Chuẩn mực Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh phú yên (Trang 28)

CHƢƠNG 1 : Cơ sở lý luận về kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp

1.2 Kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp

1.2.3.2 Chuẩn mực Việt Nam

Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 17 (được Bộ Tài chính ban hành và cơng bố theo Quyết định số 12/2005/QĐ-BTC ngày 15/02/2005 và thông tư số 20/2006/TT-BTC ngày 20/03/2006 hướng dẫn chi tiết Chuẩn mực này), thuế TNDN đối với kế toán tại doanh nghiệp được xem là một khoản chi phí phải trừ trước khi xác định lợi nhuận giữ lại doanh nghiệp. Việc kế tốn ghi nhận doanh thu, thu nhập và chi phí theo chuẩn mực kế tốn có những ngun tắc khác với các xác định thuế TNDN, vì vậy mỗi năm kế tốn có thể tạo ra các khoản chênh lệch.

Sự khác biệt giữa chính sách thuế và chế độ kế toán tạo ra các khoản chênh lệch trong việc ghi nhận doanh thu và chi phí cho một kỳ kế toán nhất định, dẫn tới chênh lệch giữa số thuế thu nhập phải nộp trong kỳ với chi phí thuế thu nhập của doanh nghiệp theo chế độ kế toán áp dụng. Các khoản chênh lệch này được phân thành hai loại liên quan đến thời điểm khấu trừ/tính thuế thu nhập: chênh lệch vĩnh viễn và chênh lệch tạm thời.

 Chênh lệch vĩnh viễn là khoản chênh lệch giữa lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế phát sinh từ các khoản doanh thu, thu nhập khác, chi phí được ghi nhận vào lợi nhuận kế tốn nhưng lại khơng được tính vào thu nhập, chi phí khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.

 Chênh lệch tạm thời là khoản chênh lệch giữa giá trị ghi sổ của các khoản mục tài sản hay nợ phải trả trong Bảng Cân đối kế tốn và cơ sở tính thuế thu nhập của các khoản mục này. Như vậy, nội dung các khoản chênh lệch tạm thời là chênh lệch phát sinh do sự khác biệt về thời điểm doanh nghiệp ghi nhận thu nhập hoặc chi phí và thời điểm pháp luật về thuế quy định tính thu nhập chịu thuế hoặc chi phí được khấu trừ khỏi thu nhập chịu thuế. Chênh lệch tạm thời bao gồm:

 Chênh lệch tạm thời phải chịu thuế: là các khoản chênh lệch tạm thời làm phát sinh thu nhập chịu thuế khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp trong tương lai khi mà giá trị ghi sổ của các khoản mục tài sản hoặc nợ phải trả liên quan được thu hồi hay được thanh toán. Cụ thể doanh thu, thu nhập ghi nhận theo kế toán lớn hơn so với cách xác định doanh thu, thu nhập chịu thuế, ngược lại chi phí kế tốn ghi nhận nhỏ hơn so với cách xác định chi phí tính thuế TNDN.

 Chênh lệch tạm thời được khấu trừ: là các khoản chênh lệch tạm thời làm phát sinh các khoản được khấu trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp trong tương lai khi mà giá trị ghi sổ của các khoản mục tài sản hoặc nợ phải trả liên quan được thu hồi hay được thanh toán. Cụ thể doanh thu, thu nhập ghi nhận theo kế toán nhỏ hơn so với cách xác định doanh thu, thu nhập chịu thuế ... Ngược lại chi phí kế tốn ghi nhận lớn hơn so với cách xác định chi phí tính thuế TNDN.

Theo VAS 17, lợi nhuận kế toán là lợi nhuận hoặc lỗ của một kỳ, trước khi trừ thuế thu nhập doanh nghiệp, được xác định theo quy định của chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán. Lợi nhuận kế tốn phụ thuộc rất nhiều vào các chính sách kế tốn mà doanh nghiệp lựa chọn phù hợp với các quy định của Chuẩn mực kế toán và Chế độ kế tốn áp dụng.

 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoặc thu nhập thuế thu nhập doanh

nghiệp

Theo VAS 17, chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp (hoặc thu nhập thuế thu nhập doanh nghiệp) là tổng chi phí thuế thu nhập hiện hành và chi phí thuế thu nhập hỗn lại (hoặc thu nhập thuế thu nhập hiện hành và thu nhập thuế thu nhập hoãn lại) khi xác định lợi nhuận hoặc lỗ của một kỳ.

