Kinh nghiệm xếp hạng tín dụng tại các NHTM Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn công thương (Trang 35 - 90)

1.3 Kinh nghiệm về XHTD trên thế giới và các NHTM tại Việt Nam

1.3.3 Kinh nghiệm xếp hạng tín dụng tại các NHTM Việt Nam

Các NHTM trong nước thực hiện xây dựng hệ thống XHTDNB theo tin thần điều 7 quyết định 493/2005/NHNN về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng của Thống đốc NHNN Viêt Nam, tiêu chuẩn Basel II và chuẩn mực kế toán quốc tế ISA với sự tư vấn của cơng ty kiểm tốn Ernst & Young.

Mục đích chung của các NHTM trong việc xây dựng hệ XHTD trước tiên là thực hiện theo yêu cầu của NHNN, tiếp đến là phục vụ cho việc đánh giá độ tin cậy của khoản vay nhằm hạn chế đến mức tối thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng, kết quả xếp hạng dùng làm cơ sở để quản trị rủi ro tín dụng theo từng danh mục khoản vay, sau cùng là phục vụ cho mục đích phân loại nợ và trích lập dự phịng.

Đối tượng xếp hạng của các Ngân hàng thương mại trong nước thường được phân chia làm 3 nhóm chính: tổ chức kinh tế, cá nhân, tổ chức tài chính.

Phương pháp để đánh giá xếp hạng thường là sử dụng phương pháp chuyên gia và phương pháp thông kê để đánh giá xếp hạng.

1.3.4 Bài học kinh nghiệm về xếp hạng tín dụng đối với SAIGONBANK

Từ thực tiễn XHTD tại các NHTM Việt Nam và một số tổ chức XHTD trên thế giới, luận văn rút ra một số bài học kinh nghiệm cho SAIGONBANK như sau:

Thứ nhất, hệ thống XHTD được xây dựng phải phù hợp với yêu cầu về phân

loại nợ của NHNN và phù hợp tình hình thực tế, đặc thù của Ngân hàng.

Thứ hai, hệ thống XHTD sử dụng phương pháp định tính và định lượng, kết

hợp với phương pháp chuyên gia và phương pháp thống kê, chấm điểm chỉ tiêu tài chính, phi tài chính theo từng loại khách hàng.

Thứ ba, đối tượng để chấm điểm được phân chia thành 03 nhóm chính: khách

hàng là tổ chức kinh tế, khách hàng cá nhân và khách hàng là định chế tài chính.

Thứ tư, các chỉ tiêu đánh giá phải phản ánh các yếu tố rủi ro của khách hàng và

được lượng hóa thành các điểm số. Kết quả đánh giá là điểm tổng hợp của nhiều tiêu chí, kết quả xếp hạng sử dụng ký hiệu để phân loại xếp hạng từ điểm tổng hợp.

Kết luận chương 1

Chương 1 luận văn đã trình bày khái quát cơ sở lý luận về XHTD đồng thời nêu lên mục tiêu, vai trò cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến XHTD tại NHTM.

Luận văn cũng đã giới thiệu sơ lược kinh nghiệm XHTD trên thế giới và hệ thống XHTD tại các NHTM trong nước, từ đó rút ra một số bài học kinh nghiệm về XHTD cho SAIGONBANK.

Trong chương 2, luận văn sẽ nghiên cứu thực trạng hệ thống XHTD, nêu lên những kết quả đạt được và các mặt còn hạn chế của hệ thống XHTD tại SAIGONBANK.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ HỆ THỐNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GỊN CƠNG

THƯƠNG

2.1 Giới thiệu về cơ cấu tổ chức và hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Sài Gịn Cơng Thương

2.1.1 Cơ cấu tổ chức tại Ngân hàng TMCP Sài Gịn Cơng Thương

Ngân hàng TMCP Sài Gịn Cơng Thương (SAIGONBANK) là Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam đầu tiên được thành lập trong hệ thống Ngân hàng cổ phần tại Việt Nam, ra đời ngày 16 tháng 10 năm 1987, trước khi có Luật Cơng Ty và Pháp lệnh Ngân hàng với vốn điều lệ ban đầu là 650 triệu đồng và thời gian họat động là 50 năm .

