2.2 THỰC TIỄN M&A GÓP PHẦN NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH
2.2.3.2 Thực tiễn M&A góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh các
Trong những năm gần đây, khi nền kinh tế Việt Nam bắt đầu hoà nhập với nền kinh tế tồn cầu thì cũng là lúc nền kinh tế cũng chịu ảnh hưởng bởi trào lưu hoạt động M&A trên các lĩnh vực. Hoạt động M&A ở nước ta đã được khởi động từ năm 2000, đến năm 2005 cả nước có 18 thương vụ M&A với tổng giá trị là 61 triệu đô la. Năm 2006, số thương vụ M&A là 32 với tổng giá trị là 245 triệu đô la. Những cuộc giao dịch M&A điển hình như Quỹ Jactar & HAGL; Manulife & Chinfon; Vinacapital & DHG; Campina & Vinamilk; Vinamilk & Sài Gòn Milk; ANZ & SSI; Dragon Capital & Ree; Jascar & Ever Fortune; DVSC & Transeco; Indochina Capital & Mai Linh; Kinh Đô mua kem Wall’s; Anco& Nhà máy Nestle Ba Vì.... dưới các hình thức và phương thức đa dạng và phong phú.
Tuy nhiên, trong lĩnh vực ngân hàng, hoạt động M&A có phần “trầm lắng” hơn và vẫn chưa có giao dịch nào tầm cỡ trong khi ở các nước trên thế giới sáp nhập ngân hàng luôn là một ngành đứng đầu về số vụ và quy mô. Điều này là do đặc trưng phát triển của ngành ngân hàng Việt Nam sẽ được phân tích sau đây.
* Những giao dịch sáp nhập, mua lại trong lĩnh vực ngân hàng Việt Nam
Bảng 6: Các giao dịch M&A ngân hàng trong những năm gần đây
Ngân hàng thu mua Ngân hàng mục tiêu
NHTMCP Phương Nam
NHTMCP Đồng Tháp NHTMCP Đại Nam
Quỹ TDND Định Cơng Thanh Trì Hà Nội; NHTMCP Nông Thôn Cái sắn NHTMCP Châu Phú
NHTMCP Đông Á NHTMCP Tứ Giác Long Xuyên;
NHTMCP Nông thôn Tân Hiệp NHTMCP Sài Gịn Thương Tín NHTMCP Thạnh Thắng
NHTMCP Đà Nẵng Cơng ty Tài chính Sài Gịn SFC thành lập NHTMCP Việt Á NHTMCP Phương Đông NHTMCP Nông thôn Tây Đô
NHĐT&PTVN NH Nam Đô
Nguồn: Tổng hợp từ các website của các Ngân hàng
Theo kết quả thống kê ở trên, ta nhận thấy hầu hết các giao dịch M&A trong lĩnh vực ngân hàng đều là việc sáp nhập từ một NHTMCP đô thị với một NHTMCP nơng thơn. Đặc trưng này, được giải thích bởi các nguyên nhân:
- Xét về nguyên nhân vĩ mô từ sự quản lý chấn chỉnh hoạt động của Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam đối với các NHTM thông qua các đề án chấn chỉnh các NHTM theo từng thời kỳ.