 Thu nhập chịu thuế

Theo VAS 17, thu nhập chịu thuế là thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp của một kỳ, được xác định theo qui định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành và là cơ sở để tính thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp (hoặc thu hồi được). Khoản chênh lệch giữa thu nhập chịu thuế và lợi nhuận kế tốn chính là các khoản chênh lệch vĩnh viễn và chênh lệch tạm thời đã được đề cập.

 Thuế thu nhập hoãn lại phải trả

Thuế thu nhập hoãn lại phải trả là thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ phải nộp trong tương lai tính trên các khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế thu nhập doanh nghiệp trong năm hiện hành.

 Tài sản thuế thu nhập hoãn lại

Tài sản thuế thu nhập hoãn lại là thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ được hồn lại trong tương lai tính trên các khoản:

 Chênh lệch tạm thời được khấu trừ;

 Giá trị được khấu trừ chuyển sang các năm sau của các khoản lỗ tính thuế chưa sử dụng; và

 Giá trị được khấu trừ chuyển sang các năm sau của các khoản ưu đãi thuế chưa sử dụng.

1.2.3.3 Những điểm khác biệt giữa IAS 12 và VAS 17

a) Giống nhau:

Nội dung IAS và VAS

Mục đích

Mục đích của chuẩn mực này qui định và hướng dẫn các phương pháp kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp. Nguyên tắc cơ bản là kế toán những nghiệp vụ do ảnh hưởng của thuế thu nhập doanh nghiệp trong năm hiện hành và trong tương lai của:

 Việc thu hồi và thanh toán trong tương lai giá trị ghi sổ của các khoản mục tài sản hoặc nợ phải trả đã được ghi nhận trong Bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp; và

 Các giao dịch và sự kiện khác trong năm hiện tại đã được ghi nhận trong báo cáo tài chính.

Ghi nhận thuế thu nhập hiện hành phải nộp và tài sản thuế thu nhập hiện hành

Thuế thu nhập hiện hành của kỳ hiện tại và các kỳ trước, nếu chưa nộp, phải được ghi nhận là nợ phải trả. Nếu giá trị phải nộp trong kỳ hiện tại và các kỳ trước vượt quá số phải nộp cho các kỳ đó, thì phần giá trị nộp thừa sẽ được ghi nhận là tài sản.

Lỗ tính thuế chưa sử dụng các khoản ưu đãi thuế chưa sử dụng

Tài sản thuế thu nhập hoãn lại chỉ được ghi nhận cho lỗ tính thuế chưa sử dụng mang sang và các khoản ưu đãi thuế chưa sử dụng khi chắc chắn có đủ lợi nhuận tính thuế trong tương lai để bù trừ với lỗ tính thuế chưa sử dụng hoặc ưu đãi thuế chưa sử dụng.

giá trị hành) cho năm hiện hành và các năm trước được xác định bằng giá trị dự kiến phải nộp cho (hoặc thu hồi từ) cơ quan thuế, sử dụng các mức thuế suất (và các luật thuế) có hiệu lực tại ngày kết thúc niên độ kế tốn. Tài sản thuế thu nhập hỗn lại và thuế thu nhập hoãn lại phải trả cần được xác định theo thuế suất dự tính sẽ áp dụng cho năm tài sản được thu hồi hay nợ phải trả được thanh toán, dựa trên các mức thuế suất (và các luật thuế) có hiệu lực tại ngày kết thúc niên độ kế toán.

b) Khác nhau:

Nội dung IAS 12 VAS 17

Ghi nhận thuế thu nhập hoãn lại phải trả và tài sản thuế thu nhập hỗn lại

Khoản lợi ích liên quan đến lỗ tính thuế có thể sử dụng để bù trừ với thuế phải trả của kỳ trước phải được ghi nhận như là một tài sản trong kỳ phát sinh lỗ tính thuế.

Khơng đề cập vấn đề này do lỗ tính thuế khơng được chuyển sang các kỳ tính thuế trước đó.