Sau hơn 25 năm thành lập, SAIGONBANK đã tăng vốn điều lệ từ 650 triệu đồng lên 3.034 tỷ đồng. Nhờ vốn điều lệ tăng trưởng qua từng năm SAIGONBANK đã thúc đẩy tăng trưởng nghiệp vụ, phát triển mạng lưới hoạt động, kết quả kinh doanh liên tục có lợi nhuận, cổ đơng nhận cổ tức khá cao từ đồng vốn đầu tư ban đầu. Tính đến thời điểm 31/12/2012, tổng tài sản của Ngân hàng TMCP Sài Gịn Cơng Thương đạt 15.459 tỉ đồng.

Cơ cấu tổ chức SAIGONBANK như Sơ đồ 2.1 bên dưới. Trong đó, tại Hội Sở bao gồm 13 phòng/Ban chức năng: Phịng kế tốn giao dịch, Kế tốn tài chính, Nguồn vốn, Thẩm định, Tín dụng, Tài trợ thương mại, Định chế tài chánh, Ngân quỹ, Công nghệ thông tin, Kế hoạch, Tổ chức hành chánh, Pháp chế, Ban quản lý rủi ro tín dụng.

Hội đồng quản trị: cơ quan quản trị của SAIGONBANK, quản trị Ngân hàng

theo quy định của pháp luật, điều lệ SAIGONBANK và đóng vai trị kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện chỉ tiêu do Đại Hội đồng Cổ đông giao.

Ban Tổng Giám đốc: cơ quan chỉ đạo, điều hành hoạt động kinh doanh của

Ngân hàng; đồng thời kiểm tra, đánh giá việc thực hiện của các chi nhánh vềcác chỉtiêu, công việc do Ban Tổng Giám đốc giao.

Ban kiểm soát: cơ quan kiểm tra hoạt động tài chính của SAIGONBANK, giám

sát việc chấp hành chế độ hạch toán, hoạt động của hệ thống kiểm tra và kiểm toán nội bộ của Ngân hàng.™

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của SAIGONBANK

2.1.2 Hoạt động kinh doanh chủ yếu và kết quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Sài Gịn Cơng Thương

2.1.2.1 Các hoạt động kinh doanh chủ yếu tại NH TMCP Sài Gịn Cơng Thương

- Hoạt động huy động vốn

Cùng với sự gia tăng về vốn điều lệ liên tục qua các năm từ 2009 đến 2012, nguồn vốn huy động của SAIGONBANK đã tăng 42% trong năm 2010 và duy trì ổn định trong giai đoạn 2010-2012. Trong điều kiện thị trường tài chính tiền tệ nhiều biến động, cạnh tranh huy động vốn gay gắt, SAIGONBANK đã duy trì được nguồn vốn hoạt động đảm bảo, khả năng thanh khoản an toàn.

Bảng 2.1: Tình hình hoạt động nguồn vốn của SAIGONBANK

Đơn vị tính: tỉ đồng Năm Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 06/2013 Tổng nguồn vốn hoạt động 11.876 16.812 15.942 15.459 15.126 Tổng vốn huy động 9.645 12.972 11.776 11.668 11.282 Vốn điều lệ 1.500 2.460 2.960 3.080 3.080

(Nguồn: Báo cáo thường niên SAIGONBANK)

Mặc dù quy mô huy động vốn của SAIGONBANK chưa có sự tăng trưởng tương xứng với mức tăng vốn điều lệ nhưng đã có sự chuyển dịch tích cực trong cơ cấu nguồn vốn huy động theo hướng giảm sự lệ thuộc vào thị trường liên Ngân hàng, tăng huy động vốn từ doanh nghiệp và dân cư. Thời điểm 31/12/2012, tổng số dư tiền gửi doanh nghiệp và dân cư đạt 11.059,66 tỉ đồng, chiếm tỷ trọng 95% nguồn vốn huy động, tăng 19% so với tỷ trọng của năm 2011. Riêng tiền gửi từ dân cư trong năm 2012 đã tăng 1.376,92 tỉ đồng (tỷ lệ tăng 20,65%).

