3.1 XU HƢỚNG NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH NHTM QUA
3.1.2.2 Ngân hàng lớn sáp nhập và mua lại ngân hàng nhỏ
Đây sẽ là xu hướng sẽ có nhiều khả năng xảy ra nhất trong giai đoạn sắp tới, khi các ngân hàng nhỏ gặp khó khăn trong điều kiện kinh tế khắc nghiệt như hiện nay và trong thời gian sắp tới. Các ngân hàng lớn cũng đang ngấm ngầm chạy đua chuẩn bị chiến lược mua lại các ngân hàng nhỏ hơn để mở rộng thị trường.
+ Hình thức sáp nhập các ngân hàng lớn với các ngân hàng nhỏ diễn ra như sau:
- Giai đoạn đầu, các ngân hàng lớn sẽ tham gia góp vốn, liên doanh, liên kết và trở thành cổ đông chiến lược với các ngân hàng nhỏ hơn.
- Giai đoạn tiếp theo, các ngân hàng lớn sẽ tiến hành sáp nhập, mua lại các ngân hàng nhỏ hơn.
+ Những ưu điểm và những khó khăn khi thực hiện: - Ưu điểm
Các ngân hàng lớn trước hết sẽ trở thành cổ đông chiến lược trong các ngân hàng nhỏ hơn để nâng cao năng lực điều hành và tài chính đồng thời trợ giúp kỹ thuật trong các lĩnh vực như quản trị ngân hàng, dịch vụ ngân hàng bán lẻ, bán buôn, quản lý rủi ro, công nghệ thông tin và nguồn nhân lực. Vì các ngân hàng nhỏ vẫn cịn đất sống và phát triển, chưa khai thác hết tiềm năng cũng như lợi thế của mình thì các ngân hàng lớn sẽ chưa tính đến việc sáp nhập hay mua lại. Các ngân hàng lớn sẽ nghĩ đến việc mua lại, sáp nhập khi các ngân hàng nhỏ khơng cịn nguồn lực để khai thác thị trường cũng như tiềm năng của mình.
- Những khó khăn khi thực hiện:
Các ngân hàng nhỏ và các ngân hàng lớn có những dịng sản phẩm khác nhau, phân khúc thị trường không đồng nhất, văn hóa làm việc khác nhau, việc về sống “chung dưới một mái nhà” giai đoạn đầu sẽ rất khó khăn để tạo ra sự hòa hợp và đạt được những giá trị như mong muốn.
+ Giá trị cộng hưởng sau hoạt động M&A
- Giá trị cộng hưởng hoạt động: Khả năng làm giá lớn hơn xuất phát từ việc giảm bớt cạnh tranh và nâng cao thị phần, dẫn tới thu nhập từ hoạt động và lợi nhuận
cao hơn. Đặc biệt, các ngân hàng lớn có được nguồn khách hàng, các chi nhánh, nhân sự ở những phân đoạn thị trường mà các ngân hàng nhỏ đã xây dựng.
- Giá trị cộng hưởng tài chính: thể hiện dưới dạng luồng tiền lớn hơn và chi phí huy động vốn thấp hơn hoặc cả hai. Cụ thể, có thể khai thác nguồn tiền gửi dư thừa từ các ngân hàng nhỏ để thực hiện các dự án cho vay của mình, đồng thời ngược lại, ngân hàng lớn sẽ đầu tư vào các dự án mà các ngân hàng nhỏ không đủ vốn để đầu tư hoặc bị khống chế các tỷ lệ an toàn về vốn của Ngân hàng Nhà Nước.
Các ngân hàng lớn tiến hành mua các ngân hàng nhỏ vì các lợi ích về thuế, ví dụ các ngân hàng lớn tận dụng các lợi thế về thuế để ghi tăng tài sản của ngân hàng bị mua hoặc sử dụng được khoản lỗ từ hoạt động kinh doanh thuần để giảm bớt thu nhập. Các ngân hàng có lãi mua một ngân hàng đang thua lỗ để giảm bớt gánh nặng về thuế, hoặc tăng mức khấu hao tài sản nhờ đó tiết kiệm chi phí thuế và tăng giá trị doanh nghiệp.