CHƢƠNG 1 : Cơ sở lý luận về kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp
3.2 Một số giải pháp hoàn thiện kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp trong các
doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Yên
3.2.1 Giải pháp chung
3.2.1.1 Sửa đổi hoàn thiện luật thuế TNDN
Hồn thiện hệ thống chính sách thuế nói chung, Luật thuế TNDN và các văn bản dưới Luật nói riêng phải đồng bộ, sát với yêu cầu thực tiễn đặt ra hơn. Chẳng hạn, mở rộng hơn nữa phạm vi các khoản chi phí thực tế hợp lý được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế như chi phí quảng cáo, hoặc có thể bổ sung thêm các khoản chi phí như chi phí cho việc tham gia giải quyết tranh chấp kinh tế, thương mại chẳng hạn như tranh chấp để mua lại thương hiệu cà phê Trung Nguyên, các khoản tiền phạt do nguyên nhân khách quan gây ra … Luật thuế TNDN nên coi đó là các chi phí hợp lý được tính khấu trừ khi tính thuế TNDN.
Khi Bộ Tài chính hồn thiện, đồng bộ các chính sách thuế thì cần nghiên cứu kỹ trước khi ban hành một thơng tư nào đó, tránh trường hợp thông tư mới được ban hành lại phải ban hành một thông tư khác để điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung thơng tư đó. Vì khi ban hành thơng tư bổ sung sẽ gây nhiều khó khăn trong việc nắm bắt nội dung vì có sự chồng chéo giữa các thơng tư.
Thuế và chuẩn mực kế tốn có mối quan hệ độc lập. Vì vậy, việc ban hành và thực thi luật thuế TNDN cần phải có sự tơn trọng các nguyên tắc và chuẩn mực kế toán để đảm bảo cho việc thực hành kế toán nằm trong một hành lang pháp lý mà ở đó trách nhiệm và quyền lợi của người làm kế toán và của doanh nghiệp được xác định một cách cụ thể, rõ ràng, minh bạch và có tính cơng bằng.
Tóm lại, để luật thuế TNDN thực thi có hiệu quả, Nhà nước cần có sự phối hợp giữa các Bộ, các cơ quan chức năng có liên quan. Khi có sửa đổi bổ sung các chính sách, văn bản về thuế thì phải đảm bảo tính kịp thời để các doanh nghiệp không phải lúng túng vướng mắc trong xử lý kế tốn.
3.2.1.2 Sửa đổi hồn thiện chuẩn mực kế toán
Chuẩn mực thuế thu nhập doanh nghiệp (VAS 17) ra đời để giải quyết được những vấn đề chênh lệch giữa lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế. Mặc dù các
doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Yên có phát sinh chênh lệch giữa lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế nhưng do việc áp dụng quyết định số 48/2006/QĐ-BTC thì khơng phải áp dụng nội dung thuế thu nhập hỗn lại. Như vậy, để doanh nghiệp có thể áp dụng được VAS 17 thì cần có sự liên quan giữa chuẩn mực VAS 17 và quyết định số 48/2006/QĐ-BTC. Do đó, cần bổ sung vào VAS 17 những quy định cụ thể khi áp dụng kế toán thuế TNDN của các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Chuẩn mực kế tốn Việt Nam nói chung, chuẩn mực thuế thu nhập doanh nghiệp nói riêng được xây dựng dựa theo chuẩn mực kế tốn quốc tế nên văn phong khá khó hiểu. Vì vậy, cơ quan chức năng cần chỉnh sửa chuẩn mực dễ hiểu hơn, dễ áp dụng để phù hợp hơn với tình hình hoạt động của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Yên nói riêng.
Theo kết quả khảo sát thực tế ở chương 2 cũng cho thấy mặc dù doanh nghiệp áp dụng VAS 17 vào cơng tác kế tốn nhưng vẫn chưa hiểu rõ nội dung VAS 17. Vì vậy, cần có biện pháp để các doanh nghiệp hiểu rõ nội dung của chuẩn mực và áp dụng được vào cơng tác kế tốn của doanh nghiệp thì Bộ Tài chính cần ban hành thông tư hướng dẫn cụ thể hơn nữa, đưa ra nhiều trường hợp, ví dụ để doanh nghiệp có thể hiểu rõ về chuẩn mực kế tốn thuế thu nhập doanh nghiệp và có thể áp dụng khi phát sinh các nghiệp vụ kế tốn.