Biểu đồ 2.1: Cơ cấu nguồn vốn huy động của SAIGONBANK

Cơ cấu nguồn vốn huy động

- 1.000 2.000 3.000 4.000 5.000 6.000 7.000 8.000 9.000 31/12/ 200 9 31/12/ 201 0 31/12/ 201 1 31/12/ 201 2 30/06/ 201 3 T ri ệu đ ồn g

Tiền gửi doanh nghiệp

Tiền gửi dân cư Tiền gửi các đối tượng khác

Về cơ cấu thời hạn của nguồn vốn huy động: cũng như nhiều NHTM cổ phần khác, vốn huy động ngắn hạn của SAIGONBANK vẫn chiếm chủ yếu. Cuối năm 2012, vốn huy động ngắn hạn đạt 8.774,76 tỉ đồng, chiếm 75,2% tổng vốn huy động.

Công tác huy động vốn trong năm 2012 tuy chưa đạt mục tiêu do Hội đồng quản trị đặt ra nhưng SAIGONBANK đã thành công trong việc tái cơ cấu nguồn vốn huy động theo hướng bền vững, tập trung vào nguồn tiền gửi từ dân cư, giảm lệ thuộc vào vốn vay liên Ngân hàng, vay thị trường mở, giảm rủi ro thanh khoản trong hoạt động. Hơn nữa, xét trong tình hình tâm lý người dân bất ổn do e ngại lạm phát, các Ngân hàng đẩy mạnh tăng lãi suất vượt trần quy định của NHNN để hút vốn thì việc duy trì tăng trưởng nguồn tiền gửi dân cư đồng thời vẫn chấp hành đúng chỉ đạo của Chính phủ, NHNN và UBND Thành phố trong chính sách huy động đã thể hiện nỗ lực đáng khích lệ của SAIGONBANK.

- Hoạt động cho vay

Đến cuối năm 2012, tổng dư nợ cho vay của SAIGONBANK đạt 10.861 tỉ đồng, tăng 1.140,31 tỉ đồng so với cuối năm 2009, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2009-2012 là 3%/năm. Tuy nhiên, tốc độ tăng dư nợ không đều trong 3 năm, nếu như năm 2010 và 2011 Saigonbank đạt tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay lần lượt là 7,5% và 7%, thì riêng năm 2012, do tác động của chính sách thắt chặt tiền tệ, ưu tiên kiềm chế lạm phát trong những tháng đầu năm và sự suy giảm năng lực tài chính doanh nghiệp … nên dư nợ cho vay giảm 318,79 tỉ đồng, tỷ lệ giảm 2,9%, so với năm trước.

Biểu đồ 2.2: Tình hình dư nợ cho vay của SAIGONBANK

T rong tổng dư nợ cho vay, dư nợ ngắn hạn ln chiếm tỷ trọng cao hơn và có khuynh hướng tăng dần trong những năm vừa qua. Đến cuối năm 2012, dư nợ ngắn hạn chiếm chủ yếu với tỷ trọng 75% tổng dư nợ. Ngược lại, dư nợ trung dài hạn đến cuối năm 2012 đã sụt giảm khá mạnh với mức giảm: 985 tỉ đồng so với cuối năm 2009, đây cũng là nguyên nhân làm tổng dư nợ cho vay tăng trưởng âm trong năm 2012.

Bảng 2.2: Cơ cấu dư nợ cho vay của SAIGONBANK theo thời hạn cho vay

Đơn vị tính: tỉ đồng

Năm

Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 06/2013

Dư nợ ngắn hạn 6.049 6.779 7.882 8.174 8.123 Dư nợ trung dài hạn 3.675 3.677 3.301 2.690 2.753

Tổng dư nợ 9.724 10.456 11.183 10.864 10.876

(Nguồn: Báo cáo thường niên SAIGONBANK)

Cơ cấu dư nợ cho vay theo đối tượng khách hàng của SAIGONBANK cho thấy dư nợ đối với khách hàng tổ chức và cá nhân khá đồng đều, cụ thể tại thời điểm 30/6/2013, dư nợ khách hàng cá nhân chiếm khoảng 46,4%, dư nợ khách hàng tổ chức chiếm 53,6%. Trong dư nợ khách hàng tổ chức thì gần như tồn bộ là dư nợ của đối tượng doanh nghiệp tư nhân và các tổ chức kinh tế ngoài quốc doanh.

