Chỉ số cấu trúc tiền gửi của BIDV năm 2009-2012

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư phát triển việt nam (Trang 56)

Đơn vị tính: Tỷ đồng ST T KHOẢN MỤC Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 1 Tổng tiền gửi khách hàng (tỷ đồng) 100% 100% 100% 100% 2 Không kỳ hạn 26,30% 20,50% 16,60% 17,57% 3 Tiền gửi vốn chuyên dùng 1,80% 1,00% 1,60% 0,94% 4 Có kỳ hạn 71,90% 78,50% 81,80% 81,49%

5 Chỉ số cấu trúc tiền gửi: 36,60% 26,10% 20,30% 21,56%

Nguồn: BIDV Báo cáo tài chính của BIDV (2009 -2012) & tính tốn của tác giả

Số liệu Bảng 2.9 cho thấy chỉ số cấu trúc tiền gửi của BIDV giảm từ 36,6% năm 2009 xuống 21,56% năm 2012. Điều này thể hiện trong cơ cấu tiền gửi khách hàng của BIDV, tiền gửi có kỳ hạn chiếm tỷ trọng cao và khoản mục tiền gửi của Ngân hàng mang tính ổn định cao. Điều này chứng tỏ BIDV đã tích cực đẩy mạnh kênh huy động vốn dài hạn nhƣ phát hành giấy tờ có giá dài hạn, vay

thƣơng mại định chế tài chính nƣớc ngồi, vay cơ cấu vốn trung dài hạ bằng đối ứng tiền gửi ngắn hạn.

2.2.7.6.Tỷ lệ về khả năng chi trả:

Bảng 2.9: TỶ LỆ KHẢ NĂNG CHI TRẢ CỦA BIDV NĂM 2010-2012

NĂM Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Tỷ lệ về khả năng chi trả (%) 20,44% 18,55% 18,18%

Nguồn: (Báo cáo thường niên của BIDV, 2010-2012)

Tỷ lệ về khả năng chi trả theo quy định của NHNN tại thông tƣ 13/2010/TT-NHNN ngày 20/5/2010 tối thiểu bằng 15% giữa tổng tài sản Có thanh tốn ngay và tổng Nợ phải trả. Tỷ lệ về khả năng chi trả cho biết tỷ trọng tài sản có tính thanh khoản cao nhất trong ngân hàng.

Thơng tƣ 13/2010/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 01/10/2010, do đó tác giả đánh giá tỷ lệ này qua hai năm 2010-2012. Số liệu này cho thấy tỷ lệ này đang giảm dần từ 20,44% thời điểm 31/12/2010 còn 18,18% vào cuối năm 2012. Trong chiến lƣợc quản trị rủi ro thanh khoản, BIDV đã giảm việc nắm giữ tài sản có tính thanh khoản cao nhất, điều này cũng có thể làm BIDV đối mặt với rủi ro hơn trong năm 2012. Tuy nhiên, tỷ lệ này vẫn còn cao hơn mức yêu cầu của Thông tƣ 13/2010/TT-NHNN. Nhƣ vậy, BIDV đã tuân thủ quy định của NHNN về tỷ lệ khả năng chi trả trong ba năm 2010-2012.

2.2.7.7.Chỉ số năng lực cho vay:

Bảng 2.10: CHỈ SỐ NĂNG LỰC CHO VAY CỦA BIDV NĂM 2009-2012

STT NĂM Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 1 Dƣ nợ tín dụng và cho thuê tài chính 198.133 239.117 273.108 312.776 2 Tổng tài sản (tỷ VND) 296.432 366.267 405.755 484.785 3 Chỉ số năng lực cho vay 67% 65% 67% 65%

Nguồn: Báo cáo tài chính của BIDV (2009 -2012) & tính tốn của tác giả

66% chứng tỏ phần lớn tài sản của ngân hàng đƣợc sử dụng để thực hiện cho vay. Đây cũng là thực trạng chung của các NHTM vì hoạt động chính của các ngân hàng này là hoạt động tín dụng.