Tài sản/cơng nợ thuế thu nhập hoãn lại được ghi nhận cho tất cả các khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế/ được khấu trừ, trừ trường hợp: a) Thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh từ ghi nhận ban đầu của lợi thế thương mại;

b) Ghi nhận ban đầu của một tài sản hay nợ phải trả của một giao dịch mà giao dịch này không phải trong quá trình hợp nhất kinh doanh và khơng có ảnh hưởng đến lợi nhuận kế tốn hoặc lợi nhuận tính thuế thu nhập tại thời điểm phát sinh giao

Chuẩn mực chỉ nêu một trường hợp ngoại lệ đối với việc không ghi nhận các khoản chênh lệch chịu thuế/được khấu trừ thuế tạm thời khi tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh từ việc ghi nhận ban đầu của một tài sản hay nợ phải trả trong một giao dịch, mà tại thời điểm giao dịch, không ảnh hưởng đến lợi nhuận kế tốn và lợi nhuận tính thuế (lỗ tính thuế).

dịch;

c) Các chênh lệch liên quan tới các khoản đầu tư vào công ty con, chi nhánh, công ty liên kết và các khoản đầu tư vào các cơng ty liên doanh (ví dụ: phát sinh từ lợi nhuận chưa phân phối), do cơng ty có thể kiểm sốt được thời gian hồn nhập của các khoản chênh lệch đó, việc hồn nhập có thể khơng xảy ra trong tương lai gần và lợi nhuận chịu thuế sẽ bù đắp cho các chênh lệch này.

Chênh lệch tạm thời và việc ghi nhận thuế hoãn lại đối với:

- Các giao dịch hợp nhất kinh doanh - Lợi thế thương mại

- Tài sản ghi sổ theo giá trị hợp lý - Khoản đầu tư vào công ty con, chi nhánh, công ty liên kết hay các khoản góp vốn liên doanh.

Không qui định. Ghi nhận thuế hiện tại phải trả và thuế thu nhập hoãn lại

Khi các mức thuế suất khác nhau được áp dụng cho từng mức lợi nhuận tính thuế, tài sản và nợ thuế thu nhập hoãn lại được xác định sử dụng thuế suất trung bình dự tính áp dụng đối với lợi nhuận tính thuế (lỗ tính thuế) của các kỳ tại đó các khoản chênh lệch tạm thời dự tính được hồn nhập.

Khơng đề cập đến vấn đề này.

Thuế thu nhập hiện hành và thuế thu nhập hoãn lại phải được ghi nhận là một khoản thu nhập hoặc chi phí trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, ngoại trừ: khi khoản thuế đó phát sinh từ một giao dịch hoặc một sự kiện được ghi thẳng vào vốn chủ sở hữu; hợp nhất kinh doanh.

Chuẩn mực không hướng dẫn cụ thể hạch toán thuế thu nhập hiện tại và thuế thu nhập hoãn lại khi có khoản thuế phát sinh từ việc hợp nhất kinh doanh. Trình bày tài sản thuế hỗn lại và cơng nợ thuế hỗn lại

Khơng đề cập đến vấn đề này. Tuy nhiên thơng lệ là trình bày tài sản/cơng nợ thuế hỗn lại là các khoản tài sản/công nợ dài hạn.

Chuẩn mực quy định tài sản và nợ thuế thu nhập hoãn lại phải được trình bày riêng rẽ với các khoản mục tài sản và nợ khác và phải phân biệt với tài sản và nợ ngắn hạn.

Tài sản (nợ) thuế thu nhập hoãn lại không được phân loại thành tài sản (công nợ) ngắn hạn. c) Nguyên nhân của sự khác biệt giữa Chuẩn mực kế toán Việt Nam và chuẩn mực kế toán quốc tế

 Văn hóa của người Việt Nam là tránh rủi ro và sự khơng chắc chắn. Vì vậy, đặc điểm văn hóa là yếu tố ảnh hưởng gián tiếp và rất quan trọng đến việc VAS 17 chưa áp dụng hoàn toàn IAS 12.

 Nhu cầu của Việt Nam về một hệ thống kế toán phức tạp và hợp lý như IAS là chưa cấp bách. Ngoài ra, ở Việt Nam hiện nay, nhiều đối tượng sử dụng BCTC chưa có nhu cầu thực sự đối vối thơng tin tài chính chất lượng cao vì thơng tin tài chính chỉ đóng vai trị thứ yếu trong việc ra quyết định của họ.