Bảng 2.3: Cơ cấu dư nợ cho vay của SAIGONBANK theo đối tượng KH

Đơn vị tính: tỉ đồng

Năm

Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 06/2013

Khách hàng tổ chức 5.481,92 5.779,04 6.177,59 5.777,72 5.828,98 Khách hàng cá nhân 4.241,70 4.676,71 5.005,13 5.086,21 5.055,54

(Nguồn: Báo cáo thường niên SAIGONBANK )

Như vậy, tốc độ mở rộng tín dụng của SAIGONBANK trong giai đoạn 2009- 2012 ở mức khá thấp so với mức tăng vốn điều lệ của Ngân hàng. Kết quả này một phần phản ánh hiện trạng chung của hoạt động tín dụng Ngân hàng tại Việt Nam thời gian qua và chủ trương tăng trưởng thận trọng của Saigonbank, mặt khác cũng cho thấy hạn chế của SAIGONBANK trong việc mở rộng quy mô hoạt động. Tuy nhiên, việc khống chế nợ xấu ở mức dưới 5%, trích lập đúng và đủ dự phịng rủi ro theo quy định của NHNN và thực hiện đúng các chỉ đạo của NHNN từng thời kỳ về hoạt động tín dụng trong những năm qua là một kết quả đáng ghi nhận của SAIGONBANK.

- Hoạt động thanh toán đối ngoại

Doanh số thanh toán đối ngoại giai đoạn 2009-2012 đạt 1,39 tỷ USD. Hoạt động thanh toán đối ngoại bảo đảm an tồn, nhanh chóng, hạn chế tối đa lỗi phát sinh trong thực hiện điện thanh tốn nước ngồi, giữ vững được uy tín của SAIGONBANK trong quan hệ với 659 Ngân hàng đại lý tại 75 quốc gia.

- Hoạt động ngân quỹ và thanh toán trong nước

Tổng doanh số thanh toán trong nước giai đoạn 2009-2012 đạt 4.679 ngàn tỉ đồng. Cơng tác hạch tốn kế toán, theo dõi các khoản tiền chuyển đến chuyển đi đảm bảo kịp thời, chứng từ hợp lệ đầy đủ, đúng quy định của NHNN.

- Hoạt động quản lý nguồn vốn - kinh doanh ngoại tệ

Tiền gửi và cho vay trên thị trường liên Ngân hàng đến 31/12/2012 là 521,20 tỉ đồng, tăng 52,59% so với đầu năm. Doanh thu từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ năm 2012 chiếm 0,33% tổng doanh thu hoạt động của Ngân hàng năm 2012 .

Hoạt động nguồn vốn và kinh doanh ngoại tệ của SAIGONBANK luôn chấp hành đúng các quy định quản lý ngoại hối, giúp Ngân hàng duy trì tỷ lệ khả năng chi trả theo yêu cầu của NHNN, đồng thời ln đảm bảo uy tín của SAIGONBANK trong quá trình giao dịch liên Ngân hàng.

- Hoạt động góp vốn liên doanh

Đến 31/12/2012, SAIGONBANK đang góp vốn liên doanh vào các đơn vị: Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản SAIGONBANK 612,5 tỉ đồng, Ngân hàng TMCP Bản Việt 71,78 tỉ đồng, Cơng ty chứng khốn SAIGONBANK Berjaya 33 tỉ đồng, …. Số dư hoạt động góp vốn liên doanh cuối năm 2012 chiếm 4,73% tổng nguồn vốn và trong năm đã mang lại lợi nhuận 14,8 tỉ đồng cho SAIGONBANK.

- Hoạt động dịch vụ thẻ

SAIGONBANK đã phát triển được mạng lưới thanh toán gồm 81 máy ATM và 206 máy POS tại các tỉnh thành phố trong cả nước. Đến 31/12/2012, tổng số thẻ đã phát hành của SAIGONBANK là 238.668 thẻ, với số dư bình quân là 107,53 tỉ đồng.

Hoạt động kinh doanh thẻ của SAIGONBANK khơng chỉ góp phần tăng tiện ích cho khách hàng giao dịch mà cịn là cơng cụ để quảng bá hình ảnh SAIGONBANK đến công chúng.