Chỉ số này càng cao chứng tỏ khả năng thnah khoản của ngân hàng thấp vì tín dụng và cho th tài chính đƣợc xem là những tài sản ít thanh khoản nhất.

2.2.7.8.Tỷ lệ cho vay/huy động:

Thu nhập từ hoạt động tín dụng là nguồn thu nhập chính của BIDV. Tính đến 31/12/2012, dƣ nợ tín dụng đạt 339.924 tỷ đồng trong khi nguồn vốn huy động đạt 330.578 tỷ đồng.

Bảng 2.11: TỶ LỆ CHO VAY/HUY ĐỘNG CỦA BIDV NĂM 2009-2012 ST ST T CHỈ TIÊU Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 1 Cho vay 206.402 254.192 293.937 339.924 2 Huy động vốn 245.519 301.478 330.578 360.018 3 Tỷ lệ cho vay/huy động 84% 84% 89% 94%

Nguồn: BIDV Báo cáo tài chính của BIDV (2009 -2012) & tính tốn của tác giả

Trong nguồn vốn huy động của mình, BIDV đã sử dụng để cho vay đến hơn 83%. Điều này làm giảm khả năng thanh khoản của BIDV và gây bất lợi cho ngân hàng một khi rủi ro tín dụng xảy ra.

Tuy nhiên, để giảm tỷ lệ này lại là một bài tốn khó khơng chỉ cho BIDV và cho các ngân hàng khác vì giai đoạn năm 2009-2012, tỷ lệ cho vay/huy động bình qn của tồn ngành ngân hàng đã hơn hơn 101%6

. Nếu so với bình quân ngành, tỷ lệ cho vay/huy động của BIDV vẫn còn thấp.

Tỷ lệ cho vay/huy động đã vuợt quá 80% theo quy định tại Thông tƣ số 13/2010/TT-NHNN ngày 20/05/2010 quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn

6

Nguồn: Ủy ban giám sát tài chính quốc gia, 2011. Triển vọng kinh tế năm 2012-2013.[pdf] <google.com.vn.>.[Ngày truy cập: 15 tháng 10 năm 2012].

trong hoạt động của tổ chức tín dụng. Tuy nhiên Thơng tƣ này đã đƣợc thay thế bởi tỷ lệ cấp tín dụng từ nguồn vốn huy động tại Thông tƣ 19/2010/TT-NHNN ngày 27/9/2010.

2.2.7.9.Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung và dài hạn:

Theo yêu cầu thông tƣ 15/2009/TT-NHNN ngày 10/08/2009, ngân hàng chỉ đƣợc sử dụng 30% nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn.

Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn đƣợc sử dụng để cho vay trung và dài hạn của BIDV nhƣ sau:

Biểu đồ 2.7: TỶ LỆ NGUỒN VỐN NGẮN HẠN ĐƢỢC SỬ DỤNG CHO VAY TRUNG VÀ DÀI HẠN

Nguồn: Bản cáo bạch niêm yết cổ phiếu lần đầu (2011) và báo cáo thường niên BIDV (2012)

Thu nhập từ hoạt động tín dụng là nguồn thu nhập chính của BIDV. Tính đến 31/12/2012, dƣ nợ tín dụng đạt 339.924 tỷ đồng trong khi nguồn vốn huy động đạt 330.578 tỷ đồng. Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn đƣợc sử dụng để cho vay trung dài hạn từ năm 2009-2012 theo thứ tự sau: 25,5%; 25,7%; 25,6%, 21,2%. Mặc dù trong giai đoạn 2009-2012, BIDV vẫn tuân thủ quy định của NHNN về tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn đƣợc sử dụng để cho vay trung dài hạn và đạt mức

25,5% 25,7% 25,6%

21,2%

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn đƣợc sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn (%)

trung bình 25,6%, nhƣng trong cơ cấu dƣ nợ tín dụng thì dƣ nợ trung dài hạn chiếm đến 46% tổng dƣ nợ. Điều này thể hiện sự kém thanh khoản trong cơ cấu tài sản của BIDV.