Từ năm 1990 đến năm 1996, thực hiện các Pháp lệnh về Ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước đã cấp giấy phép hoạt động cho 20 NHTMCP nơng thơn, trong đó 10 ngân hàng được thành lập trên cơ sở điều chỉnh từ các hợp tác xã tín dụng trước Pháp lệnh, 10 ngân hàng được cấp giấy phép thành lập mới. Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế mới, các NHTMCP còn nhiều hạn chế, đang phải đương đầu với nhiều thách thức như: nguồn vốn còn nhỏ bé, khả năng quản trị điều hành còn bất cập, hoạt động Ngân hàng mới tập trung chủ yếu ở các dịch vụ truyền thống, chưa mang tính hiện đại hố cao, cơng nghệ thơng tin cịn lạc hậu… Những thách thức này còn lớn hơn đối với các NHTMCP nơng thơn, bởi vì đó là những tổ chức tín dụng với quy mơ rất nhỏ, hoạt động trên những địa bàn có nhiều rủi ro hơn các ngân hàng khác. Vì vậy, các Ngân hàng TMCP nông thôn cần được củng cố, chấn chỉnh và sắp xếp lại nhằm tăng khả năng cạnh tranh, khẳng định sự tồn tại bền vững trong điều kiện mới, tránh rủi ro có thể tác động ảnh hướng tới hệ thống và nền kinh tế thông qua các Đề án chấn chỉnh, sắp xếp lại hoạt động của các ngân hàng thương mại kèm theo Quyết định 212/1999/QĐ-TTg, quyết định 20/2000/QĐ-NHNN5 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc phê duyệt phương án chấn chỉnh hoạt động của các tổ chức tín dụng cổ phần và Quyết định số 1557/QĐ- NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phê duyệt Đề án cơ cấu lại NHTMCP.
Trên cơ sở thực trạng các NHTM hiện nay, xu thế phát triển của hệ thống Ngân hàng trong tương lai và cơ sở pháp lý hình thành loại hình NHTM, Đề án này được xây dựng nhằm các mục tiêu:
- Chỉnh sửa mơ hình cho đúng quy định của Luật các tổ chức tín dụng, tạo điều kiện để các Ngân hàng hoạt động bình đẳng, tránh tình trạng chia cắt thị trường bằng các quy định hành chính.
- Giảm bớt số lượng các NHTM nhỏ, từng bước hình thành những ngân hàng có tiềm lực vốn lớn, cơng nghệ hiện đại, có đủ năng lực cạnh tranh trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.
- Thực hiện chiến lược phát triển ngành: nâng cao khả năng cạnh tranh của các ngân hàng Việt Nam.
Để đạt được các mục tiêu trên, cần phải có thời gian và bước đi thích hợp, đảm bảo sự an tồn của hệ thống, sự ổn định và phát triển bền vững của mỗi ngân hàng. Do đó, giải pháp cơ cấu lại các NHTM được dựa trên cơ sở phân loại các ngân hàng theo 2 hướng:
Một là: Các ngân hàng tăng đủ vốn theo lộ trình quy định thì các Ngân hàng
này có thể thay đổi giấy phép hoạt động như Ngân hàng TMCP đô thị hoặc hoạt động theo giấy phép cũ.
Hai là: Các ngân hàng không đủ điều kiện tăng vốn theo lộ trình quy định
được khuyến khích sáp nhập, hợp nhất vào các NHTM khác có tiềm lực về vốn và năng lực tài chính, hoặc sử dụng các biện pháp cưỡng chế Nhà nước như nhu hồi giấy phép đối với các ngân hàng nhỏ, hoạt động yếu kém nhưng khơng có biện pháp khắc phục cũng như tăng quy mô vốn, hoặc cho phép xử lý phá sản đối với ngân hàng theo quy định của Pháp luật về phá sản.
- Xét về nguyên nhân từ kết quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần:
Quá trình hình thành và phát triển cịn khá mới mẻ, vốn ít, thiếu kinh nghiệm trong vấn đề quản lý, điều hành kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng, lại hoạt động trong môi trường kinh tế có nhiều biến đổi và cạnh tranh lớn nên các ngân hàng
nhỏ đã tỏ ra hoạt động khơng có hiệu quả, phát sinh các khoản nợ khó địi. Mặt khác, một phần cũng từ chính các tổ chức tín dụng cổ phần này không thực hiện nghiêm túc các quy định về quản lý rủi ro và không đảm bảo được các hệ số an toàn trong hoạt động. Hệ quả tất yếu của hoạt động thiếu lành mạnh này là việc các tổ chức tín dụng cổ phần này lâm vào tình trạng mất kiểm sốt trong hoạt động và phải chịu sự kiểm soát đặc biệt của Ngân hàng Nhà nước.
