Vấn đề định giá và lựa chọn phƣơng pháp định giá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp sáp nhập và mua lại góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 85 - 87)

3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP

3.2.3.2 Vấn đề định giá và lựa chọn phƣơng pháp định giá

Định giá là một trong yếu tố đặc biệt quan trọng trong hoạt động M&A, vì nó góp phần vào việc thực hiện hay không thực hiện được một giao dịch M&A, nếu định giá ngân hàng mục tiêu quá cao so với giá trị thực thì ngân hàng thu mua sẽ bị khó khăn cho hoạt động của cơng ty mới sau hoạt động M&A. Còn nếu định giá quá thấp so với mong đợi của ngân hàng mục tiêu thì việc thương lượng sẽ kéo dài có khi là không thể thực hiện được giao dịch. Khi tiến hành định giá ngân hàng để thực hiện M&A cần chú ý những đặc trưng sau:

Phương pháp định giá giá trị doanh nghiệp đã rất khó và đa dạng, việc sử dụng các phương pháp khác nhau gây ra các kết quả khác nhau, có khi là cách biệt rất lớn. Định giá giá trị doanh nghiệp không chỉ là khoa học mà còn là nghệ thuật. Việc định giá trong hoạt động M&A càng khó khăn hơn. Bởi sản phẩm trong hoạt động mua bán này không đồng nhất, không doanh nghiệp nào giống doanh nghiệp nào ngay cả có quy mơ như nhau, thị trường tiêu thụ như nhau…

quyền bán hoặc không bán. Đặc biệt, trong trường hợp mua bán “thù địch”, người bán có khi cũng khơng chủ động được giá bán.

- Hầu hết, hoạt động M&A đều được tiến hành trong bí mật, NHTM bên mua định giá và nghiên cứu về NHTM mục tiêu và đưa ra giá mua trong khi NHTM mục tiêu vẫn chưa chuẩn bị để định giá cho chính mình. Trong q trình đàm phán, gần như thơng tin được bảo mật nên việc so sánh cách định giá của các giao dịch M&A là rất khó thực hiện.

Giá trị nhất định của một NHTM chỉ có thể được khẳng định khi NHTM tìm được một người mua thuận mua ở một cái giá người bán vừa bán. Trên cơ sở lý thuyết, giá trị NHTM gồm có giá trị cứng (có thể tương đối cân đong đo đếm được, như tổng tài sản hiện có, khả năng sinh lời…) cộng với giá trị thương hiệu.

- Giá trị doanh nghiệp được định theo một số giả thuyết chủ quan, khác với cái giá (price) là giá trị thuận mua vừa bán. Cái mà chủ doanh nghiệp quan tâm là cái giá cuối cùng mà người mua và người bán có thể gặp nhau. Mục đích định giá của bên mua và bên bán chỉ để thực tập bài toán giá trị với một số giả thuyết tương đối hợp lý, nhưng rất chủ quan có lợi cho bên họ, để làm khởi điểm cho cuộc thương thuyết mua bán. Tuy nhiên, cái giá cuối cùng giữa người mua và người bán phần lớn được quyết định bởi những yếu tố định tính chứ khơng phải định lượng.

Từ các phân tích trên chứng tỏ việc định giá trong hoạt động M&A là rất phức tạp. Ở thị trường Việt Nam hoạt động M&A ngân hàng vẫn chưa diễn ra nhiều, kinh nghiệm về lĩnh vực này còn khá mới mẻ. Tuy nhiên, để các ngân hàng chủ động bước vào cuộc chơi hội nhập này có thể thực hiện như sau:

+ Đối với các ngân hàng mục tiêu là các ngân hàng nhỏ chủ động muốn sáp nhập với một ngân hàng khác nhờ một đơn vị tư vấn độc lập đứng ra định giá bằng nhiều phương pháp khác nhau, trong cuộc họp cổ đơng có thể chọn ra giá trị tối thiểu phù hợp với ý muốn của các cổ đơng, sau đó rao bán hoặc cho đấu giá cơng khai. Với cách làm này, ngân hàng bán có thể chủ động được giá bán và việc thương lượng sẽ diễn ra nhanh chóng hơn cũng như làm hài lịng cả bên mua và bên bán.

được gì trong giao dịch này. Tuy nhiên, vấn đề còn lại là thông tin bất cân xứng trong các cuộc thương lượng. Ngân hàng thu mua không thể nắm bắt hết hoạt động của ngân hàng mục tiêu, báo cáo tài chính khơng thể phản ánh hết được giá trị của ngân hàng. Bởi lẽ, giá trị vơ hình như giá trị thương hiệu, các mối quan hệ, thị phần của ngân hàng, nguồn lực, khách hàng cấu thành trong giá trị của ngân hàng rất khó xác định. Chính vì thế, để khơng định giá bị sai lệch quá lớn, ngân hàng thu mua phải kết hợp nhiều phương pháp định giá khác nhau.

+ Theo chúng tơi, định giá theo phương pháp chiết khấu dịng tiền (DCF) là phương pháp cho ra giá trị tương đối xác thực nhất, tuy nhiên với điều kiện thông tin bất cân xứng phải là ít nhất và các báo cáo tài chính liên quan phải được các cơ quan chức năng kiểm tra thật chặt chẽ đảm bảo được tính minh bạch.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp sáp nhập và mua lại góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 85 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)