2.3. KẾT QUẢ VÀ HẠN CHẾ CỦA QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI BIDV: TẠI BIDV:

2.3.1. Những kết quả đạt đƣợc

Trong cuộc chiến cạnh tranh khốc liệt để giành thị phần hoạt động bên cạnh việc đảm bảo an toàn hoạt động kinh doanh, BIDV đã đạt đƣợc những kết quả đáng khích lệ trong quản trị rủi ro thanh khoản của BIDV là:

Một là, BIDV đã thiết lập cơ cấu tổ chức quản trị RRTK gồm ALCO và các

phòng ban liên quan. Cơ cấu quản trị RRTK đã cơ bản phân định rõ ràng vai trò, trách nhiệm của các bộ phận. Bên cạnh đó, hệ thống quản lý vốn tập trung tại Hội sở chính đã đi vào hoạt động hiệu quả góp phần đảm bảo thanh khoản cho hệ thống.

Hai là, BIDV là một trong rất ít ngân hàng đã xây dựng quy định quản trị

rủi ro thanh khoản thống nhất cho hệ thống. Quyết định số 0992/QĐ-NVKD1 ngày 06/03/2007 quy định về quản lý thanh khoản là cơ sở để ALCO và các đơn vị, phòng ban liên quan thực thi việc quản trị thanh khoản. Bên cạnh đó, hàng tháng, Ban QLRR thị trƣờng và tác nghiệp đều có báo cáo thông tin diễn biến thị trƣờng và thanh khoản, nhận định thị trƣờng trong thời gian tới trong đó có nhận xét, đánh giá các tác động của các sự kiện vĩ mơ, chính sách tài khóa, tiền tệ của NHNN và các chính sách của các ngân hàng khác và doanh nghiệp có ảnh hƣởng đến hoạt động kinh doanh và cân đối thanh khoản của Ngân hàng. Báo cáo này đƣợc các phòng ban, đơn vị trong hệ thống sử dụng để phục vụ cho việc điều chỉnh cân đối kế hoạch và sử dụng nguồn vốn hiệu quả. Bên cạnh đó, BIDV ln có những văn bản chỉ đạo, điều hành thanh khoản trong những dịp lễ lớn, tết Dƣơng lịch và tết Nguyên đán, những ngày cuối tháng, cuối quý và cuối năm.

biệt là quy định về đảm bảo an toàn cho hoạt động ngân hàng nhƣ Thông tƣ 13/2010/TT-NHNN ngày, Thông tƣ 15/2009/TT-NHNN, Nghị quyết 11 của Chính Phủ. Mặc dù giai đoạn 2009-2011 nền kinh tế bị ảnh hƣởng nặng nề bởi khủng hoảng kinh tế thế giới và suy thối kinh tế tồn cầu và ngành ngân hàng lại nhiều lần phải đối mặt với những thay đổi trong quy định thay đổi về lãi suất và dự trữ bắt buộc, nhƣng BIDV vẫn đảm bảo các giới hạn an toàn hoạt động và quản trị đƣợc thanh khoản cho hệ thống.

Bốn là, năng lực tài chính đƣợc cải thiện, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu CAR

tăng đáng kể, từ 9,53% năm 2009 lên 11,07% ở năm 2011 và trên 9% trong năm 2012 trong khi lộ trình tái cơ cấu hệ thống NHNN của Thủ tƣớng Chính phủ chỉ áp dụng chỉ tiêu CAR đến 2015 là 9%. Việc ban hành quy định, quy trình, văn bản, các chỉ đạo, quản lý chặt chẽ các hoạt động tín dụng và huy động vốn đã giảm thiểu rủi ro cho hoạt động kinh doanh. Tuy các chỉ số trạng thái tiền mặt và chứng khoán thanh khoản giảm so với năm 2009 nhƣng cơ cấu tiền gửi đã chuyển dịch theo hƣớng ổn định hơn thể hiện ở chỉ số cấu trúc tiền gửi. Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung hạn và dài hạn đƣợc duy trì ồn định.