Từ nguyên nhân trên, các NHTMCP nhỏ phải đứng trước sự lựa chọn là tuyên bố phá sản, thanh lý giải thể, bị thu hồi giấy phép hoạt động và thực hiện mua bán, sáp nhập với các tổ chức tín dụng khác. Tuy nhiên, sự lựa chọn sáp nhập vào tổ chức tín dụng khác là sự lựa chọn tối ưu và được Ngân hàng Nhà nước khuyến khích bởi lẽ nếu một NHTMCP dù nhỏ nhưng nếu phá sản sẽ ảnh hưởng dây chuyền đến cả hệ thống, đồng thời sẽ rất tốn kém cho thủ tục phá sản cũng như gây lãng phí của cải xã hội quan trọng hơn cả là đánh mất niềm tin của dân chúng đối với hệ thống ngân hàng còn non trẻ và năng lực cạnh tranh còn khá hạn chế như ở Việt Nam.
* Các giao dịch là tiền đề cho hoạt động M&A ngân hàng
Từ khi Việt Nam bắt đầu mở cửa lĩnh vực tài chính ngân hàng cho các nhà đầu tư nước ngồi thơng qua việc ký kết các hiệp định thương mại Việt - Mỹ và hiệp định chung về thương mại dịch vụ của WTO, các giao dịch M&A đang là sự lựa chọn tốt cho các nhà đầu tư nước ngoài, trước mắt bằng cách trở thành đối tác chiến lược của các NHTM trong nước. Bởi lẽ:
Việt Nam đã có lộ trình mở cửa dịch vụ tài chính khi gia nhập WTO, nhưng cánh cửa này vẫn còn hạn chế. Việc thành lập ngân hàng liên doanh hoặc 100% vốn nước ngồi cịn gặp rất nhiều khó khăn về thủ tục pháp lý, quy định vốn điều lệ tối thiểu, chứng minh tài sản và tiềm lực tài chính.
Mặc dù các tổ chức làm việc chuyên nghiệp, có kinh nghiệm quản lý nhưng các ngân hàng này chưa thơng hiểu thị trường nội địa, thói quen tiêu dùng rất khó khăn trong việc tiếp cận các khách hàng, đặc biệt là khách hàng cá nhân. Hơn nữa, việc mở rộng mạng lưới chi nhánh cũng không dễ dàng để có thể nhanh chóng
chiếm được thị phần, vốn là thế mạnh của các ngân hàng nội địa. Đây cũng là một trong những bước đi đầu tiên của các tổ chức tài chính nước ngồi muốn thực hiện các vụ thâu tóm, mua bán, sáp nhập vẫn thường được sử dụng trên thế giới cho các cuộc sáp nhập xuyên biên như ở Châu Mỹ và Châu Âu đã diễn ra.
Bảng 7: Các hoạt động mua bán cổ phần cho đối tác nƣớc ngoài
Ngân hàng thu mua Ngân hàng mục tiêu Tỷ lệ
nắm giữ cổ p h ầ n
Cty tài chính Quốc Tế (IFC - WB) Bank of Novascotia - Canada
NHTMCP Công thương 10% 15% Ngân Hàng OCBC –Singapore NHTMCP Ngoài quốc
doanh
10%
Ngân Hàng HSBC NHTMCP Kỹ thương 20%
Deutsche Bank NHTMCP Nhà Hà Nội 20%
Tập đồn tài chính UOB NHTMCP Phương Nam 10%
NH BNP Baribas NHTMCP Phương Đông 10%
Standard Chartered Bank NHTMCP Á Châu 15% REE, NH ANZ
Dragon Finanancial Holdings
Cơng ty Tài chính Quốc Tế
NHTMCP Sài gịn Thương tín 9.79% 8.17% 7 . 6 3 %
Nguồn: từ các website của các ngân hàng thƣơng mại
Điển hình trong hoạt động này là:
