Giải pháp cho nhà đầu tƣ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu ứng ngày trong tuần trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 70 - 74)

4.2.1 Chiến lƣợc lựa chọn thời điểm giản đơn

Nhà đầu tư có thể áp dụng chiến lược chỉ lựa chọn thời điểm (market timing) đơn giản là mua các chứng khoán vào thứ ba đối với các ngành bảo hiểm, bất động

sản, công nghiệp chung, cơng nghệ, dầu khí, dịch vụ tài chính, khai khống khác, sản xuất thực phẩm, truyền thông, vật liệu xây dựng, vận tải đường thủy, xây dựng, y tế và bán chứng khoán vào thứ sáu đối với ngành đồ dùng cá nhân và gia dụng. Đây là một dạng của chiến lược market timing. Một cách nôm na, những người áp dụng đầu tư theo trường phái này sẽ tìm ra đúng khoảnh khắc tốt của thị trường. Khoảnh khắc mà giá sẽ diễn ra xu hướng họ mong muốn, cụ thể là giá giảm vào thứ ba và tăng vào thứ sáu. Những nhà đầu tư theo phương pháp này một cách thuần túy cho rằng họ khơng cần phải có kỹ năng chọn lựa cổ phiếu, vì theo họ khi thị trường buớc vào thời điềm tốt (ví dụ như thứ sáu), giá của hầu hết các loại (thuộc ngành đồ dùng cá nhân và gia dụng) đều tốt và vì thế tạo ra lợi nhuận khả quan cho nhà đầu tư.

4.2.2 Chiến lƣợc lựa chọn thời điểm theo mã chứng khoán

Đây là chiến lược kết hợp giữa lựa chọn thời điểm và lựa chọn chứng khốn. Chiến lược này dựa vào thơng tin, đồ thị giá và khối lượng, hay phân tích cơ bản của từng cổ phiếu đó, và tạo ra lợi nhuận cao hơn những nhà đầu tư chỉ hoàn toàn theo trường phái chọn thời điểm. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, vấn đề lựa chọn một cổ phiếu tốt sẽ khơng được phân tích ở đây mà giả sử nhà đầu tư đang muốn tái cấu trúc danh mục của mình đã có đầy đủ thơng tin về các chứng khoán nên mua và nên bán. Vấn đề còn lại là hiệu ứng ngày trong tuần sẽ ảnh hưởng như thế nào đến việc lựa chọn thời điểm mua bán chứng khốn. Vì nhà đầu tư quan tâm đến từng mã chứng khốn và thời điểm đó sẽ khơng chỉ là thời điểm chung cho cả thị trường mà còn phải là thời điểm đúng của mã chứng khốn đó. Để xác định được điều này nhà đầu tư phải xem xét thêm đến mức độ tương quan của giá chứng khốn và các chỉ số chung. Vì hệ số tương quan nhỏ hơn 1 nên nhà đầu tư sẽ có cơ hội thu được nhiều lợi nhuận hơn con số tính tốn ở chương 3 theo chỉ số chung, đồng thời cũng phải dự phòng rủi ro lợi nhuận không đạt được mức của chỉ số chung. Nhà đầu tư cũng có thể tiến hành các phương pháp tương tự như ở chương 3 đối với một mã chứng khoán cụ thể để xác định đúng thời điểm mua bán cho từng mã chứng khoán.

4.2.3 Chiến lƣợc kết hợp các hiện tƣợng bất thƣờng

Chiến lược này đòi hỏi nhà đầu tư phải lưu ý đến nhiều hiện tượng bất thường cùng lúc khi xác định thời điểm mua bán chứng khoán. TTCK khi đã tồn tại một hiện tượng bất thường như hiệu ứng ngày trong tuần thì rất có khả năng sẽ có những hiện tượng bất thường khác cũng tồn tại và một số nghiên cứu đã cho thấy có nhiều hiện tượng bất thường như vậy trên TTCKVN. Khi các hiện tượng bất thường diễn ra cùng lúc chúng sẽ có ảnh hưởng cộng hưởng hoặc triệt tiêu lẫn nhau. Việc cộng hưởng của các hiệu ứng tốt rất dễ xác định nhưng việc các hiệu ứng tốt và xấu cùng xuất hiện với độ mạnh yếu như thế nào thì khơng dễ xác định. Chẳng hạn như giá chứng khoán thường tăng vào những ngày trước ngày nghỉ lễ, nhưng nếu ngày đó rơi vào thứ ba thì giá sẽ tăng hay giảm? Liên quan đến vấn đề này, nhà đầu tư có thể tham khảo các nguyên tắc của Fosback (1990) như sau

 Nguyên tắc thứ nhất là bán chứng khoán vào ngày giao dịch cuối cùng của tháng và 4 ngày giao dịch đầu tiên của tháng (Hiệu ứng qua tháng – turn of the month)

 Nguyên tắc thứ hai là nếu ngày trước ngày giao dịch cuối cùng của tháng là ngày đầu tuần (Fosback nói ngày đầu tuần là vì ở Mỹ, giá chứng khoán tăng vào thứ hai, ở Việt Nam ngày đầu tuần của Fosback sẽ trở thành ngày thứ ba như đã kiểm định ở trên) thì phải nắm giữ chứng khốn. Hay nói cách khác, bán chứng khốn vào 2 ngày giao dịch cuối cùng của tháng trừ khi ngày trước ngày giao dịch cuối cùng của tháng là ngày đầu tuần. (Hiệu ứng ngày trong tuần mạnh hơn hiệu ứng qua tháng).