Năm là, BIDV đã thành công trong việc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công

chúng trong năm 2011. Đây là cơ hội để BIDV tăng vốn điều lệ và năng lực vốn chủ sở hữu, gia tăng tiềm lực tài chính để vững bƣớc trong môi trƣờng cạnh tranh.

Sáu là, BIDV đã có sự minh bạch thơng tin cung cấp cho công chúng thể hiện qua việc BIDV là một trong số ít những ngân hàng ứng dụng cả hai tiêu chuẩn kế toán của Vi.ệt Nam (VAS) và quốc tế (IFRS). Điều này cũng góp phần tạo nên niềm tin của khách hàng. Bên cạnh đó, uy tín thƣơng hiệu đã tạo dựng hơn 54 năm giúp BIDV giảm bớt rủi ro thanh khoản khi giai đoạn 2009-2012 có nhiều vụ việc liên quan đến rủi ro đạo đức làm ảnh hƣởng xấu đến hoạt động kinh doanh của BIDV. Tuy nhiên, khách hàng vẫn tin tƣởng vào khả năng thanh khoản của BIDV nên chƣa xảy ra cảnh khách hàng rút tiền ồ ạt.

Bảy là, bên cạnh bảo đảm thanh khoản cho hệ thống ngân hàng, BIDV đã

cam kết và thực hiện hỗ trợ thanh khoản cho Ngân hàng TMCP Sài Gòn hợp nhất từ ba ngân hàng: NHTM cổ phần Đệ Nhất, NHTM cổ phần Việt Nam Tín Nghĩa và NHTM cổ phần Sài Gòn (cũ) do ba ngân hàng này rơi vào trạng thái mất thanh khoản khi sử sử dụng nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn. BIDV đã tham gia vào quá trình hợp nhất, thay mặt Nhà nƣớc đại diện quản lý phần vốn hỗ trợ thanh khoản cho các ngân hàng sáp nhập, tránh để quá trình tái cơ cấu gây đỗ vỡ ngân hàng, mất an toàn cho hoạt động kinh doanh của các ngân hàng.

2.3.2. Những mặt hạn chế cịn tồn tại:

Thứ nhất, chính sách quản trị rủi ro thanh khoản còn sơ sài, chƣa cập nhật,

sửa đổi phù hợp với mơ hình TA2. Thể hiện ở những điểm sau:

- BIDV chƣa tuyên bố rõ khẩu vị rủi ro để các phịng, ban có liên quan quản trị rủi ro thanh khoản trong phạm vi khẩu vị rủi ro, phòng tránh những tổn thất bất ngờ ngoài dự kiến.

- Quyết định số 0992/QĐ-NVKD1 ngày 06/03/2007 quy định về quản lý thanh khoản ra đời trƣớc khi cơ cấu tổ chức theo mơ hình TA2 đƣợc triển khai thực hiện vào tháng 10 năm 2007. Từ đó đến nay, BIDV chƣa sửa đổi, bổ sung quy định để phân định rõ ràng trách nhiệm của các Phòng ban trong việc quản trị thanh khoản theo mơ hình TA2.

- Chính sách rủi ro chƣa chú trọng tuyên truyền văn hóa rủi ro thanh khoản, chƣa xây dựng cơ khen thƣởng, xử phạt liên quan đến rủi ro thanh khoản. Các chi nhánh chƣa hiểu rõ trách nhiệm quản trị RRTK nên chƣa thực sự chủ động hỗ trợ Hội sở chính nhận diện, đánh giá và cung cấp kịp thời các thông tin, số liệu phục vụ quản trị RRTK.

- Báo cáo phục vụ quản trị thanh khoản chủ yếu là ngắn hạn, thiếu các báo cáo phân tích dài hạn để phục vụ mục tiêu huy động và sử dụng nguồn vốn hiệu quả.

