Làn sóng sáp nhập và mua lại ở Mỹ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp sáp nhập và mua lại góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 32 - 36)

2.1 SÁP NHẬP VÀ MUA LẠI NGÂN HÀNG TRÊN THẾ GIỚI

2.1.1 Làn sóng sáp nhập và mua lại ở Mỹ

Hiện nay, việc sáp nhập, mua lại hay hợp nhất các ngân hàng là hiện tượng phổ biến ở các nước mà điển hình nhất là hệ thống ngân hàng Mỹ. Mỹ là nơi diễn ra các cuộc đại sáp nhập lớn đầu tiên của thế giới, bắt đầu từ những năm 1895 đến 1905. Trong suốt thời gian này, các công ty nhỏ sáp nhập với nhau và tạo ra những công ty quy mô lớn hơn để thống trị thị trường, có đến hơn 1800 cơng ty đã biến mất trong các cuộc đại sáp nhập này. Để hình dung được tầm cỡ của cuộc đại sáp nhập này, cần biết rằng tổng giá trị các công ty sáp nhập năm 1900 bằng 20% GDP của Mỹ tại cùng thời điểm, trong khi tỷ lệ này trong năm 1990 là 3% và từ năm 1998-2000 vào khoảng 10%-11% GDP. Hoa Kỳ còn tiếp tục chứng kiến bốn làn sóng sáp nhập nữa vào năm 1992, nữa sau thập niên 60, nửa đầu thập niên 80 và nửa sau thập niên 90.

Riêng đối với lĩnh vực tài chính ngân hàng là bị ảnh hưởng rất lớn từ các cuộc đại sáp nhập này. Từ năm 1980 đến 2003, số lượng ngân hàng ở Mỹ đã giảm từ 16.000 xuống chỉ còn 8.000 ngân hàng, năm 1985, nước Mỹ có 14.000 ngân hàng thì 10 năm sau chỉ còn 11.500 ngân hàng và trung bình trong thập niên 80

mỗi năm có 355 vụ M&A và thập niên 90 là gần 400. Quá trình phát triển của hệ thống ngân hàng ở Mỹ nói chung và sự hình thành phát triển các cuộc sáp nhập, tổ chức lại Ngân hàng ở Mỹ phụ thuộc lớn vào các chính sách vĩ mô và các đạo luật dành riêng cho ngành ngân hàng.

Sau cuộc khủng hoảng tín dụng nhà đất tại Hoa Kỳ nổ ra vào giữa năm 2007, hoạt động M&A trong lĩnh vực ngân hàng trên thế giới xảy ra với tốc độ nhanh chưa từng thấy. Tại Hoa Kỳ, từ đầu năm 2009 đến đến 06/06/2009, đã có 37 ngân hàng buộc phải đóng cửa và phải bán tài sản của mình so với 25 ngân hàng bị đóng cửa trong năm 2008. Tính đến hết quý 1/2009, FDIC đã đưa trên 300 ngân hàng Hoa Kỳ vào diện “có vấn đề” so với 252 ngân hàng vào quý 4/2008 – cao hơn 21% so với cùng kỳ năm 2008 và cao nhất trong 15 năm. Trong năm 2009, vụ sụp đổ lớn nhất là ngân hàng Bank United vào ngày 21/05/2009 được giải quyết theo hình thức bán cho các nhà đầu tư tư nhân và vẫn hoạt động với tên gọi cũ.

Xu hướng chiến lược này đã được thực hiện với điển hình là Citibank và Wells Fargo:

-Tập đồn tài chính ngân hàng Citigroup: Có trụ sở chính đặt tại NewYork, được hình thành từ quá trình sáp nhập Citicorp và Travelers Group. Đây là một trong những tập đoàn hàng đầu của Mỹ, hoạt động theo mơ hình tập đồn đa quốc gia và có mặt trên 100 quốc gia với cơng ty mẹ là Citibank.

