Dữ liệu nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu ứng ngược vị thế ở các nhà đầu tư việt nam (Trang 26 - 31)

CHƯƠNG 2 : DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Dữ liệu nghiên cứu

Thị trường chứng khoán Việt Nam được thành lập từ tháng 7/2000 nhưng đến tháng 10/2006 Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Quốc tế (WTO) thì thị trường chứng khốn mới thực sự bùng nổ, hàng loạt các cơng ty chứng khốn đua nhau ra đời đáp ứng nhu cầu đầu tư của nhà đầu tư. Theo báo cáo thường niên của Trung tâm lưu ký Chứng khốn Việt Nam đến cuối năm 2011 có hơn 1,17 triệu tài khoản và đến cuối năm 2012, số lượng tài khoản của nhà đầu tư trên thị trường đã đạt 1,262 triệu tài khoản và số lượng tài khoản của nhà đầu tư cá nhân chiếm hơn 90%. Điều này chứng tỏ thị trường chứng khoán Việt Nam thành phần nhà đầu tư chủ yếu là nhà đầu tư cá nhân, nên việc nghiên cứu này xem xét cho mẫu các nhà đầu tư cá nhân là phù hợp với đặc điểm của thị trường chứng khốn Việt Nam.

2.1.1 Mơ tả dữ liệu nghiên cứu

Tôi lấy lịch sử giao dịch của 170 nhà đầu tư có giao dịch từ đầu năm 2012 tại Chi nhánh Hồ Chí Minh của một Cơng ty chứng khốn có trụ sở ở Hà Nội từ 01/01/2012 đến 31/12/2012. Với các tham số được tổng lược trong bảng 2.1

Bảng 2.1 Mô tả dữ liệu nghiên cứu

Thời gian nghiên cứu 01/01/2012 đến 31/12/2012

Số tài khoản 170

Giá trị giao dịch mua 262.073.393.000

Giá trị giao dịch bán 209.092.712.410

Tổng giá trị giao dịch 471.166.105.410

Tổng số lượng giao dịch 9.742

Năm 2012 thị trường chứng khoán vẫn chịu ảnh hưởng của cuộc suy thối kinh tế tồn cầu 2008 nên xu hướng chung là giảm phù hợp với nghiên cứu của Kim và

Nofsinger (2004) hành vi của nhà đầu tư đặc biệt là sự tự tin quá mức khác nhau giữu thị trường có xu hướng giảm và thị trường có xu hướng tăng. Trong thị trường tăng giá nhà đầu tư có xu hướng tự tin quá khả năng của mình, nhưng trong thị trường xuống giá thì sự tự tin quá mức đó giảm dần.

Hình 2.1 Biểu đồ kỹ thuật của VN-Index và HNX-Index

(Nguồn: Sở giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh, Sở giao dịch chứng khốn Hà Nội) Dữ liệu giao dịch của 170 tài khoản được thu thập bao gồm:

• Ngày giao dịch

• Loại giao dịch: Mua và bán • Mã chứng khốn

• Khối lượng và giá

• Tỷ lệ thực hiện quyền: Phát hành thêm, cổ tức bằng tiền và cổ phiếu… • Thời gian mở tài khoản

• Giá trị giao dịch

• Số lượng giao dịch mua và bán. Dữ liệu nhân khẩu học:

• Giới tính • Độ tuổi

Mỗi nhà đầu tư tơi lập một tập tin excel ghi nhận lại toàn bộ lịch sử giao dịch và một tập tin excel về thông tin thực hiện quyền của các loại cổ phiếu xuất hiện trong giao dịch của các nhà đầu tư trong giai đoạn nghiên cứu (tập tin thực hiện quyền, phụ lục).