Thứ hai, để đo lƣờng yêu cầu thanh khoản, BIDV dựa trên phƣơng pháp chỉ

số là chủ yếu. Mặc dù có xây dựng kế hoạch đối phó tình trạng khủng hoảng thanh khoản nhƣng chƣa đƣợc luyện tập và cập nhật thƣờng xuyên. Hiện tại, BIDV vẫn chƣa triển khai các công cụ mới nhƣ thử nghiệm khủng hoảng, mơ hình xác định giá trị rủi ro theo phƣơng pháp Monte Carlo hƣớng theo thông lệ Basel.

Thứ ba, dựa trên phƣơng pháp tiếp cận các chỉ số thanh khoản cho thấy cơ

cấu tài sản Nợ-Có của BIDV tiềm ẩn nhiều nguy cơ gặp rủi ro thanh khoản dù vẫn đảm bảo trong giới hạn an toàn của NHNN. Cụ thể:

- Nguồn vốn huy động bằng USD còn thấp trong cơ cấu tiền gửi của BIDV, chiếm tỷ trọng nhỏ và có xu hƣớng giảm từ 19,9% năm 2009 xuống còn 8,8% năm 2012. Điều này cũng tạo nên áp lực thanh khoản USD cho Ngân hàng. Do nguồn USD huy động hạn chế, bên cạnh yêu cầu kiểm soát việc cho vay bằng ngoại tệ trong giới hạn quy mô và tốc độ cho vay phù hợp với khả năng huy động bằng ngoại tệ của NHNN, đã có những thời điểm Ngân hàng khó khăn trong việc cung ứng vốn vay bằng USD.

- Cơ cấu nguồn vốn và sử dụng vốn không ổn định; mất cân đối về kỳ hạn giữa nguồn vốn và sử dụng vốn. Thể hiện qua các yếu tố sau:

+ Chỉ tiêu cho vay/huy động đang có xu hƣớng tăng cao hơn 84% và tốc độ tăng trƣởng tín dụng bình qn 19% cao hơn tốc độ tăng trƣởng huy động vốn bình quân 16%.

+ Nguồn vốn không kỳ hạn chủ yếu là các khoản tiền gửi của khách hàng chiếm một tỷ trọng lớn và tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn sử dụng để cho vay trung dài hạn chiếm trên 21%. Trong khi đó, dƣ nợ cho vay trung hạn và dài hạn của BIDV lại chiếm khoảng 46% trong tổng dƣ nợ. Điều này cho thấy sự chênh lệch về kỳ hạn giữa cho vay và huy động của BIDV.

Cơ cấu nguồn và sử dụng nguồn không ổn định bên cạnh việc gia tăng dƣ nợ tín dụng làm tăng rủi ro thanh khoản. Chỉ cần NHNN có động thái rút tiền về từ lƣu thơng về thì BIDV có thể sẽ gặp khó khăn về thanh khoản trong ngắn hạn.

- Mặc khác, tỷ lệ cấp tín dụng vuợt quá 80% nguồn vốn huy động theo quy định tại Thông tƣ số 13/2010/TT-NHNN ngày 20/05/2010 quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng. Tuy NHNN đã điều chỉnh tỷ lệ này bởi Thông tƣ 22/2011/TT/NHNN, nhƣng theo tại Quyết định số 254/QÐ-TTg phê duyệt Ðề án “Cơ cấu lại hệ thống các TCTD giai đoạn 2011- 2015”, Thủ tƣớng Chính phủ đã chỉ đạo hệ thống NHTM phải tăng trƣởng tín dụng phù hợp với nguồn vốn về quy mô và cơ cấu kỳ hạn; từng buớc giảm tỷ lệ dƣ nợ tín dụng so với vốn huy động về mức không quá 90% đến năm 2015.

- Bên cạnh đó, so với ngân hàng trung bình khác trong khu vực quy mơ vốn điều lệ của BIDV còn nhỏ. Vốn chủ sở hữu nhỏ bé góp phần gây ra khủng hoảng thanh khoản tại của Nga năm 2004 là một bài học kinh nghiệm cho các NHTM Việt Nam nói chung và BIDV nói riêng. Mức độ an tồn của BIDV tính theo hệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư phát triển việt nam (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)