Phƣơng pháp quản trị rủi ro thanh khoản:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư phát triển việt nam (Trang 45 - 48)

2.2.2 .Các văn bản pháp lý chi phối hoạt động QTRR thanh khoản tại BIDV

2.2.3. Phƣơng pháp quản trị rủi ro thanh khoản:

BIDV thực hiện việc quản trị rủi ro thanh khoản dựa trên 2 phƣơng pháp: phƣơng pháp thanh khoản tĩnh (giới hạn chỉ số thanh khoản) và phƣơng pháp thanh khoản động.

Hội sở chính và các Chi nhánh phải thực hiện đầy đủ dự trữ thanh khoản theo giới hạn của các chỉ số thanh khoản: chỉ số dự trữ sơ cấp, chỉ số dự trữ thanh toán, chỉ số cho vay/tiền gửi, chỉ số khả năng thanh toán.

2.2.3.1.Phương pháp thanh khoản động (Lập báo cáo cung cầu thanh khoản và phân tích mơ phỏng):

Bộ phận hỗ trợ ALCO (phòng Cân đối tổng hợp) xây dựng báo cáo cung cầu thanh khoản bằng cách phân bổ dữ liệu gốc luồng tiền vào, luồng tiền ra đến hạn vào các dải kỳ hạn: 1 ngày, 2  7 ngày, 8 ngày  1 tháng, 1  3 tháng, 3  6

tháng. Bên cạnh đó, bộ phận hỗ trợ ALCO sẽ xác định lƣợng tiền ổn định và không ổn định của tiền gửi không kỳ hạn.

Định kỳ, bộ phận hỗ trợ ALCO thực hiện phân tích, thiết lập các kịch bản về thanh khoản nhằm xác định tình hình thanh khoản trong tƣơng lai dể nhanh chóng đƣa ra các giải pháp phù hợp. Theo từng kịch bản sẽ xây dựng lại báo cáo luồng tiền vào, luồng tiền ra. Xác định trạng thái thanh khoản để dự đoán thanh khoản trong thời gian tới dƣ thừa hay thiếu hụt; từ đó sẽ xây dựng các biện pháp xử lý phù hợp.

Bên cạnh đó, BIDV cũng quy định trách nhiệm của các bộ phận liên quan có kế hoạch hành động phù hợp khi khủng hoảng thanh khoản xảy ra.

(Chi tiết xem Phụ lục 1 – Phƣơng pháp quản trị rủi ro thanh khoản).

2.2.4.Quy trình quản trị thanh khoản:

Việc quản trị thanh khoản đƣợc thực hiện định kỳ và hằng ngày theo quy trình sau:

2.2.4.1.Quản trị thanh khoản định kỳ:

Trong cuộc họp ALCO định kỳ, các bộ phận thực hiện theo quy trình sau để quản lý thanh khoản.

Bước 1:Thu thập các thơng tin về tình hình thanh khoản

Bộ phận giao dịch, phòng ban phụ trách về huy động vốn, tín dụng, thơng tin kinh tế tại Hội sở chính lập báo cáo đánh giá và dự đoán lãi suất, lạm phát, tăng trƣởng kinh tế, kế hoạch huy động vốn và giải ngân tín dụng gửi cho bộ phận hỗ trợ ALCO.

Bước 2:Lập báo cáo cung cầu thanh khoản

Bộ phận hỗ trợ ALCO thực hiện:

- Lập báo cáo chỉ số thanh khoản, báo cáo cung cầu thanh khoản.

- Cung cấp báo cáo cho bộ phận quản lý rủi ro.

Bước 3: Phân tích rủi ro thanh khoản

Bộ phận quản lý rủi ro thị trƣờng và bộ phận hỗ trợ ALCO cùng phân tích rủi ro thanh khoản theo những kịch bản khác nhau, đo lƣờng các chỉ số thanh khoản.

Bước 4: Kiến nghị với hội đồng ALCO về thanh khoản

Bộ phận hỗ trợ ALCO phối hợp với bộ phận quản lý rủi ro đề xuất hạn mức, giới hạn thanh khoản và các biện pháp giảm thiểu rủi ro thanh khoản để đạt mục tiêu.

Bước 5: Ra quyết định thanh khoản

Trong cuộc họp định kỳ, ALCO họp và ra quyết định về hạn mức, giới hạn và các biện pháp giảm thiểu rủi ro thanh khoản.

Bước 6: Thực hiện quyết định thanh khoản

- Bộ phận giao dịch: quản lý thanh khoản hàng ngày theo uỷ quyền của ALCO, đảm bảo tuân thủ hạn mức, giới hạn theo quyết định của ALCO.

- Bộ phận hỗ trợ ALCO: giám sát tình hình thanh khoản hàng ngày theo uỷ quyền của ALCO.

2.2.4.2.Quy trình quản trị thanh khoản hàng ngày:

Bước 1: Phân tích thanh khoản

Đầu tuần, bộ phận hỗ trợ ALCO thực hiện:

- Lập báo cáo chỉ số thanh khoản, báo cáo cung cầu thanh khoản.

- Đánh giá tình hình thanh khoản trong tuần.

- Gửi báo cáo cho Ban lãnh đạo, ALCO và bộ phận giao dịch.

Đầu ngày, bộ phận hỗ trợ giao dịch (Back office hay BO) in báo cáo luồng tiền đến hạn, báo cáo chỉ số thanh khoản, số dƣ tài khoản Nostro, số dƣ các loại giấy tờ có giá đủ điều kiện giao dịch rồi gửi cho bộ phận giao dịch.

Bước 3: Xác định dư thừa hay thiếu hụt thanh khoản trong ngày

Căn cứ vào các thông tin đầu vào (báo cáo của bộ phận hỗ trợ giao dịch, báo cáo của bộ phận hỗ trợ ALCO), bộ phận giao dịch kiểm tra, tính tốn để ln đảm bảo an tồn thanh khoản cho hệ thống, thực hiện đủ dự trữ bắt buộc theo quy định của Ngân hàng Nhà nƣớc.

Bước 4: Quyết định giao dịch đảm bảo mục tiêu quản lý thanh khoản

Bộ phận giao dịch quyết định thực hiện giao dịch trên thị trƣờng theo quy trình giao dịch kinh doanh tiền tệ: trƣờng hợp thiếu hụt hay dƣ thừa thanh khoản xử lý theo biện pháp đã nêu.

Bước 5: Kiểm tra, đối chiếu tài khoản Nostro

- Bộ phận giao dịch thƣờng xuyên kiểm tra số dƣ tài khoản Nostro của từng đồng tiền, đảm bảo số dƣ này không âm.

- Bộ phận hỗ trợ giao dịch kiểm tra số dƣ của từng tài khoản Nostro của từng đồng tiền, thực hiện nghiệp vụ điều chuyển vốn giữa các tài khoản Nostro, đảm bảo số dƣ của từng tài khoản Nostro không âm.

- Khi nhận đƣợc bảng sao kê số dƣ tài khoản Nostro do ngân hàng đại lý gửi, bộ phận hỗ trợ giao dịch thực hiện đối chiếu tài khoản Nostro.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư phát triển việt nam (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)