 Việt Nam là một nước theo hướng điển chế luật, khác với các nước theo hướng thơng luật. Vì vậy, VAS 17 được xây dựng phù hợp với đặc điểm hệ thống luật của một nước theo hướng điển chế luật trong khi IAS 12 được phát triển phù hợp với hệ thống luật của các nước theo hướng thơng luật. Ngồi ra, Việt Nam là quốc gia mà cơ sở, nguyên tắc kế toán được quy chiếu vào chế độ kế tốn quốc gia. Theo đó, Nhà nước có vai trị kiểm sốt kế tốn về phương pháp đo lường, đánh giá, soạn thảo và trình bày báo cáo; việc soạn thảo, ban hành các chuẩn mực kế toán và các hướng dẫn thực hiện phải do các cơ quan nhà nước thực hiện và được đặt trong các bộ luật hoặc các văn bản pháp lý dưới luật. Trong khi đó, tại các quốc gia phát triển IAS/IFRS, các cơ sở, ngun tắc kế tốn khơng quy chiếu vào chế độ kế toán quốc gia; việc kiểm sốt của Nhà nước được thực hiện thơng qua việc giải thích mục tiêu, nguyên tắc kế toán, phương pháp đo lường, đánh giá, soạn thảo và trình bày BCTC; chuẩn mực, nguyên tắc kế toán thường được thiết lập bởi các tổ chức tư nhân chuyên nghiệp, điều đó cho phép chúng trở nên dễ thích ứng với thực tiễn và sáng tạo hơn, và phần lớn các nguyên tắc này không được quy định trực tiếp trong các văn bản luật.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Chương 1 của luận văn đã nêu ra được những lý luận cơ bản nhất về thuế thu nhập doanh nghiệp và kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp. Đây là những lý luận quan trọng để tác giả thực hiện các phân tích đánh giá thực trạng kế tốn thuế thu nhập doanh nghiệp tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Yên. Dựa trên những lý luận chung như vậy, vận dụng vào điều kiện thực tế của các doanh nghiệp tại tỉnh Phú Yên, tác giả sẽ tiếp tục đi sâu vào phân tích thực trạng kế tốn thuế thu nhập doanh nghiệp tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TẠI CÁC DOANH NGHIỆP

TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ YÊN

2.1. Các qui định pháp lý về thuế thu nhập doanh nghiệp và kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp nhập doanh nghiệp

2.1.1 Thuế thu nhập doanh nghiệp

Theo quy luật của sự phát triển cùng với sự phát triển của nền kinh tế đất nước, Luật thuế lợi tức đã được thay thế bởi Luật thuế TNDN - được quốc hội khố IX kỳ họp thứ 11 thơng qua ngày 10/05/1997 và có hiệu lực thi hành thay cho Luật thuế lợi tức.

Luật thuế TNDN năm 1997 (hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/1999) đã bao quát được các khoản thu nhập phát sinh trong doanh nghiệp phù hợp với kinh tế thị trường, thống nhất một mức thuế suất, đảm bảo sự cơng bằng trong chính sách thuế, hình thành một cơ chế nhất quán trong việc ưu đãi qua thuế TNDN phục vụ công cuộc đổi mới trong nền kinh tế quốc dân, đảm bảo sự đồng bộ với việc áp dụng thuế GTGT và thuế tiêu thụ đặc biệt.

Luật thuế TNDN năm 1997 có các nghị định và thông tư hướng dẫn, cụ thể:  Nghị định số 30/1998/NĐ-CP ngày 13/05/1998 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế TNDN; Nghị định số 26/2001/NĐ-CP ngày 04/06/2001 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 30/1998/NĐ-CP ngày 13/05/1998 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế TNDN

 Thông tư số 99/1998/TT-BTC ngày 14/07/1998 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 30/1998/NĐ-CP ngày 13/05/1998 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp; Thông tư số 18/2002/TT-BTC ngày 20/02/2002 hướng dẫn thi hành Nghị định số 26/2001/NĐ-CP ngày 4/6/2001 của Chính phủ và Nghị định số 30/1998/NĐ-CP ngày 13/5/1998 của chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.

Ngày 17/06/2003, Quốc hội đã thông qua Luật thuế TNDN số 09/2003/QH11 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2004) thay thế Luật thuế TNDN năm 1997. Luật thuế TNDN số 09/2003/QH11 có các nghị định và thơng tư hướng dẫn, cụ thể:

 Nghị định số 164/2003/NĐ-CP ngày 22/12/2003 quy định chi tiết thi hành Luật thuế TNDN; Nghị định số 152/2004/NĐ-CP ngày 06/8/2004 về việc sửa đổi, bổ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh phú yên (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)