Tóm lại, VAS 17 cần được hồn thiện để phù hợp với tình hình hoạt động của doanh nghiệp, cần bổ sung những quy định cụ thể cho doanh nghiệp lớn, những quy định cụ thể cho doanh nghiệp nhỏ và vừa để doanh nghiệp thuận lợi trong việc áp dụng và ghi nhận các nghiệp vụ phát sinh.
3.2.1.3 Sửa đổi hồn thiện chế độ kế tốn
Hồn thiện hệ thống tài khoản của quyết định số 48/2006/QĐ-BTC vì khơng có các tài khoản 243 “Tài sản thuế thu nhập hoãn lại”, tài khoản 347 “Thuế thu nhập hoãn lại phải trả” và tài khoản 8212 “Chi phí thuế TNDN hỗn lại” nên ảnh hưởng đến việc hạch toán các khoản phát sinh chênh lệch giữa lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế. Do đó, cần thống nhất quyết định số 48/2006/QĐ-BTC và quyết định số 15/2006/QĐ-BTC thành một chế độ kế toán chung để các doanh nghiệp dễ
dàng trong việc áp dụng vào kế tốn thuế TNDN nói riêng và cơng tác kế tốn nói chung.
Khó khăn trong việc xác định và ghi nhận thuế thu nhập hoãn lại phải trả, tài sản thuế thu nhập hoãn lại theo VAS 17. Do đó, chỉ cần ghi nhận vào tài khoản 243 và tài khoản 347 những khoản chênh lệch có tính trọng yếu và thường xun, cịn đối với các khoản chênh lệch không thường xun, nhỏ thì có thể chấp nhận cho điều chỉnh trực tiếp khi lập Báo cáo quyết tốn thuế. Tuy nhiên, tùy theo tình hình đặc điểm của từng doanh nghiệp mà nghiên cứu để xử lý tài khoản 243 và tài khoản 347 cho phù hợp, trường hợp nào cần sử dụng, trường hợp nào không cần sử dụng để tạo điều kiện thuận lợi khi lập BCTC và quyết toán thuế TNDN.
Tổ chức cơng tác kế tốn phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp, đúng quy định của nhà nước, tuân theo chế độ kế toán và chuẩn mực kế tốn hiện hành. Để hồn thiện tốt hơn cơng tác kế tốn tại doanh nghiệp, các doanh nghiệp cần chủ động tìm hiểu những thông tin, quy định mới về kế toán doanh nghiệp cũng như những chính sách thuế mới.
Tóm lại, chế độ kế tốn cần được thống nhất thành một chế độ kế tốn chung, trong đó quy định chi tiết hóa cách thức ghi sổ và BCTC theo từng giao dịch kinh tế đặc thù trong từng ngành, từng lĩnh vực.