2.1.2.2 Kết quả hoạt động kinh doanh tại NH TMCP SAIGONBANK

Tổng lợi nhuận trước thuế của SAIGONBANK giai đoạn 2009-2012 đạt 1.407 tỉ đồng (đã loại trừ thu nhập bất thường từ định giá lại khách sạn Riverside 1 trong năm 2010 là: 534,7 tỉ đồng), tốc độ tăng trưởng lợi nhuận bình quân 13%/năm. Trong đó, riêng năm 2012, mặc dù huy động và cho vay đều giảm nhưng nhờ quản trị tốt rủi ro lãi suất nên SAIGONBANK đã đạt lợi nhuận trước thuế là 393,2 tỉ đồng, đạt 102,13% kế hoạch năm, lợi nhuận trước thuế và trích lập dự phịng rủi ro là 654,86 tỉ đồng, tăng 13,79% so với năm 2011.

Bảng 2.4: Kết quả kinh doanh của SAIGONBANK giai đoạn năm 2009- 2012 Năm

Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012

Tổng tài sản 11.875.915 16.812.000 15.365.115 14.852.518 Vốn điều lệ 1.500.000 2.460.000 2.960.000 3.080.000

Tổng thu nhập thuần 580.525 1.210.581 923.424 1.051.719

- Thu nhập lãi thuần 510.926 572.342 841.947 966.599

- Lãi thuần từ HĐ dịch vụ 24.432 27.095 25.712 31.015

- Lãi thuần từ HĐKD ngoại

hối 6.250 10.861 14.915 6.541

- Lãi thuần hoạt động khác 38.917 600.283 40.850 47.564

Chi phí hoạt động 221.793 274.924 319.727 383.109

Lợi nhuận thuần từ HĐKD trước dự phịng

- Chi phí dự phịng rủi ro 84.003 65.041 200.528 275.410

Tổng lợi nhuận trước

thuế 274.731 870.616 403.169 393.201

Thuế TNDN 67.590 75.592 99.219 95.954

Lợi nhuận sau thuế TNDN 207.141 795.024 303.950 297.247

Lãi cơ bản trên cổ phiếu 1.549 5.101 1.234 981

(Nguồn: Báo cáo thường niên SAIGONBANK)

Thu lãi cho vay luôn là nguồn thu trọng yếu trong kết quả kinh doanh của SAIGONBANK. Trong năm 2012 tổng thu lãi cho vay là 1.974,99 tỉ đồng, chiếm đến 86,75% tổng doanh thu, thu nhập lãi thuần là 966,599 tỉ đồng chiếm 92% lãi thuần các hoạt động kinh doanh. Như vậy có thể nói hoạt động tín dụng lành mạnh và hiệu quả là một yếu tố quyết định đối với hiệu quả hoạt động của SAIGONBANK, do đó cơng tác quản lý rủi ro trong hoạt động tín dụng có vai trị rất quan trọng đối với Ngân hàng.

Biểu đồ 2.3: Cơ cấu thu nhập của SAIGONBANK

Cơ cấu thu nhập năm 2012

91% 5%

1% 3%

Thu nhập lãi thuần

Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ

Lãi thuần từ HĐKD ngoại hối

Lãi thuần từ hoạt động khác

2.2 Thực tế về hệ thống XHTD và hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gịn Cơng Thương

2.2.1 Tổ chức và quy định về hệ thống xếp hạng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gịn Cơng Thương

2.2.1.1 Mục tiêu của xếp hạng tín dụng

Mục tiêu xây dựng hệ thống nhằm đánh giá, lượng hóa rủi ro trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng, làm cơ sở để quản trị rủi ro tín dụng tồn hệ thống theo danh mục sản phẩm, xây dựng kế hoạch trích lập dự phịng và ra quyết định cho vay đối với từng khách hàng. Đồng thời qua đó góp phần xây dựng cơ chế đánh giá khen thưởng đối với CBTD được chính xác hơn.

2.2.1.2 Cơ sở xếp hạng tín dụng

Hệ thống XHTD của SAIGONBANK được xây dựng dựa trên cơ sở thông lệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn công thương (Trang 35 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(183 trang)