Năm 1995 Citicorp sáp nhập với First National (NewYork) để trở thành một tổ hợp ngân hàng với tên gọi là First National Citi Bank. Năm 1968, ngân hàng này cải tổ để trở thành công ty mẹ (Holding company) và hình thành một tập đồn ngân hàng mang tên là First National Citycorp (đến năm 1974 đổi tên thành Citicorp) với hoạt động trọng tâm là các dịch vụ tài chính và ngân hàng bán lẻ. Trong những năm 1980 Citibank đã mua lại một số tổ chức tài chính ở San Francisco, Chicago, Miami và Washington DC và đến năm 1998 thực hiện sáp nhập với Travelers Group, một công ty kinh doanh thẻ nổi tiếng theo hợp đồng trị giá 36,3 tỷ USD để trở thành một tập đoàn TCNH hàng đầu thế giới là tập đoàn Citigroup ngày nay. Tiếp đó, tháng 05/2001 tập đồn tài chính Citigroup tun bố đã mua lại Tập đồn ngân hàng lớn nhất Mexico là tập đoàn Banacci với cái giá phải trả lên đến 12,5 tỷ USD. Đây là một trong những thương vụ mua bán lớn nhất trong lịch sử M&A cho đến thời điểm đó.

Kết quả mang lại theo ông Sandy Weill-chủ tịch tập đoàn là năng lực cạnh tranh của tập đoàn Citigroup được gia tăng đáng kể, mạng lưới rộng lớn và khoản lợi nhuận đầu tiên là tiết kiệm tới 200 triệu USD/một năm trong chi phí chuyển giao cơng nghệ và nhất là chi phí cho hoạt động huy động vốn thấp hơn.

Hình 3: Hệ thống Ngân hàng Mỹ giai đoạn 2008 - 2009

Hệ thống Ngân hàng Mỹ giai đoạn khủng hoảng 2008 - 2009

25 37 252 300 0 50 100 150 200 250 300 350 2008 2009 Năm Số l ƣợ ng N H NH đóng cửa NH thuộc diện có vấn đề

-Tập đồn TCNH JP Morgan Chase: Tháng 10 năm 2000, tập đoàn Morgan đã tạo ra một sự kiện đặc biệt trong ngành tài chính thế giới khi ký kết một hiệp ước sáp nhập với tập đoàn Chase Manhattan bằng một thoả thuận trị giá 29,5 tỷ USD. Ngân hàng hình thành từ hai tập đồn khổng lồ này trở thành ngân hàng cho các nhà tài phiệt lớn mà tên tuổi của họ đã làm nên sức mạnh của tầng lớp tư sản của Mỹ.

Thương vụ này diễn ra khi cả hai tập đoàn này muốn tăng sức mạnh để cạnh tranh với các đối thủ của họ, trên thực tế đây là thương vụ mà đơi bên cùng có lợi: Morgan muốn mở rộng quy mơ thị trường tài chính khổng lồ mà Chase khơng có và Chase mong muốn phát triển nhanh chóng trong lĩnh vực tài chính đầu tư và ăn theo danh tiếng của Morgan. Kết quả mang lại là ngày nay người ta thường nhắc đến Morgan với cái tên J.P. Morgan Chase, có chi nhánh hoạt động tại hơn 50 quốc gia trên thế giới với tổng tài sản hơn 793 tỷ USD, chỉ thua Citigroup.

Hình 4: Hoạt động M&A của Mỹ (Nguồn: Thomson Reuters)

Xu hướng các ngân hàng chuyển sang cơ cấu thu nhập chủ yếu từ lãi sang từ thu phí dịch vụ dẫn đến xu hướng sáp nhập và mua lại giữa các tổ chức ngân hàng với nhau hoặc giữa một chủ thể tài chính ngân hàng với một chủ thể tài chính phi ngân hàng. Hành động này nhằm mục đích mở rộng chuỗi sản phẩm phục vụ và tăng cường các sản phẩm giá trị gia tăng, các sản phẩm trọn gói….. Do vậy, việc sáp nhập và mua lại giữa các tổ chức ngân hàng với các công ty bảo hiểm, các công ty môi giới, các ngân hàng đầu tư trở nên phổ biến hơn. Ngân hàng tiến hành sáp nhập và mua lại có thể trở thành một siêu thị tài chính bởi lẽ nó đã mua tất cả các

cơng ty cung cấp các sản phẩm này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp sáp nhập và mua lại góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)