3.2.2 Giải pháp cụ thể
3.2.2.1 Đối với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Yên
Rà soát, phân loại các doanh nghiệp để xác định quy mô phù hợp nhằm vận dụng chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán một cách phù hợp. Chế độ kế toán doanh nghiệp theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC quy định áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế trong cả nước, còn chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa theo Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC quy định áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp có quy mơ nhỏ và vừa thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế trong cả nước là công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân và hợp tác xã. Việc áp dụng chế độ kế toán theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC và quyết định số 48/2006/QĐ-BTC đều được xây dựng
trên cơ sở áp dụng 26 chuẩn mực kế toán Việt Nam, tuy nhiên đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa (áp dụng chế độ kế toán theo quyết định số 48/2006/QĐ-BTC) do quy mô nhỏ hơn nên phạm vi áp dụng 26 chuẩn mực cũng hạn chế hơn, đó là áp dụng đầy đủ 7 chuẩn mực kế tốn thơng dụng, áp dụng khơng đầy đủ 12 chuẩn mực kế tốn và khơng áp dụng 7 chuẩn mực kế tốn do không phát sinh ở doanh nghiệp nhỏ và vừa hoặc do quá phức tạp không phù hợp với doanh nghiệp nhỏ và vừa. Qua đó, các doanh nghiệp cần xác định rõ quy mơ doanh nghiệp của mình để lựa chọn chế độ kế toán cho phù hợp. Trong trường hợp rà soát lại, nếu các doanh nghiệp đang áp dụng quyết định số 48/2006/QĐ-BTC nhưng đủ điều kiện áp dụng quyết định số 15/2006/QĐ-BTC thì doanh nghiệp nên chuyển đổi chế độ kế toán theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC, còn nếu các doanh nghiệp đang áp dụng quyết định số 15/2006/QĐ-BTC nhưng không đủ điều kiện áp dụng quyết định số 15/2006/QĐ- BTC thì doanh nghiệp chuyển đổi sang áp dụng quyết định số 48/2006/QĐ-BTC để phù hợp với quy mô của doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp phải quan tâm đến công tác kế tốn của doanh nghiệp nói chung và kế tốn thuế TNDN nói riêng vì số liệu kế tốn có ý nghĩa rất lớn trong việc kiểm tra tình hình thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước của doanh nghiệp. Do đó, các doanh nghiệp cần phải nâng cao công tác quản lý kế toán của doanh nghiệp để tránh tình trạng một doanh nghiệp có nhiều hệ thống sổ kế toán, thuê làm kế tốn, th kế tốn trưởng khơng đúng quy định của pháp luật làm ảnh hưởng xấu đến hoạt động của doanh nghiệp.
Thường xuyên tổ chức bồi dưỡng, đào tạo nâng cao năng lực, cập nhật kiến thức mới về kế toán và thuế cho bộ phận kế toán của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó giúp doanh nghiệp thực hiện tốt luật thuế TNDN trong việc ghi nhận thơng tin có liên quan như chi phí hợp lí, hợp lệ, ghi nhận doanh thu … để tính thu nhập chịu thuế.
3.2.2.2 Đối với cơ quan chức năng nhà nƣớc
Nghiên cứu để đưa ra những chính sách thích ứng đối với việc thu nộp thuế TNDN phù hợp với các loại hình doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn tỉnh
Phú Yên, tạo cơ sở pháp lý để kế tốn ghi nhận thơng tin về thuế một cách thuận lợi dễ dàng.
Trên thực tế, chỉ cơ quan thuế có quan tâm đến cơng tác kế toán ở các doanh nghiệp, đặc biệt là kế tốn thuế TNDN vì có liên quan đến tình hình thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách của doanh nghiệp. Thông qua các sổ kế toán, các chứng từ, tài liệu kế toán, cơ quan thuế xác định được số thuế TNDN phải nộp, số thuế TNDN đã nộp và số thuế TNDN còn phải nộp. Tuy nhiên, còn rất nhiều nội dung khác về việc kiểm tra công tác kế tốn khơng được kiểm tra, giám sát. Do đó, các cơ quan chức năng cần tăng cường kiểm tra, giám sát để phát hiện các doanh nghiệp thực hiện kê khai không đúng, gian dối, trốn thuế làm ảnh hưởng đến số thuế nộp vào ngân sách nhà nước.
Do phần lớn các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Yên là doanh nghiệp nhỏ và vừa nên nhiều doanh nghiệp khơng có kế toán trưởng hoặc bổ nhiệm kế tốn trưởng khơng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật hoặc thuê dịch vụ kế toán để làm cơng tác kế tốn cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, một số kế tốn khơng tơn trọng đạo đức nghề nghiệp làm ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp. Do đó, các cơ quan chức năng cần có những biện pháp kiên quyết để nghiêm cấm việc hành nghề dịch vụ kế tốn khơng có chứng chỉ hành nghề, khơng đăng ký hành nghề như phải nộp chứng chỉ hành nghề kế toán, chứng chỉ kế toán trưởng cho cơ quan chức năng trước khi hành nghề …