2.1.2 Điều chỉnh dữ liệu giao dịch

Trong gia đoạn nghiên cứu có nhiều tổ chức phát hành thực hiện quyền đối với cổ đông như: Chi trả cổ tức bằng tiền, chi trả cổ tức bằng cổ phiếu, cổ phiếu thưởng, phát hành thêm, chia tách - sáp nhập… sẽ ảnh hường tới số lượng, giá mua cổ phiếu và lãi/ lỗ được tính tốn trong giai đoạn nghiên cứu.

Do vậy, tôi cần điều chỉnh về giá và điều chỉnh về khối lượng cổ phiếu trong giai đoạn nghiên cứu để nhận biết giao dịch bán đó có lãi hay bị lỗ.

Điều chỉnh khối lượng:

Tôi loại bỏ những giao dịch bán nhưng không được mua trong giai đoạn nghiên cứu. Mỗi một nhà đầu tư tơi lập một tập tin excel, bảng tính 1 chứa đựng lịch sử giao dịch mua bán của nhà đầu tư trong toàn bộ thời gian nghiên cứu. Bảng tính 2, bảng tính 3 lần lượt là toàn bộ lệnh mua và lệnh bán trong kỳ. Tại bảng tính 4, tơi tổng hợp và so sánh số lượng một loại cổ phiếu được mua và bán trong giai đoạn nghiên cứu. Nếu chỉ có lệnh bán mà khơng có lệnh mua tơi quay lại bảng tính 1 để loại bỏ cổ phiếu đó. Nếu số lượng bán nhiều hơn mua thì tơi xem cổ phiếu đó trong kỳ nghiên cứu có phát sinh quyền liên quan tới sự gia tăng số lượng cổ phiếu hay không và cổ phiếu gia tăng đó có được giao dịch bổ sung trong giai đoạn này hay khơng. Sau đó, tơi điều chỉnh lại số lượng cho phù hợp trong bảng tính 1, (Bảng tính 1, bảng tính 2, bảng tính 3, bảng tính 4, phụ lục)

Ví d: Cổ phiếu SHB trong năm 2012 thực hiện thưởng 21% và ngày giao dịch không hưởng quyền là 17/08/2012, ngày giao dịch bổ sung là 26/10/2012.

Nhà đầu tư A mua 10.000CP SHB trước ngày 17/08/2012 với giá 9.000/CP, ngày 26/10/2012 nhà đầu tư A bán 12.100CP SHB với giá 8.000/C Như vậy số lượng cổ phiếu trên phù hợp vì ngày 26/10/2012 có 2.100CP SHB bổ sung được giao dịch.

Điều chỉnh giá:

Tương tự như trên, vào những ngày giao dịch không hưởng quyền tôi điều chỉnh lại giá theo tỷ lệ hưởng quyền. Cách điều chỉnh được tính như sau:

Giá trung bình mua x Giá đóng cửa của ngày trước ngày khơng hưởng quyền/Giá tham chiếu của ngày khơng hưởng quyền.

Như vậy ta tính được giá thực mua, đối với cổ phiếu có sự gia tăng về khối lượng thì phần cổ phiếu gia tăng bổ sung đó tơi lấy giá tại ngày điều chỉnh. (Bảng tính 1, phụ lục).

Ví d: Cổ phiếu SHB trên, vào ngày 17/08/2012 tôi điều chỉnh lại giá mua như sau: 9.000/1.21 = 7.438/C Và 2.100 cổ phiếu SHB được nhận thêm cũng có giá 7.438 đồng. Và vào ngày 26/10/2012 nhà đầu tư A bán thì chênh lệch mua bán là 12.100x(8.000-7.438)>0 nên đây là một giao dịch có lãi. Nếu khơng điều chỉnh giá thì giao dịch bị hiểu nhầm là thua lỗ.

Tất cả thông tin về thực hiện quyền tôi lấy từ website của Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam, giá đóng cửa chưa điều chỉnh và giá tham chiếu của ngày không hưởng quyền tại chi nhánh công ty chứng khốn tơi lấy dữ liệu. Do vậy, giá cổ phiếu được nhắc sau này trong bài nghiên cứu là giá đã điều chỉnh.