IFC đầu tư khoảng 182 triệu USD để nắm giữ 10% cổ phần tại VietinBank và trở thành cổ đông chiến lược nước ngoài của ngân hàng này; đồng thời IFC cung cấp khoản vay thứ cấp đạt tiêu chuẩn vốn tự có cấp hai, trị giá 125 triệu USD với lãi suất Libor 6 tháng và 1,5%/năm trong thời gian 10 năm, hỗ trợ kế hoạch cổ phần hóa khu vực ngân hàng của Việt Nam và giúp tăng cường khả năng tiếp cận tài chính cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Theo Vietinbank, ngày 10/03/2011, Cơng ty Tài chính Quốc tế (IFC) và Quỹ đầu tư cấp vốn IFC đã chuyển đủ tiền đặt mua toàn bộ số cổ phần theo Hợp đồng đặt mua cổ phần đã ký kết cho VietinBank
là 1.854 tỷ đồng. Tính đến thời điểm này VietinBank có tổng vốn điều lệ là 18.712 tỷ đồng. Như vậy, vào 03/2011 thì VietinBank đã trở thành ngân hàng có tổng vốn điều lệ dẫn đầu trong khối các ngân hàng thương mại cổ phần của Việt Nam và hiện nay trong Hội đồng Quản trị đã có sự tham gia của đại diện IFC. Thương vụ mua bán này đã nâng năng lực cạnh tranh của Vietinbank lên một tầm cao mới: các tổ chức kinh tế trong nước và quốc tế quan tâm hợp tác, vào tháng 09/2011 Vietinbank là NHTM đầu tiên của Việt Nam mở chi nhánh tại Châu Âu với trụ sở được đặt tại Frankfurt - Đức góp phần mở rộng mạng lưới của Vietinbank ra Châu Âu và đem sản phẩm của mình phục vụ kiều bào địa phương, tương lai sẽ thu hút nguồn kiều hối không nhỏ từ đây về Việt Nam để phát triển hệ thống, phát triển kinh tế nước nhà.
Điển hình tiếp theo trong hoạt động này là: Ngân hàng TMCP Kỹ Thương (Techcombank), tháng 12/2005 Ngân hàng HSBC tiến hành ký kết hợp đồng mua 10% cổ phần của Techcombank với giá trị 27 triệu USD. Đầu tư vào Techcombank cho phép HSBC tham gia sâu hơn nữa vào thị trường tài chính đang phát triển khá nhanh ở Việt Nam. Còn Techcombank sẽ nhận được sự hỗ trợ ký thuật tiên tiến từ phía HSBC. Techcombank là ngân hàng cổ phần lớn thứ ba tại Việt Nam với tổng tài sản trị giá 482 triệu đô la Mỹ cho tới ngày 31/12/2004. HSBC là một trong những ngân hàng nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư 30 triệu đô la Mỹ. Ngân hàng có hai chi nhánh, một ở Hà Nội, một ở TP.HCM với tổng số nhân viên 190 nhân viên. Sau khi thực hiện hợp đồng hợp tác thì chỉ một năm sau (2006), Techcombank đã tận dụng được lợi thế từ đối tác để có kết quả kinh doanh rất khả quan với tổng tài sản vượt 1 tỷ USD, đạt gần 18.000 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 355,86 tỷ đồng. Doanh thu cả năm 2006 của Techcombank là 1.463 tỷ đồng, trong đó doanh thu thuần từ khu vực dịch vụ đạt 132 tỷ đồng.
Sau đó, tháng 7 năm 2007 Techcombank được Ngân hàng Nhà nước cho phép bán thêm 5% cổ phần cho HSBC, nâng tỷ lệ sở hữu cổ phần của HSBC tại Techcombank lên 15%. Ngoài việc tăng cổ phần đầu tư, HSBC cam kết dành 13,5 triệu USD để hỗ trợ các thỏa thuận cung cấp dịch vụ kỹ thuật cho Techcombank
trong thời gian 5 năm và cả hai bên đều có dự định mở rộng thêm cơ hội hợp tác kinh doanh. Thành quả của việc hợp tác chiến lược này thể hiện như sau:
+ Tổng tài sản đạt gần 2,5 tỷ USD, tăng gấp 2 lần so với năm 2006.
