó khăn trong việc xác định và ghi nhận thuế thu nhập hoãn lại phải trả, tài sản thuế thu nhập hoãn lại theo VAS 17.

 Nhóm câu hỏi liên quan đến việc áp dụng chế độ kế toán, luật thuế TNDN và các văn bản dưới luật: Có ba mức độ (từ 1 đến 3) với thứ tự từ không đồng ý, phân vân, đồng ý.

Bảng 2.7: Phân tích việc áp dụng chế độ kế toán, luật thuế TNDN và các văn bản dưới luật

STT Nội dung Mức độ đồng ý

1 2 3

1 Hệ thống tài khoản áp dụng cho kế toán thuế TNDN

rõ ràng đầy đủ. 21% 12% 67%

2 Doanh nghiệp mở 2 hệ thống sổ để quản lý 40% 20% 40% 3 Chứng từ phục vụ cho cơng tác kế tốn thuế TNDN

của doanh nghiệp đầy đủ. 17% 10% 73%

4 Doanh nghiệp luôn nộp đủ, đúng thời hạn các báo cáo

liên quan đến thuế TNDN theo quy định. 12% 1% 87% 5 Nghĩa vụ nộp thuế TNDN luôn được doanh nghiệp

quan tâm. 40% 20% 40%

6 Doanh nghiệp chấp hành tốt luật thuế TNDN. 20% 12% 68%

7

Luật thuế TNDN và các chính sách thuế mới thay đổi phù hợp với tình hình phát triển kinh tế và đáp ứng được tình hình hoạt động thực tế của doanh nghiệp.

30% 25% 45%

8 Cơ quan thuế tập huấn cho doanh nghiệp những chính

sách thuế mới. 3% 8% 89%

9 Áp dụng cơng nghệ thơng tin trong cơng tác kế tốn

(như sử dụng phần mềm kế toán …) 10% 5% 85%

Theo bảng số liệu trên thì hầu hết các doanh nghiệp đều đồng ý về hệ thống tài khoản áp dụng cho kế toán thuế TNDN rõ ràng đầy đủ (chiếm 67%); chứng từ phục vụ cho cơng tác kế tốn thuế TNDN của doanh nghiệp đầy đủ (chiếm 73%); doanh nghiệp luôn nộp đủ, đúng thời hạn các báo cáo liên quan đến thuế TNDN theo quy

định (chiếm 87%); doanh nghiệp chấp hành tốt luật thuế TNDN (chiếm 68%); cơ quan thuế tập huấn cho doanh nghiệp những chính sách thuế mới (chiếm 89%), áp dụng công nghệ thông tin trong công tác kế tốn (chiếm 85%). Bên cạnh đó, cũng có một số vấn đề cần phải xem xét lại, đó là việc doanh nghiệp mở 2 hệ thống sổ để quản lý gồm một hệ thống nội bộ phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh thực và chỉ chủ doanh nghiệp mới biết và một hệ thống đã “chế biến” để nộp cho cơ quan thuế thống kê, đăng ký kinh doanh nhằm mục đích trốn, giảm thuế TNDN; nghĩa vụ nộp thuế TNDN và luật thuế TNDN và các chính sách thuế mới thay đổi phù hợp với tình hình phát triển kinh tế và đáp ứng được tình hình hoạt động thực tế của doanh nghiệp.

Tóm lại, dựa vào kết quả số liệu trên (bảng phân tích 2.6 và bảng phân tích 2.7) thì:

 Việc áp dụng VAS 17 vào cơng tác kế tốn của doanh nghiệp có nhiều khó khăn.

 Việc áp dụng chế độ kế tốn, luật thuế TNDN và các văn bản dưới luật được doanh nghiệp thực hiện khá tốt.

2.2.2.2 Hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế về kế toán thuế TNDN của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Yên

 Luật thuế TNDN và các văn bản dưới luật

 Vẫn còn một số doanh nghiệp không đồng ý việc luật thuế TNDN và các chính sách thuế mới thay đổi phù hợp với tình hình phát triển kinh tế và đáp ứng được tình hình hoạt động thực tế của doanh nghiệp.

 Việc cơ quan thuế tập huấn cho doanh nghiệp những chính sách thuế mới nhưng nếu doanh nghiệp không tham dự thì khơng nắm bắt được những thơng tin thay đổi, do đó sẽ khơng áp dụng đúng vào tình hình thực tế của doanh nghiệp.

 Chuẩn mực kế tốn

 Chuẩn mực VAS 17 có nhiều nội dung, khái niệm mới như: chênh lệch tạm thời, chênh lệch vĩnh viễn, thuế thu nhập hoãn lại, tài sản thuế thu nhập hỗn lại, chi phí thuế thu nhập hoãn lại … đồng thời nội dung, thuật ngữ sử dụng trong VAS 17

khó hiểu nên khiến doanh nghiệp lúng túng khi sử dụng VAS 17 vào công tác kế tốn. Ngồi ra, việc xác định các khoản chênh lệch để hạch tốn thuế thu nhập hỗn lại phải trả, tài sản thuế thu nhập hoãn lại trong chuẩn mực cũng chưa có cụ thể, chưa có nhiều tình huống, ví dụ để có thể áp dụng dễ dàng vào cơng tác hạch toán kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp trong thực tế.

 Hầu hết các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Yên là các doanh nghiệp nhỏ và vừa và sử dụng quyết định số 48/2006/QĐ-BTC nên việc áp dụng VAS 17 vào cơng tác kế tốn cũng chưa thực sự cần thiết. Mặt khác, các doanh nghiệp chưa thật sự phân biệt lợi nhuận kế tốn và thu nhập chịu thuế nên khó khăn trong việc xác định các khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế TNDN, thuế thu nhập hoãn lại phải trả, tài sản thuế thu nhập hoãn lại, các doanh nghiệp ghi nhận những chi phí mà cơ quan thuế chấp nhận, những chi phí khác khơng hợp lý, hợp lệ thì doanh nghiệp tách riêng, khơng ghi nhận vào sổ sách kế tốn. Điều này cũng ảnh hưởng đến việc ghi nhận ghi nhận chênh lệch vĩnh viễn, chênh lệch tạm thời nên khơng hạch tốn thuế thu nhập hoãn lại. Đối với các doanh nghiệp áp dụng quyết định 15/2006/QĐ- BTC nhưng do qui mô nhỏ nên vẫn chưa áp dụng đầy đủ VAS 17, vì vậy khơng theo dõi và ghi nhận thuế thu nhập hoãn lại.

 Chuẩn mực thuế thu nhập doanh nghiệp chưa được tập huấn kỹ, chính vì vậy, việc áp dụng VAS 17 trong cơng tác kế tốn tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Yên còn rất hạn chế.

 Chế độ kế toán

 Các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Yên chủ yếu sử dụng chế độ kế toán theo quyết định số 48/2006/QĐ-BTC nên phải tìm hiểu để hạch toán kế toán cho

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh phú yên (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)