2.1.3 Xác định các tham số để phân tích hiệu ứng ngược vị thế

Sau khi điều chỉnh giá và khối lượng phù hợp tơi quay lại bảng tính 1 để tiến hành ghi nhận các tham số để tính hiệu ứng ngược vị thế. Tơi tính lãi thực hiện (Realized Gains: RG), lỗ thực hiện (Realized Losses: RL), lãi tạm tính (Paper Gains: PG), lỗ tạm tính (Paper Losses: PL) và tỷ lệ lãi thực hiện (Proportion of Gains Realized: PGR) cũng như tỷ lệ lỗ thực hiện (Proportion of Losses Realized: PLR) của từng nhà đầu tư.

• Lãi thực hiện (Realized Gains): Tổng tất cả các giao dịch bán có lãi của từng tài khoản trong giai đoạn nghiên cứu. Mỗi giao dịch được ghi nhận là lãi nếu giá bán cao hơn giá mua trung bình.

• Lãi tạm tính (Paper Gains): Tổng tất cả các giao dịch có thể bán có lãi tại thời điểm tài khoản có một hay nhiều cổ phiếu được bán nhưng không bán. Mỗi giao dịch này được ghi nhận nếu giá mua trung bình của cổ phiếu cao hơn giá đóng cửa của ngày hơm đó.

• Lỗ thực hiện (Realized Losses): Tổng tất cả các giao dịch bán bị lỗ của từng tài khoản trong giai đoạn nghiên cứu. Mỗi giao dịch được ghi nhận là lỗ nếu giá bán thấp hơn giá mua trung bình của cổ phiếu đó.

• Lỗ tạm tính (Paper Losses): Tổng tất cả các giao dịch có thể bán bị lỗ tại thời điểm tài khoản có một hay nhiều cổ phiếu có thể bán nhưng khơng bán. Mỗi giao dịch này được ghi nhận nếu giá mua trung bình của cổ phiếu thấp hơn giá đóng cửa của ngày hơm đó.

Ví d: Một nhà đầu tư có năm cổ phiếu A, B, C, D và E. A và B có giá cao hơn giá mua; C, D và E có giá thấp hơn giá vốn. Một nhà đầu tư khác có ba cổ phiếu F, G và H trong danh mục đầu tư. F và G có giá cao hơn giá mua; H có giá thấp hơn giá vốn.

Vào một ngày cụ thể, nhà đầu tư đầu tiên bán cổ phiếu A và C. Ngày tiếp theo nhà đầu tư còn lại bán cổ phiếu F. Việc bán cổ phiếu A và F được tính là lãi thực hiện; việc bán cổ phiếu C được tính là lỗ thực hiện. B và G có thể bán nhưng khơng bán được tính là lãi tạm tính; D, E và H có thể bán lỗ nhưng khơng bán được tính là lỗ tạm tính.

Như vậy, hai nhà đầu tư trên được ghi nhận có hai lãi thực hiện; một lỗ thực hiện; hai lãi tạm tính và ba lỗ tạm tính. Sau đó hai tỷ lệ được tính như sau:

• PGR mẫu = Tổng RG mẫu/( Tổng RG mẫu + Tổng PG mẫu) • ẫu = Tổng RL mẫu/( Tổng RL mẫu + Tổng PL mẫu)

Theo như ví dụ trên thì PGR =1/2 hay 0.5 và PLR = ¼ hay 0.25. Chênh lệch dương giữa PGR và PLR là chỉ báo cho thấy nhà đầu tư ưa thích chốt lãi sớm và nắm giữ lâu hơn các khoản lỗ.

Tiếp đó, tơi tổng hợp tất cả các thơng tin về nhân khẩu học và các tham số trên của từng nhà đầu tư tập hợp trong một tập tin, (Tập tin tổng hợp, Phụ lục).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu ứng ngược vị thế ở các nhà đầu tư việt nam (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)