+ Trở thành ngân hàng có mạng lưới giao dịch lớn thứ hai trong khối ngân hàng TMCP với gần 130 chi nhánh và phòng giao dịch tại thời điểm cuối năm 2007.
+ Hoàn thiện hệ thống corebanking. Phát triển vượt bậc trong dịch vụ thẻ với tổng số lượng phát hành đạt trên 200.000 thẻ các loại.
+ Là ngân hàng Việt Nam đầu tiên và duy nhất được Financial Insights công nhận thành tựu ứng dụng công nghệ đi đầu trong giải pháp phát triển thị trường.
+ Nhận giải thưởng “Thương mại Dịch vụ - Top Trade Services 2007” - giải thưởng dành cho những doanh nghiệp tiêu biểu.
Ngoài ra, các ngân hàng thương mại và doanh nghiệp trong nước trong những năm gần đây cũng thực hiện các giao dịch M&A với nhau và với các tổ chức tài chính khác bằng hình thức sở hữu cổ phần chéo:
Bảng 8: Hoạt động nắm giữ cổ phần chéo giữa các ngân hàng trong nƣớc
Bên mua Mục tiêu
Tập đồn VNPT thơng qua VnPost LienVietBank Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
Liên Doanh Quản lý Đầu tư chứng khốn Vietcombank
NHTMCP Sài Gịn Thương tín NHTMCP Á Châu
NHTMCP Gia định
Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam. NHTMCP Sacombank
NHTMCP Phát Triển Nhà
TP.HCM Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
NHTMCP Sacombank
NHTMCP Phương Đông
Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam
NHTMCP Sacombank NHTMCP Quân Đội NHTMCP Nhà Hà Nội
NHTMCP Á Châu NHTMCP Việt Nam Thương
Tín; NHTMCP Đại Á; NHTMCP Kiên Long
NHTMCP VP Bank NHTMCP Mỹ Xuyên
NHTMCP Á Châu
Cơng ty cổ phần Đầu Tư chứng khốn Bản Việt Cơng ty Tài chính Dầu Khí
Quỹ đầu tư chứng khốn Việt Nam
Cơng ty Cổ Phần Đầu Tư Tài chính Sài Gòn Á – Âu
NHTMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam
Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam
NHTMCP Dầu Khí Tồn Cầu
Cơng ty Tài Chính Dầu Khí
NHTMCP Đại Dương
Nguồn: từ các website của Ngân hàng thƣơng mại
Điển hình trong hoạt động này là: tháng 02/2011, thương vụ M&A đầu tiên
trong năm 2011 ở lĩnh vực tài chính-ngân hàng Việt Nam khi một tập đoàn nhà nước (VNPT thơng qua VnPost) góp vốn vào một NHTM cổ phần bằng cả tiền và giá trị của cả một công ty (VPSC). Khi VPSC được sáp nhập vào LienVietBank, từ khởi đầu là NHTMCP được thành lập dự kiến LienVietBank không chỉ tăng được vốn điều lệ từ 3.650tỷ đồng (tính đến 30/12/2010) lên gần 5.000 tỷ đồng mà còn cùng với Agribank trở thành ngân hàng thương mại có hệ thống mạng lưới lớn nhất trong cả nước (tính đến 03/2011): 13.000 điểm giao dịch gắn trong hệ thống bưu cục. Hơn 10.000 tỷ đồng nguồn vốn huy động của VPSC cũng sẽ được chuyển về LienVietBank theo quy định của pháp luật, bảo đảm quyền lợi của người gửi tiền.
Với cộng đồng thì khi NHTMCP Bưu điện Liên Việt ra đời sẽ nâng cao hơn chất lượng dịch vụ và đa dạng hóa hơn nữa các sản phẩm tài chính ngân hàng nhằm hiện thực hóa triển vọng “Ngân hàng của mọi gia đình Việt Nam” mà một định
hướng trong đó là Ngân hàng TMCP đầu tiên dành cho người nghèo, các hộ nông