 Nguyên tắc thứ ba là bán chứng khoán vào 2 ngày giao dịch trước ngày nghỉ lễ. (Hiệu ứng ngày nghỉ lễ - holiday effect).

 Nguyên tắc thứ tư là khơng bán chứng khốn vào ngày trước ngày nghỉ lễ 2 ngày nếu ngày đó rơi vào đầu tuần. (Hiệu ứng ngày trong tuần mạnh hơn hiệu ứng ngày lễ).

 Nguyên tắc thứ năm là bán chứng khoán vào ngày đầu tiên sau ngày nghỉ lễ nếu ngày đó đồng thời cũng rơi vào ngày giao dịch cuối cùng trong tuần. (Hiệu ứng ngày trong tuần mạnh hơn hiệu ứng ngày lễ).

4.2.4 Chiến lƣợc tránh các khoản lỗ tiềm năng

Thay vì nhắm đến mục tiêu tận dụng hiệu ứng ngày trong tuần để kiếm lời nhiều nhất, nhà đầu tư có thể áp dụng một chiến lược đơn giản hơn và khiêm tốn hơn là tránh mua chứng khoán vào thứ sáu đối với ngành dụng cụ cá nhân và gia đình, và tránh bán chứng khốn vào thứ ba đối với các ngành bảo hiểm, bất động sản, công nghiệp chung, công nghệ, dầu khí, dịch vụ tài chính, khai khống khác, sản xuất thực phẩm, truyền thông, vật liệu xây dựng, vận tải đường thủy, xây dựng, y tế và bán chứng khoán, đồng thời hạn chế giao dịch vào thứ hai đối với các chứng khốn có biến động mạnh như các chứng khốn tại HNX, các chứng khốn có vốn hóa từ 100 tỷ đồng đến 10,000 tỷ đồng, các chứng khoán ngành bảo hiểm, công nghiệp chung, cơ khí, cơng nghệ, dầu khí, đồ dùng cá nhân và gia dụng, dịch vụ hỗ trợ, dịch vụ tài chính, dịch vụ vận tải, giấy lâm nghiệp, hóa chất nơng nghiệp, kim loại cơng nghiệp, khai khống khác, mía đường, ô tô xe máy, thiết bị điện tử, than, vật liệu xây dựng, vận tải đường thủy, xây dựng. Đây là chiến lược dễ áp dụng dành cho các nhà đầu tư khơng ưa thích rủi ro và đã được nhiều nhà nghiên cứu chứng minh là giảm được rủi ro cho nhà đầu tư một cách khá chắc chắn.

4.2.5 Tính tốn thuế và các chi phí giao dịch

Kết quả nghiên cứu kiểm định chưa thể hiện được tình huống có thuế và chi phí giao dịch mà hai loại chi phí này có thể làm triệt tiêu lợi nhuận hoặc thậm chí làm cho nhà đầu tư bị lỗ nếu áp dụng rập khuôn hiệu ứng ngày trong tuần. Tiếp theo ví dụ ở trang 49 về ngành dụng cụ cá nhân và gia đình, với mức thuế 0.05% cho mỗi giao dịch (chưa tính đến phí), lợi nhuận mà nhà đầu tư nọ thu được sẽ chỉ còn là 1 tỷ * (e0.0030890

– 1)* 4 – 1 tỷ * 0.05% *4 = 10,375,104 VND.

4.2.6 Cập nhật các quy luật của thị trƣờng và đánh giá lại kinh nghiệm

Nhà đầu tư cần thường xuyên tìm hiểu quy luật của thị trường và nhìn lại các kinh nghiệm đầu tư đã tích lũy được. Ngun nhân là vì thị trường ln ln thay

đổi. Hiệu ứng ngày trong tuần cũng được kết luận là đã và đang dần dần biến mất tại một số thị trường trên thế giới khi các thị trường này ngày một trở nên hiệu quả hơn. TTCKVN cũng sẽ khơng nằm ngồi quy luật chung. Hơn nữa, việc phát hiện ra hiệu ứng này có thể dẫn đến việc các nhà đầu tư cùng hành động làm triệt tiêu lợi ích của nhau. Các nhà đầu tư sẽ cùng bán chứng khoán vào thứ sáu và cùng mua chứng khoán vào thứ ba làm cho giá vào thứ sáu giảm xuống và giá vào thứ ba tăng lên, kết quả là hiệu ứng ngày trong tuần sẽ bị biến mất hoặc thậm chí là xuất hiện các hiệu ứng đảo ngược. Khi đó thì những kinh nghiệm của nhà đầu tư vào giai đoạn trước sẽ trở nên vơ ích.

4.2.7 Nâng cao hiểu biết và tránh tâm lý bầy đàn

Nhà đầu tư cần tránh tâm lý bầy đàn và những yếu tố tâm lý khơng có cơ sở khoa học. Để làm được điều này cần có một q trình học hỏi nâng cao kiến thức và tích lũy kinh nghiệm cá nhân một cách lâu dài. Điều cơ bản là không chỉ đầu tư chứng khoán như một canh bạc và khi cần thiết phải biết tách mình ra khỏi đám đông.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu ứng ngày trong tuần trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 70 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)